Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm
[MINH HUỆ 24-1-2016] Theo thông tin Minh Huệ Net tổng hợp, có 607 cư dân ở tỉnh Cát Lâm bị công an tống giam và thêm 121 người bị chính quyền đến nhà sách nhiễu trong năm 2015, chỉ bởi họ từ chối từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công.
Thêm vào đó, có 23 trường hợp bị bắt trước năm 2015 đã bị kết án tù từ 1 đến 7 năm, có 5 trường hợp đã qua đời vì bị bức hại.
Kể từ khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc bắt đầu chiến dịch nhổ tận gốc môn tu luyện tinh thần này vào năm 1999, hàng triệu học viên ở Trung Quốc phải đối mặt với việc bắt giữ, bỏ tù, và thậm chí là tra tấn. Đến ngày hôm nay, hơn 3.900 học viên được xác nhận đã qua đời vì bức hại, và sự việc này vẫn tiếp diễn đến ngày hôm nay.
Hình 1. Các kiểu bức hại học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm trong năm 2015 (lần lượt theo chiều kim đồng hồ: sách nhiễu, bỏ tù, tra tấn đến chết, và bắt giữ)
Trong số 607 trường hợp bị bắt giữ, có 205 (34%) trường hợp là chính quyền trả đũa việc các học viên nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kẻ đã thi hành chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.
57 trường hợp (47%) bị sách nhiễu cũng được cho là do công an trả đũa các học viên nộp đơn kiện Gang Trạch Dân.
Cảnh sát bức hại các học viên trên toàn tỉnh Cát Lâm
Trong 9 địa phận thuộc tỉnh Cát Lâm, hầu hết các trường hợp bức hại xảy ra ở thành phố Trường Xuân (43%) và Cát Lâm (23%). Thành phố Trường Xuân chính là nơi Nhà sáng lập Pháp Luân Công lần đầu tiên giới thiệu Pháp Luân Công ra công chúng.
Hình 2. Nhiều trường hợp bị sách nhiễu, bắt giữ, kết án tù, và qua đời ở 9 khu vực thuộc tỉnh Cát Lâm trong năm 2015
5 học viên qua đời vì bức hại
Bà Nghê Diễm Bình, 52 tuổi, đã bị bắt giữ nhiều lần, bỏ tù, và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức và trrung tâm tẩy não. Ở Trung tâm tẩy não Long Đàm Sơn Trang tại tỉnh Cát Lâm năm 2005, bà bị đánh đến mức không thể di chuyển cũng như không tự chăm sóc bản thân được. Tuy nhiên, sức khoẻ của bà đã hồi phục khi bà trở về nhà và tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó bà Nghê bị bắt lại và họ đã bỏ tù bà, và rồi bà Nghê đã qua đời bởi những bệnh tật gây ra do bị tra tấn.
Bà Tôn Thu Phượng, 71 tuổi, bị bắt năm 2003 và họ giam bà ở một trại lao động cưỡng bức tại thành phố Trường Xuân trong 1 năm. Răng của bà đã bị gãy do bị đánh đập khi ở trong trại. Hệ quả của việc bị tra tấn là sức khoẻ của bà không thể hồi phục và bà qua đời vào ngày 9 tháng 11 năm 2015.
Ông Vương Chiêm Sinh, khoảng 70 tuổi, vợ ông đã bị bắt 4 lần và bị cầm tù. Ngoài ra, nhà của hai học viên này cũng bị công an lục soát. Cuối cùng, bà đã phải rời nhà để tránh bị bức hại thêm nữa. Tuy nhiên công an vẫn đến nhà ông Vương để tra hỏi thông tin về vợ ông. Bởi liên tục phải sống trong sợ hãi và áp lực, ông Vương đã lâm bệnh và qua đời vào tháng 4 năm 2015.
Bà Tôn Tú Hoa cũng qua đời sau khi công an đến nhà bà vào tháng 9 năm 2015 và đe doạ bắt giữ bà sau dịp Tết Trung Thu.
Ông Kim Xương Thù, 72 tuổi, và vợ ông đã bị bắt giữ vào năm 2012. Sau đó, họ đã thả ông Kim về nhà, nhưng lại giam vợ ông tại một trung tâm tẩy não. Bà đã bị đột quỵ sau khi được trả tự do. Sức khoẻ của ông Kim dần xấu đi vì căng thẳng sợ hãi, ông qua đời vào ngày 1 tháng 3 năm 2015.
23 học viên bị kết án tù
Dưới đây là danh sách các học viên ở tỉnh Cát Lâm bị kết án tù trong năm 2015:
Ông Lý Đức Toàn (李德全): 7 năm
Bà Kim Quốc Cầm (金国琴): 6 năm
Bà Kim Quốc Lan (金国兰): 5 năm
Ông Điền Nghi Phú (田宜富): 5 năm
Bà Trương Quế Hà (张桂霞): 5 năm
Bà Vương Thục Diễm (王淑艳): 4,5 năm
Bà Ngưu Á Phân (牛亚芬): 4 năm
Bà Xa Bình Bình (车平平): 4 năm
Ông Lý Đức Tường(李德祥): 4 năm
Bà Hoàng Tú Hoàn (黄秀环): 3,5 năm
Bà Tiếu Vi Vi (肖微微): 3 năm
Bà Dương Vĩnh Mai (杨永梅): 2 năm
Bà Lưu Hương Các (刘香): 1,5 năm
Ông Lý Hổ Triết (李虎哲): 1,5 năm
Bà Điền Nghi Phượng (田宜凤): 3 năm với 5 năm bị quản thúc
Ông Tôn Đức Phúc (孙德福): 3 năm với 4 năm bị quản thúc
Ông Lưu Khánh Hoa (刘庆华): 3 năm với 3 năm bị quản thúc
Ông Trương Diễm Cương (张艳刚): 2 năm với 2 năm bị quản thúc
Bà Trần Tú Lan (陈秀兰): 1 năm với 1 năm bị quản thúc
Ông Hàn Vĩnh Cường (韩永强): bị quản thúc
Bà Kim Diễm Hoa (金艳华): bị quản thúc
Bà Lưu Anh (刘英): bị quản thúc;
Bà Vương Kim Vinh (王金荣): chưa rõ thông tin
Hình 3: Số học viên bị giam cầm tính theo thời hạn tù
Một học viên bị liệt sau khi công an đánh đập
Ngày 27 tháng 11 năm 2015, công an đã đến nhà học viên Hạ Khánh Hồng, họ liên tục đánh vào đầu ông Hạ, từ phòng này đến phòng khác, thậm chí sau khi họ còn đẩy ông vào xe cảnh sát, họ vẫn tiếp tục đánh đập ông.
Hai ngày sau, người nhà của ông đến thăm ông tại trại tạm giam và phát hiện ông đi lại vụng về. Sau đó ông Hạ bị chẩn đoán có máu tụ trong não. Ông không nói chuyện được, và bị liệt nửa người. Khi được điều trị tại bệnh viện vào ngày 24 tháng 12, ông vẫn bị liệt nửa người và không thể cử động một tay và một chân. Thêm nữa, ông cũng bị mất một phần trí nhớ.
Công an gây áp lực, người nhà sống trong sợ hãi
Người nhà của các học viên cũng chịu đựng thống khổ khi người thân của họ bị công an ngược đãi trong trại giam.
Khi học viên Trương Phượng Hà bị bắt vào ngày 25 tháng 9 năm 2015, mẹ của bà do không chịu được áp lực nên đã qua đời vào đêm hôm đó.
Sau khi học viên Vương Hiểu Tân bị bắt vào ngày 28 tháng 11, bệnh tim của cha ông tái phát, còn tinh thần của vợ ông suy sụp và không thể trở về nhà.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bất chấp ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/24/322623.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/18/155613.html
Đăng ngày 6-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.