Viết bởi một đệ tử Trung quốc

[Minh Huệ] Gần đây tôi học thuộc những bài giảng của Sư phụ trong Tinh tấn Yếu chỉ mà chuyên nói về đề tài chấp trước, vì tôi thấy khó quá để gạt bỏ chúng.

Tôi khám phá ra rằng tôi đè nép những chấp trước của tôi dễ dàng hơn, trước đây tôi thấy rất khó để mà gạt bỏ chúng, bằng cách là học thuộc những bài đó trước và sau đó vài ngày tôi cố giữ Chính niệm thật vững. Bài “Vài lời về chữ “Nhẫn” và “Hoà tan trong Pháp”. Một cảm giác thật lạ lùng, kỳ diệu khi học thuộc và nhớ những bài đó. Trong khi học thuộc, đôi khi tôi thấy thân thể của tôi tràn đầy khí lực bởi vì thân thể của tôi tại các không gian khác cũng đang thay đổi một cách nhanh chóng. Bây giờ tôi mới hiểu rằng tại sao mình phải giữ tâm thật tĩnh lặng khi học Pháp. Muốn nhớ những bài giảng đó, chúng ta cần phải tập trung tư tưởng như khi chúng ta học Pháp. Có rất nhiều vị Phật, Đạo và Thần bên sau từng chữ. Tôi chợt hiểu rằng một người đừng nghĩ rằng khi mình đọc Pháp là mình hiểu được Pháp. Chúng ta phải học Pháp bằng một tâm trí vô cùng tĩnh lặng, và một lòng thành với Pháp thì Pháp mới thật sự hiển hiện; và nếu chúng ta không thật sự hiểu và làm điều này thì cũng như chúng ta không thật sự tôn trọng Pháp. Trước đây, tôi không bao giờ trễ nải trong việc học Pháp, tuy nhiên tôi biết rằng tâm trí của tôi không được đúng đắn lắm, và tôi chỉ tinh tấn được một chút ít thôi. Thế lực cũ đã lợi dụng kẻ hở này quấy nhiễu tôi liên tục. Nhưng đây cũng tại vì tôi thiếu tôn trọng với Pháp nữa.

Bây giờ tôi mới thật sự hiểu một đoạn mà Sư phụ đã giảng cho chúng ta tại Pháp hội Florida, U.S.A

“Như mọi người đã biết, ôm giữ một tâm thái nào khi học Pháp thì mới có thể thấy được Pháp lý? Điều này không cần tôi nói nhiều, mọi người đều đã biết. Khi cặp mắt của chư vị đọc Pháp mà tư tưởng lại không đặt tại Pháp, mọi người thử nghĩ xem, đó chẳng phải tương đương với chư vị phí công đọc ư? Đây là đọc cho ai vậy? Bản thân mình không học. Chẳng phải tôi đã bảo mọi người rằng phải để cho bản thân mình thực sự đắc công? Vậy nếu như khi học Pháp mà tư tưởng không đặt tại Pháp, thì chư vị để ai học Pháp đây? [Tôi] không phê bình, mà là nói cho chư vị [hiểu]; tình huống này hết sức trọng yếu »… « Do vậy khi học Pháp mọi người không được nhắm vào hình thức; tuy nhiên nhất định cần vứt bỏ các tâm để đọc, học Pháp một cách chân chính, tư tưởng không được dấy động; hễ [tinh] thần nhãng đi, thì cũng như là phí công học Pháp. Về một phương diện khác mà giảng, thì nếu như khi học Pháp mà tư tưởng không đặt tại Pháp, thì không chỉ là vấn đề hình thức, trên thực tế nó tương đương với việc người học Pháp không thật sự tôn kính đối với Pháp; như vậy Pháp có thể hiển lộ xuất lai hay không? Từ điểm này mà giảng, mọi người nhất định phải vứt bỏ các tâm để học Pháp, lúc bận rộn phải chú ý ổn định tâm để học Pháp.»*

Theo tôi thì đây là tiêu chuẩn duy nhất để thẩm định rằng một người tu luyện có thật sự đắc Pháp hay không, và nó thật sự rất là quan trọng.

Bài giảng kế tiếp mà tôi sẽ học thuôc là «Thấu hiểu Pháp». Tôi cảm thấy rằng tôi có thắc mắc một vài điều mà nó phát xuất từ sự không hiểu thấu đáo Pháp, mà bọn tà ác dễ dàng lợi dụng điểm này.

Tôi nhớ lại lời Sư phụ trong Chuyển Pháp Luân

«Vấn đề chính là họ có thật sự hiểu Đại Pháp hay không khi họ đang trong tình trạng mê mờ khi bị nghiệp báo. Nó liên quan đến một vấn đề chính là, sẽ có những quấy nhiễu và thử thách»

Theo tôi hiểu thì thế lực cũ nghĩ rằng chúng ta học được Pháp một cách rất dễ dàng nhưng thật sự chúng ta có hiểu thấu đáo Pháp hay không là một vấn đề then chốt hơn. Vì thế những đệ tử như chúng ta phải thật sự hiểu Đại Pháp, đón nhận Đại Pháp và gạt bỏ tất cả những tâm chấp trước hay tìm cầu khi học Pháp.

*Trích từ bài giảng «Pháp Hội Florida» tại trang www.vi.falundafa.org

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/3/10/69493.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/3/25/46401.html.

Dịch ngày 30-3-2004; đăng ngày 31-3-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share