Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-1-2016] Theo số liệu do Minh Huệ Net tổng hợp, trong sáu tháng cuối năm 2015, có tổng số 82 người dân ở thành phố Đại Liên bị bắt giữ vì phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công. Đáng chú ý, 42 người trong số đó bị bắt sau khi khởi kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc đàn áp.

Một số học viên bị bắt giữ gần đây, cùng với một số người bị bắt giữ trước giai đoạn điều tra đã bị kết án tù. Tổng cộng có 16 người bị kết án từ ba đến tám năm tù. Gia đình của những học viên bị cầm tù lo lắng họ có thể bị ngược đãi và tra tấn giống như những gì đã xảy ra với những học viên bị cầm tù khác vì không từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Biểu đồ mô tả thời hạn tù của các học viên bị kết án ở Đại Liên

Tại thời điểm viết bài này, bảy trong số 82 học viên bị bắt giữ đã bị đưa ra xét xử nhưng vẫn đang chờ phán quyết. Lệnh bắt giữ của 17 học viên khác đã chính thức được phê duyệt và họ đang bị đưa ra xét xử.

Cùng với những người bị bắt giữ, 35 người dân Đại Liên cũng bị sách nhiễu vì khởi kiện Giang Trạch Dân. Vào ngày 8 tháng 9 năm 2015, ba cảnh sát đã đột nhập vào nhà bà Vương Quế Cầm để thẩm vấn bà và lục soát nơi ở. Mẹ của bà vô cùng sợ hãi và đã qua đời chỉ sáu ngày sau khi xảy ra sự việc.

54ee6dc231b93f83189d821a4e3cfd3a.jpg

Biểu đồ thống kê số lượng các học viên ở Đại Liên bị đàn áp vì khởi kiện Giang Trạch Dân

Mười sáu người bị kết án

Mười lăm học viên nữ và một học viên nam đã bị kết án tù sau khi xét xử. Phần lớn họ nhận án tù từ ba đến bốn năm rưỡi, bà Từ Mỹ Hoa bị kết án tám năm tù, bà Trần Á Châu và bà Lý Đạo Dung mỗi người bảy năm tù. Một nửa số người bị kết án đã bị chuyển đến Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh, trong khi ba người khác trong trại giam đang kháng án.

Bà Từ Mỹ Hoa, 62 tuổi, là một học viên ở quận Cam Tỉnh Tử, bị bắt giữ vào ngày 16 tháng 10 năm 2014, bị kết án tám năm tù vào tháng 5 năm 2015 và bị đưa đến Nhà tù nữ Liêu Ninh vào ngày 27 tháng 10 năm 2015. Tại phiên tòa xét xử bà vào ngày 18 tháng 5 năm 2015, công tố viên đã lấy các sách của Pháp Luân Công và tờ rơi mà cảnh sát tịch thu ở nhà bà làm bằng chứng.

Bà Trần Á Châu, một học viên ở quận Cẩm Châu, bị bắt giữ và khám nhà vào tháng 7 năm 2014. Tòa án quận Cẩm Châu kết án bà bảy năm tù mà không thông báo cho gia đình bà. Bà bị chuyển từ Trại tạm giam Diêu Gia tới Nhà tù nữ Liêu Ninh ở thành phố Thẩm Dương.

Ngày 8 tháng 7 năm 2015, bà Lưu Tĩnh Ngọc, 66 tuổi, học viên ở quận Cẩm Châu, bị bắt giữ và lục soát nhà. Bà bị kết án bốn năm tù vào ngày 26 tháng 12 năm 2015. Bà đã kháng án lên tòa án cấp cao hơn và hiện tại bà đang bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Đại Liên.

Quan chức địa phương nơi bà sinh sống đã tới nhà bà Lưu một vài lần trong nửa đầu năm 2015 và ra lệnh cho bà viết cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Khi bà không đồng ý, một quan chức tên là Vương Tân đã nói: “Thế thì bà sẽ phải gánh chịu hậu quả.”

Ngay sau đó, Vương dẫn một số cảnh sát và đặc vụ từ “Phòng 610” tới nhà và đe dọa bà.

Danh sách các học viên bị kết án:

Bà Từ Mỹ Hoa, tám năm tù, hiện đang bị giam tại Nhà tù nữ Liêu Ninh

Bà Trần Á Châu, bảy năm tù, hiện đang bị giam tại Nhà tù nữ Liêu Ninh

Bà Lý Đạo Dung, bảy năm tù, hiện đang bị giam tại Nhà tù nữ Liêu Ninh

Bà Tống Lệ Vinh, bốn năm sáu tháng tù, hiện đang bị giam tại Nhà tù nữ Liêu Ninh

Bà Lưu Tĩnh Ngọc, bốn năm tù, đã kháng án

Bà Thịnh Liên Anh, ba năm sáu tháng tù

Bà Tôn Thái Diễm, ba năm ba tháng tù, hiện đang bị giam tại Nhà tù nữ Liêu Ninh

Bà Lý Xuân Mai, ba năm hai tháng tù, hiện đang bị giam tại Nhà tù nữ Liêu Ninh

Bà Tôn Ái Lan, ba năm tù

Bà Lưu Hồng Hà, ba năm tù

Bà Diệp Thanh lệ, ba năm tù, hiện đang bị giam tại nhà tù nữ Liêu Ninh

Bà Tần Tứ Quý, ba năm tù, hiện đang bị giam tại nhà tù nữ Liêu Ninh

Bà Ngô Tú Trân, chưa rõ bản án, đang kêu gọi giúp đỡ

Leo thang bức hại các học viên

Những học viên mới bị kết án gần đây có khả năng đang bị ngược đãi giống như các học viên đã không từ bỏ Pháp Luân Công. Hai trường hợp sau đây là điển hình cho những gì mà các học viên Đại Liên phải chịu trong tù.

Ông Chu Thành Can bị bức thực, bị ngược đãi tới mức tàn tật.

Ông Chu Thành Can, ở thành phố Đại Liên, hiện tại đang bị giam tại Nhà tù số 1 tỉnh Liêu Ninh. Ông tuyệt thực để phản đối bức hại và đã bị bức thực tàn bạo. Ông hiện đang trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 28 tháng 12 năm 2015, anh trai và gia đình ông Chu tới nhà tù thăm ông. Trong nửa đầu năm 2015, họ đã ba lần tới thăm ông nhưng không được cho vào gặp. Lần này, vì họ kiên quyết, nên lính canh cuối cùng cũng đã cho anh trai ông vào thăm ông trong 15 phút.

Anh trai của ông Chu nhìn thấy ông đang ngồi ở đó và không thể ngẩng đầu lên được. Ông vô cùng hốc hác và nói chuyện rất khó khăn vì bị suy nhược sau 40 ngày tuyệt thực. Ông nói với anh trai rằng ông đã bị bức thực sáu lần. Ông nói: “Nếu có chuyện gì không hay xảy ra với em, thì chính là do họ đã bức hại. Dù thế nào, em cũng sẽ không ‘chuyển hóa’.”

Sau khi hết thời gian nói chuyện, anh trai ông chứng kiến ông đã đi lại vô cùng khó khăn.

Ông Khúc Tân bị lính canh đe dọa trong tình trạng sức khỏe yếu.

Ông Khúc Tân, 42 tuổi, ở thành phố Đại Liên, hiện đang bị giam tại Nhà tù số 1 Liêu Ninh. Đây là lần thứ bảy ông Khúc bị bắt giữ và là lần thứ hai ông bị kết án. Gia đình ông không được phép tới thăm, vì ông không chịu từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công.

Cuối cùng, vợ ông Khúc cũng được phép tới thăm vào ngày 28 tháng 12 năm 2015, chỉ thấy mí mắt của ông đỏ và sưng lên vì máu tụ.

Bà hỏi ông chuyện gì đã xảy ra. Trước khi ông trả lời, một lính canh theo dõi cuộc nói chuyện của họ đã cảnh báo ông: “Đừng có gây rắc rối cho tôi.”

Bài viết liên quan: Ông Khúc Tân bị bức hại tàn bạo tại Trại giam trung tâm Diêu Gia

Bảy người đã bị xét xử và đang đợi phán quyết

Những học viên dưới đây đã bị đưa ra xét xử và đang đợi phán quyết: Bà Lưu Tuấn Linh, bà Cao Phúc Linh, bà Cát Bội Anh, bà Bàng Gia Nga, bà Trần Nga, bà Trình Phú Hoa và bà Vương Ngọc Trân.

Mười bảy người đang bị xét xử

Mười bảy học viên dưới đây đã có lệnh bắt giữ chính thức được phê duyệt và đang đợi xét xử.

Danh sách bao gồm:

Bà La Thục Trân, bà Tùng Nghênh Nguyệt, ông Khương Truyền Hoành, bà Cảnh Nhân Nga, bà Kim Quế Hoàn, bà Tiếu Xuân Linh, bà Hứa Tú Vân, bà Kim Thục Huynh, bà Lưu Xương Hải, bà Vương Thục Hoa, bà Tôn Tú Hồng, bà Lưu Sơn, bà Khúc Quế Hiền, bà Vương Xuân Diễm, bà Trương Văn Hồng, ông Ngô Triệu Châu, bà Lý Mẫn.

Mười hai người bị giam tại trung tâm tẩy não

Những học viên dưới đây đã bị giam giữ tại trung tâm tẩy não ở địa phương sau khi bị bắt:

Bà Ngụy Chí Hồng, ông Lưu Xương Hải, bà Vạn Hồng Cầm, bà Trương Xuân lệ, bà Trương Thục Phượng, bà Vương Xuân Diễm, bà Dương Thục Mai, ông Trương Bản Chính, bà Trọng Vệ Diễm, bà Lưu Tuấn Linh, bà Đàm Tú Lệ, bà Tạ Thụ Yến.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn vì đức tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài họ Giang.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/31/322961.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/13/155557.html

Đăng ngày 4-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share