Hiểu biết của tôi sau khi học “Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago 2004”
Bài của Yu Yi (Vũ Nhất), đệ tử Đại Pháp tại Singapore
[Minh Huệ] Sư phụ dạy chúng ta:
“Trong ma nạn mà chư vị gặp phải khi tu luyện thì cần phải tu bản thân mình, phải xét bản thân mình; đó không phải là thừa nhận ma nạn mà cựu thế lực an bài [và] cần làm sao thực hiện tốt trong những an bài của chúng; không phải là như thế. Ngay cả bản thân sự xuất hiện của cựu thế lực cũng như an bài của chúng thì chúng ta thảy đều phủ định, đều không thừa nhận sự tồn tại của chúng. Chúng ta phủ định hết thảy những gì của chúng từ căn bản; [chỉ] khi phủ định và bài trừ chúng thì hết thảy những gì chúng ta thực hiện mới là uy đức. Không phải là tu luyện trong những ma nạn mà chúng tạo thành, mà là khi không thừa nhận chúng thì chúng ta cũng đang tiến bước thật tốt trên con đường của mình; không thừa nhận ngay cả việc tiêu trừ biểu hiện ma nạn của bản thân chúng.” — Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago 2004
Đối diện với những quấy nhiễu nghiêm trọng đang xảy ra tại Singapore mới đây, Tôi có một vài hiểu biết sau khi học bài thuyết Pháp của Sư phụ mới đây với các đệ tử tại đây. Tôi muốn chia sẻ sự hiểu biết này với các bạn.
Mỗi chúng ta đã tích lũy nhiều nghiệp lực từ đời này qua đời khác và hàng hà sa số chấp trước từ đời trước. Trong quá trình tu luyện là để diệt bỏ những chấp trước cùng với nghiệp lực còn mang trên vai mình dưới sự hướng dẫn của Đại Pháp. Đó là một quá trình tu luyện lên cao tầng cho đến khi đạt viên mãn. Để giúp chúng ta đạt viên mãn, Sư phụ an bài mỗi chúng ta một con đường tu luyện khác nhau dựa trên khả năng, hoàn cảnh và lực nhẫn nại của mỗi người. Sư phụ tiêu trừ nghiệp lực chúng ta từng phần nhỏ, nếu chúng ta vẫn giữ được một chủ ý thức bất động không lay chuyển, kiên trì và luôn luôn có Chính niệm. Không cần biết là nghiệp báo hay nghiệp bệnh hay để nâng cao tâm tính, tất cả chúng đều là những phần do Sư phụ sắp xếp cho chúng ta trên con đường tu luyện của mình. Sư phụ gọi tất cả chúng là thử thách “nghiệp báo”. Sư phụ dạy rằng:
“Tùy theo, trong quá trình tu luyện trong tương lai, chư vị sẽ gặp nhiều thứ nghiệp báo. Nếu không có những khổ nạn này thì làm sao chư vị tu luyện được?” — Chuyển Pháp Luân
Sư phụ cũng nói đến những khổ nạn trong những lần dạy Pháp trước đó như là “Học Pháp Kiên trì”, “Pháp Luân Phật Pháp, Giảng Pháp tại Singapore”, và “Pháp Luân Phật Pháp, Giảng Pháp tại Trường Xuân, Trung quốc”. Tất cả đều nhắc đến những khổ nạn dàn xếp do thế lực cũ trên con đường tu luyện, chứ không phải sắp xếp do Sư phụ để nâng cao tâm tánh. Sau khi chính sách khủng bố bắt đầu vào nàm 1999, Sư phụ thường hay nhắc chúng ta về những khổ nạn mà bị tà ác dàn dưng đó.
Chúng ta chỉ kiên định theo con đường tu luyện do Sư phụ an bài cho đến viên mãn, chứ không phải theo sự sắp xếp của thế lực cũ đế bức hại chúng ta. Tuy nhiên, sự liên can với Thế lực cũ đã làm cho hoàn cảnh chúng ta trở nên ngặt nghèo hơn. Thế lực cũ dàn dựng sự bức hại nhằm mục đích để tiêu diệt những chúng sinh mà chúng không quan tâm đến trong thời Chánh Pháp. Để cứu độ chúng sianh, chúng ta ra sức giảng rõ sự thật cho mọi người trên thế giới. Thế lực cũ không muốn điều này xảy ra, và cố tình cản trở nỗ lực của chúng ta, nhưng nếu chúng làm trực tiếp như vậy là chúng vi phạm luật của vũ trụ củ. Vì thế, Thế lực cũ cố tìm lý do đế cho họ bị tiêu trừ. Chúng thường lợi dụng những sơ hở, chấp trước của chúng ta đề ám hại chúng ta. Nó cũng lợi dụng những quan niệm người thường của chúng ta đế bức hại chúng ta. Khi giảng rõ sự thật cho những người đã bị bộ máy tuyên truyền đầu độc, thường chúng ta thấy rất quan trọng, nhưng chính vì thế, chấp trước khoe khoang, hoan hỉ của chúng ta lộ rõ ràng, cũng như chấp trước về tâm thi đua cũng lộ rõ, thay vì chúng nên được đè bẹp. Khi chúng ta còn thêm nhiều công việc khác áp lực, chúng ta không có thời gian để học Pháp, điều này càng làm cho tâm ý chúng ta không được trong sáng, thanh tỉnh, và rất dễ dàng bị Thế lực cũ lợi dụng sự sơ hở này. Khổ nạn hay thường xảy ra trong thời gian này nếu chúng ta không sớm khai thác chúng và dùng Chính niệm để tiêu trừ chúng.
Chúng ta phải xác định những chấp trước khi khổ nạn xảy ra. Vì thế, chúng ta phải thành khẩn tự xét mình và tu luyện bản thân mình, quyết tâm dứt bỏ những chấp trước đó, nhưng đừng bao giờ viện lý do là chúng ta tu luyện trong thời Chánh Pháp để biện hộ cho khổ nạn của mình (mà chúng ta phải vượt qua) trong tu luyện cá nhân. Tuy nhiên, những chấp trước của chúng ta cũng không phải là căn bản của việc bức hại chúng ta của Thế lực cũ, chúng ta cũng không bao giờ lầm lẫn rằng chịu đựng những khổ nạn như thế sẽ giúp chúng ta hoà đồng cùng tính chất của vũ trụ và tinh tấn trong việc tu luyện của chúng ta. Là đệ tử của Pháp Luân Đại Pháp, việc tu luyện của chúng ta dần dần cũng sẽ dứt bỏ những chấp trước đó cho đến khi đạt thành viên mãn. Tất cả những việc này đều được hướng dẫn, sắp đặt bởi Sư phụ. Chúng ta sẽ đạt viên mãn nếu chúng ta quyết tâm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đến cùng. Tôi tin rằng chịu đựng khổ nạn dàn dựng bởi tà ác không phải là điều Sư phụ mong muốn từ chúng ta, và chịu đựng khổ nạn như thế là để dứt bỏ chấp trước của mình không phải là cách để chứng thực Pháp hay giảng rõ sự thật. Nếu không phải vì sự dàn dựng của thế lực cũ, con đường tu luyện của chúng ta tuyệt nhiên không có việc giảng rõ sự thật.
Một số đệ tử không vượt qua được những khổ nạn, hay tâm không đủ thanh tỉnh để phân biệt rằng khổ nạn đó là phải chịu đựng như nghiệp báo. Họ không đủ thanh tỉnh để tống khứ, không chấp nhận sự dàn xếp của Thế lực cũ từ trong cội rể, và họ không đủ sức vượt qua để trở lại con đường tu luyện được xếp đặt bởi Sư phụ. Khi khổ nạn xảy ra, khi những thử thách nghiêm trọng đang đè trên vai chúng ta, đặc biệt là ở hoàn cảnh rất quan trọng như ký giấy thoái xuất khỏi Đại Pháp dưới áp lực của tà ác, chúng ta thường bị cấu xé vì thái độ, việc làm của chúng ta, hay tự phê bình mình một cách cay đắng, hay suy nghĩ một cách đơn giản là toàn bộ khổ nạn này sẽ thay đổi nếu mình ráng chịu hy sinh, mất mác… Đây là những biểu hiện của tư tưởng người thường vẫn sống sót trong chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn trong tu luyện. Những tư tưởng như vậy chứng tỏ về sự yếu đuối và nhạy cảm, dao động, không phải là ý chí kiên quyết của người tu luyện. Nó lẫn lộn trong tâm ý của chúng ta, làm chúng ta không đủ thanh tỉnh để nghĩ tới sự an toàn của các đệ tử khác hay Đại Pháp. Nó ảnh hưởng đến tâm tính của chúng ta, và có thể trong khi bị dao động chúng ta trở thành kẻ nối giáo cho tà ác, và tạo nên nhiều lý do cho tà ác bức hại Đại Pháp.
Tu luyện là việc rất nghiêm túc, và mọi việc mà chúng ta làm phải đặt trên căn bản của Pháp. Nếu chúng ta dùng tư tưởng người thường để suy nghĩ đến việc có trách nhiệm với Pháp, hay làm giống như đang tự xét mình để tìm chấp trước nhưng trong khi đó tư tưởng của chúng ta đã thật sự không phải đang ở trong Pháp, chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy chấp trước của mình mà Sư phụ muốn chúng ta buông đi. Chúng ta cuối cùng rơi vào tình trạng tự trách mình và đau khổ, hối tiếc như người thường, và càng xa rời Pháp và những sắp đặt do Sư phụ hướng dẫn mình. Tất cả các đệ tử đang trong cảnh khốn khó, và tất cả chúng ta nên để ý đến vấn đề này.
14-6-2004
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/15/77103.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/6/30/49667.html.
Dịch và đăng ngày 13-7-2009; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.