Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 17-2-2016] Học viên Pháp Luân Công – ông Vương Thụ Sâm, 63 tuổi, đã kiện cựu Chủ tịch Trung Quốc – Giang Trạch Dân vào tháng 9 năm 2015 vì cuộc bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân đã khiến con trai ông bị chết và cả gia đình ông phải chịu đau khổ.
Ông Vương bị bắt vào năm 2001 và bị giam giữ một năm trong trại lao động cưỡng bức vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Ông bị bắt lần nữa vào năm 2005 nhưng đã trốn thoát được và phải rời khỏi nhà để tránh bị bắt giữ.
Con trai duy nhất của ông là anh Vương Kiến Quốc đã bị tra tấn đến chết vào năm 2006 khi anh 30 tuổi. Con dâu ông cũng buộc phải sống xa nhà trong suốt 8 năm qua để tránh bị bức hại thêm.
Người mẹ già 81 tuổi của ông lang thang trên đường cả ngày lẫn đêm, khóc ròng và nắm chặt tấm ảnh của cháu trai trong tay.
Em gái của ông cũng bị bắt giữ phi pháp nhiều lần, bị tra tấn và bị đầu độc bằng thuốc tâm thần.
Dưới đây là lời kể của ông Vương về cuộc bức hại mà gia đình ông đã trải qua.
Con trai duy nhất bị tra tấn đến chết
Con trai duy nhất của tôi là Vương Kiến Quốc đã bị giam giữ hai năm trong trại lao động cưỡng bức vào năm 2000. Con trai và con dâu tôi bị bắt lần nữa vào ngày 2 tháng 3 năm 2006 vì đức tin vào Pháp Luân Công. Cả hai bị giam giữ trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm. Con dâu tôi sau đó bị chuyển tới Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử ở Trường Xuân.
40 ngày sau khi bị bắt giữ, con trai tôi qua đời trong trại tạm giam đó. Khi đó, con trai tôi 30 tuổi. Xác của con trai tôi không được trao trả cho gia đình chúng tôi. Chúng tôi đã dựng một lều tang để tưởng niệm cháu nhưng nó đã bị cảnh sát phá dỡ.
Bị tra tấn trong trại tạm giam, bị đánh đập trong trại lao động cưỡng bức
Tôi bị người dân làng báo cảnh sát vào ngày 28 tháng 8 năm 2001 khi tôi dán các tờ rơi Pháp Luân Công và thông tin về cuộc bức hại lên các cột điện thoại. Bốn cảnh sát đã đưa tôi tới đồn cảnh sát. Họ cũng lục soát nhà tôi. Tôi bị đấm đá và đánh đập dã man, bị bỏ mặc cả đêm run cầm cập trong giá lạnh, và bị đưa tới trại tạm giam Cát Lâm số 3 vào ngày hôm sau.
Tôi bị giam giữ ở trại tạm giam trong 28 ngày. Các lính canh đã dìm tôi trong nước giá lạnh tới khi tôi không ngừng run rẩy. Họ buộc tôi ngủ trên sàn đá hoa lạnh như đá. Lúc đó, tôi cũng gầy hốc hác.
Tái hiện cảnh tra tấn: Dìm nạn nhân trong nước lạnh
Tháng 9, tôi bị đưa vào Trại lao động cưỡng bức Hoan Hỉ Lĩnh trong hai năm. Ở đó tôi bị đánh đập tàn bạo, bị giám sát chặt chẽ, bị cấm ngủ, và bị buộc phải ngồi xổm trên một tấm bảng trong thời gian dài.
Lao động nặng nhọc trong một trại lao động cưỡng bức khác
Tháng 12, hơn 100 tù nhân, gồm cả tôi, đã bị đưa tới Trại lao động cưỡng bức Nhã Mã Cáp ở thành phố Cửu Đài để làm những việc đồng áng nặng nhọc. Chúng tôi bắt đầu việc cày cấy trước 4 giờ sáng và kết thúc vào khoảng 7 giờ tối mỗi ngày. Chúng tôi không được phép nói chuyện với nhau khi làm việc. Bất cứ ai làm chậm sẽ bị đánh bằng gậy.
Vì tôi từ chối ký vào hối quá thư và cũng không hứa ngừng tu luyện Pháp Luân Công nên tôi bị từ chối thăm viếng của gia đình. Lính canh nói: “Tôi sẽ cho ông gặp gia đình nếu ông chịu chuyển hóa.” Họ luôn luôn giao cho tôi những công việc bẩn thỉu nhất và cho chúng tôi ăn cháo mà ngay cả chó cũng không ăn và súp chứa bùn và bọ.
Liên tục bị sách nhiễu, bị đe dọa bắt giữ
Tôi được thả vào ngày 2 tháng 9 năm 2002 nhưng chính quyền không ngừng sách nhiễu tôi. Tôi phải báo cáo các hoạt động hằng ngày của mình cho Phòng 610. Cảnh sát thường xuyên lục soát nhà tôi.
Vào một ngày năm 2005, các nhân viên của Phòng 610 và cảnh sát đã tới nhà bắt tôi. Tôi đã cố gắng bảo họ ngừng tham dự vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, nhưng họ không nghe. Tôi đã trốn thoát và rời khỏi nhà để tránh bị bắt giữ.
Dưới đây là những báo cáo trước đây về việc bức hại anh Vương Kiến Quốc:
Tưởng nhớ về đồng tu – Anh Vương Kiến Quốc (Ảnh)
https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/3/117598.html
Lính canh trại tạm giam Cát Lâm khăng khăng: “Cái chết của anh ấy không liên quan tới chúng tôi”
https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/6/145253.html
Cô Triệu Khâu Môi bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức – chồng cô là anh Vương Kiến Quốc bị bức hại đến chết
https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/27/111871.html
Cảnh sát đã phá dỡ lều tang lễ sau cái chết của học viên Vương Kiến Quốc
https://en.minghui.org/html/articles/2006/7/21/75733.html
Công lý phải được thực thi và tội ác phải bị trừng trị
https://en.minghui.org/html/articles/2006/7/30/76142.html
Gia đình học viên Vương Kiến Quốc khiếu nại và kêu oan về trường hợp tử vong của anh Vương (Ảnh)
https://en.minghui.org/html/articles/2006/7/6/75142.html
Thông tin bổ sung về cái chết của học viên Pháp Luân Công Vương Kiến Quốc
https://en.minghui.org/html/articles/2006/6/25/74791.html
Vương Kiến Quốc bị giết: vợ bị cầm tù và bố mẹ bị đe dọa (Ảnh)
https://en.minghui.org/html/articles/2006/5/22/73628.html
Vợ chồng học viên bị cảnh sát tỉnh Cát Lâm bắt giữ
https://en.minghui.org/html/articles/2006/3/14/70791.html
Anh Vương Kiến Quốc, 30 tuổi, bị bức hại đến chết tại trại tạm giam số 1 thành phố Cát Lâm (Ảnh)
https://en.minghui.org/html/articles/2006/4/15/72002.html
Sự tàn bạo của cảnh sát thành phố Cát Lâm bị phơi bày: Người bà 80 tuổi kêu oan cho cái chết của cháu trai.
https://en.minghui.org/html/articles/2006/6/17/74546.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/17/324249.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/27/155718.html
Đăng ngày 9-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.