Bài viết của Lý Nhược Vân ở San Francisco

[MINH HUỆ 10-12-2015] Tại một cuộc mít tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco diễn ra vào ngày 10 tháng 12, ngày Nhân quyền Thế giới, cô Diêu Viễn Ưng, một kỹ sư truyền thông đến từ Bay Area, đang kêu gọi sự giúp đỡ để giải cứu cha mẹ mình bị bắt giam ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam khoảng một tuần trước.

Theo cô Diêu, sáu học viên Pháp Luân Công, gồm cả cha cô là Diêu Quốc Phú và mẹ cô là Lương Hân, đã bị bắt vào ngày 5 tháng 12 khi họ đang đọc sách của Pháp Luân Công tại căn hộ của cha cô.

Buổi sáng hôm đó, hơn 30 cảnh sát mặc thường phục đã tiến đến tòa nhà của ông Diêu. Họ đột nhập vào nhà ông Diêu, bắt giữ sáu học viên Pháp Luân Công, tịch thu hai máy tính, bốn máy in, hơn 100 cuốn lịch và nhiều thứ khác được đóng gói trong 10 chiếc hộp lớn.

033c92ed6d16391e53ce56ab200cc57f.jpg
Mít tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco kêu gọi thả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp.
46a86c18ad9f395ff93e76f44c80a0a4.jpg
Cô Diêu Viễn Ưng, một kỹ sư truyền thông ở Bay Area, tìm kiếm sự giúp đỡ để giải cứu cha mẹ cô là ông Diêu Quốc Phú và bà Lương Hân.
2557dfcf06ec7eb2728911d81624fbb4.jpg
Một bức ảnh gia đình của ông Diêu Quốc Phú, cô Diêu Viễn Ưng, và bà Lương Hân

Trong cuộc bắt giữ và lục soát, học viên Pháp Luân Công Vương Tiểu, người sống trên tầng sáu, đã ngã từ cửa sổ xuống. Một nhân chứng cho biết cô đã chết ngay tại chỗ.

Viễn Ưng lo lắng rằng cha mẹ cô có thể bị tra tấn trong tù, giống như cô trước đây. Viễn Ưng đã bị tra tấn trong suốt 20 tháng trong một trại lao động cưỡng bức ở “Viện Lao động phụ nữ Bắc Kinh”. Sau đó cô đã phải ngừng làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Bắc Kinh và chạy trốn sang Hoa Kỳ.

Cô tin rằng vụ bắt giữ cha mẹ cô có thể liên quan đến việc gần đây họ đã nộp đơn kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân (người đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999).

Tại cuộc mít tinh ở San Francisco, học viên Pháp Luân Công Tăng Ôn Biểu đã nhận xét rằng nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc từng tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, đã bị hạ bệ vì tham nhũng.

Ông kêu gọi cảnh sát Trung Quốc ngừng thực hiện chính sách đàn áp và đối xử tử tế với các học viên Pháp Luân Công.

Ông Tăng nói thêm: “Đối xử tử tế với những người tốt giống như đối xử tốt với chính bản thân mình. Bạn sẽ có một tương lai tươi sáng nếu bạn ủng hộ Pháp Luân Công”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/10/320272.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/12/154061.html

Đăng ngày 24-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share