Bài viết của Hiệp hội Luật Nhân quyền

[MINH HUỆ 27-2-2016] Chú thích của Ban biên tập: Bài viết này thuật lại một vụ án của Tòa án Quận New York, trong đó nguyên đơn là các học viên Pháp Luân Công cáo buộc các cá nhân và tổ chức có liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì những tội ác nhằm vào các học viên Pháp Luân Công. Mở đầu bài báo liệt kê một loạt trường hợp được dùng làm tiền lệ cho trường hợp này và gần đây Tòa án đã ra phán quyết. Phán quyết của vụ xử này đứng về phía các nguyên đơn là các học viên Pháp Luân Công.

Các thành viên của tổ chức cực hữu Ku Klux Klan đã dùng súng cưỡng chế hành khách ra khỏi xe và áp chế họ bằng súng; ngoài việc dọa giết, chúng còn đánh đập đến mức gây thương tích nặng cho hành khách, chỉ vì chúng cho rằng những hành khách ấy là các nhà hoạt động nhân quyền. (Griffin tố cáo Breckenridge, U.S 88. 101.)

Người của Liên minh người Hoa Toàn cầu chống Tà giáo đã đe dọa “giết” và “moi tim, gan, phổi” của các hành khách này, hành hung, đe dọa, và kêu gọi một chiến dịch bức hại bằng bạo lực, như một cuộc chiến với những hành khách đó chỉ vì chúng cho rằng họ là học viên Pháp Luân Công. (Ông Trương cùng những người liên quan tố cáo Liên minh người Hoa Toàn cầu chống Tà giáo và đồng đảng).

Ngày 3 tháng 3 năm 2015, 13 nguyên đơn đã đệ đơn lên Tòa án Đông New York của Mỹ nhằm tố cáo Liên minh người Hoa Toàn cầu chống Tà giáo và hai đồng chủ tịch của nó là Chu Lập Sang và Lý Hoa Hồng, và hai kẻ ủng hộ là Vạn Hồng Nguyên và Chu Tử Nhu. Nguyên đơn cung cấp cho Tòa án nhiều chứng cứ chỉ ra rằng có mối liên kết mật thiết giữa Liên minh này và những phần tử phá hoại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Nguyên đơn là những người tu luyện Pháp Luân Công hoặc là những nhân sỹ bị lầm tưởng là học viên Pháp Luân Công. Liên minh người Hoa Toàn cầu chống Tà giáo có liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ và đã sách nhiễu, đe dọa học viên.

Đơn tố cáo viện dẫn một số cáo buộc của liên bang tương tự như các cáo buộc của những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền công dân khác như vụ Giáo đường Macedonia tố cáo người theo Ki-tô giáo của Đảng Ku Klux Klan (KKK hay 3K), một hiệp hội các tổ chức kín và đồng đảng (Quyền Tố tụng Dân sự số 96-CP-14-217) (Đảng KKK phải bồi thường thiệt hại cho các nguyên đơn 24 triệu đô la Mỹ vì đã phóng hỏa thánh đường của họ một cách có chủ ý); và vụ án Griffin tố cáo Breckenridge 403 U.S. 88, 101 (1971) (Các thành viên của tổ chức cực hữu KKK đã dùng súng cưỡng chế hành khách ra khỏi xe, khống chế bằng vũ khí, đồng thời còn dọa giết, đánh đập, gây thương tích nghiêm trọng các du khách, chỉ vì chúng cho rằng những hành khách đó là các nhà hoạt động nhân quyền.)

Cụ thể, đơn kiện cáo buộc:

(1) Bị đơn vi phạm luật liên bang Hoa Kỳ Quyển số 18, Điều 248 (18 U.S.C. § 248) vì đã trực tiếp can thiệp tới quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nguyên đơn khi tiến hành các hoạt động tại Trung tâm Tín ngưỡng ở Flushing, New York;

(2) Bị đơn âm mưu xâm phạm quyền công dân của nguyên đơn, tước đoạt quyền tự do đi lại trong cộng đồng Flushing để phân phát tài liệu về Pháp Luân Công hay tham gia diễu hành và các hoạt động hợp pháp khác theo “Điều khoản Tước đoạt” tại Quyển 42, Điều 1985, Khoản 3; và

(3) Bị đơn đã can thiệp và cản trở việc thực thi pháp luật để bảo vệ các quyền nói trên và các quyền công dân khác theo quy định tại “Điều khoản Cản trở“ tại Quyển 42, Điều 1985, tiết 3.

Ngày 5 tháng 6 năm 2015, Bị đơn đệ đơn kiến nghị lên Tòa án đòi bác bỏ mọi cáo buộc của liên bang. Ngày 21 tháng 7 năm 2015, Nguyên đơn cũng gửi đơn phản đối kiến nghị của Bị đơn lên Tòa án. Sau khi trình thêm các tài liệu bổ sung và điều trần, Tòa án đã đưa ra bản nhận định dài 28 trang phủ quyết hoàn toàn đề nghị bác bỏ của Bị đơn.

Theo bản báo cáo và kiến nghị ngày 28 tháng 2 năm 2016 của Thẩm phán cùng cáo buộc đáng tin cậy của nguyên đơn tố cáo bị đơn đã vi phạm pháp luật liên bang Hoa Kỳ tại Điều 248, Điều khoản Tước đoạt ở Điều 1985, Khoản 3, và Điều khoản Cản trở ở Điều 1985, Khoản 3, Tòa nhận định rằng những cáo buộc của Nguyên đơn căn cứ vào Điều 248 là rất chặt chẽ, trên cơ sở đó, Tòa nhận thấy:

  • Pháp Luân Công là một tín ngưỡng; Học viên Pháp Luân Công [chỉ là] tham gia các hoạt động tín ngưỡng của họ tại một Trung tâm Tín ngưỡng tại Flushing cũng như năm địa điểm khác.
  • Đơn kiện của Nguyên đơn miêu tả chi tiết hàng loạt các vụ việc mà trong đó các Bị đơn có hành vi công kích, uy hiếp, hoặc cố tình đe dọa Nguyên đơn khi họ thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình một cách hợp pháp tại hoặc gần các điểm diễn ra hoạt động Pháp Luân Công ở Flushing.
  • Những sự việc này cùng những luận cứ khác, nếu là sự thật thì có thể minh chứng rằng Bị đơn đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của bên Nguyên đơn được luật pháp Hoa Kỳ bảo hộ tại Điều 248 (còn gọi tắt là FACE).

Theo những phân tích dựa trên “Điều khoản Tước đoạt”, Tòa nhận định:

  • Xét thấy Bị đơn đã có hơn 25 vụ tấn công bằng lời nói và/hoặc hành động đối với học viên Pháp Luân Công hoặc những người được xem là học viên Pháp Luân Công; xét tôn chỉ hoạt động của Liên minh người Hoa Toàn cầu chống Tà giáo, quan hệ của Liên minh này với một số nhóm do Đảng hậu thuẫn mà chuyên nhằm vào Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ, và các tài liệu do Liên minh này xuất bản và phân phát nhằm đe dọa, nhổ tận gốc và đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công, [như vậy có thể thấy] các Nguyên đơn có đầy đủ cơ sở để cáo buộc Bị đơn âm mưu tước đoạt quyền tự do đi lại trong phạm vi tiểu bang New York của các Nguyên đơn.
  • Việc Liên minh này thường xuyên hăm dọa “giết” và “moi tim, gan, phổi” của các học viên Pháp Luân Công, đồng thời kêu gọi đấu tranh chống Pháp Luân Công, nếu là thật, thì hành vi kích động thù hận tín ngưỡng ấy là đủ để đưa ra cáo buộc theo quy định tại Điều khoản Tước đoạt.

Theo những phân tích dựa trên “Điều khoản Cản trở”, Tòa nhận định:

  • Các cáo buộc của bên nguyên đơn trình bày tường tận một số sự vụ liên quan đến ý đồ của bị đơn hòng cản trở cơ quan nhà nước bảo vệ quyền công dân của các học viên Pháp Luân Công và những người bị lầm tưởng là học viên Pháp Luân Công vì họ cũng là người Hoa và đối lập với Đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc các nhân tố tương tự khác.
  • Căn cứ vào những hành vi của Bị đơn, Nguyên đơn có cơ sở thích đáng khi tin rằng việc họ tiến hành các hoạt động Flushing là nguyên nhân khiến họ bị cảnh sát giam giữ sai trái hoặc cảnh sát có thể đã bỏ qua yêu cầu giúp đỡ của họ.
  • Cần nhớ rằng cáo buộc của Bị đơn Vạn Hồng Quyên về ảnh hưởng quá lớn của Liên minh người Hoa Toàn cầu chống Tà giáo đối với Sở Cảnh sát New York và việc Liên minh này đưa tấm ảnh Nguyên đơn Hexiang đang bị cùm tay lên trang mạng có liên kết với Liên minh này, như vậy là có căn cứ để suy đoán rằng Bị đơn đã âm mưu cản trở chính quyền địa phương nhằm trừ khử Pháp Luân Công cùng các hoạt động của pháp môn này ở Flushing.

Các phát hiện của Tòa án là căn cứ vào những suy luận mà các Nguyên đơn đưa ra, có tham chiếu tới những vụ vi phạm dân quyền khác. [Vì thế,] các Bị đơn đã từ bỏ quyền đệ đơn phản đối Báo cáo và Kiến nghị của Tòa.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng hàng loạt bằng chứng bằng video, ảnh chụp, băng ghi âm, và các tài liệu khác, Tòa đã đưa ra quyết định có ý nghĩa quan trọng vì [nó cho thấy] nhiều khả năng là các nguyên đơn sẽ thắng kiện bằng những cáo buộc này và cả các cáo buộc khác tại phiên xử nữa.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/2/27/324710.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/6/155814.html

Đăng ngày 16-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share