Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Toronto, Canada

[MINH HUỆ 21-05-2009] Ngày 17 tháng 5 năm 2009, tôi rất may mắn được tham gia vào Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp ở Toronto, Canada. Qua chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng tu, tôi đã có một hiểu biết sâu hơn.

Một đệ tử nói, khi những đệ tử Đại Pháp trong huyện của họ đã trở thành một chỉnh thể: “Toàn bộ chỉnh thể các đệ tử đã đạt đến trạng thái không mạch không huyệt, toàn bộ cơ thể của các bạn đã liên kết thành một khối.” Tôi rất xúc động bởi điều mà cô ấy đã nói. Nếu mỗi đệ tử Đại Pháp giống như một mạch năng lượng của vũ trụ, và khi tất cả chúng ta được liên kết lại cùng nhau, thì chỉnh thể đệ tử Đại Pháp có thể sinh ra dòng năng lượng không thể tưởng tượng được. Sư Phụ nói:

Một vị Phật chuyển tay một cái, thì bệnh của toàn nhân loại sẽ không còn, điều này đảm bảo là làm được.” (Chuyển Pháp Luân)

Nếu tất cả chúng ta, những vị Phật, Đạo, Thần tương lai được liên kết lại thành một khối, có điều gì mà chúng ta không thể làm được?
Là đệ tử Đại Pháp, trong quá trình từ tu luyện cá nhân tới Chính Pháp, hiện giờ đang là giai đoạn cuối, đã đến lúc chúng ta trở thành một thể. Trở thành một chỉnh thể là yêu cầu của vũ trụ mới. Tại sao cựu vũ trụ và cựu thế lực tồn tại? Đó là bởi vì chúng không nhận thức được sự hài hòa trong chỉnh thể, chúng đang can nhiễu Chính Pháp của Sư Phụ dựa trên sự ích kỷ cá nhân của chúng. Còn với chúng ta, chúng ta đã từng là một phần của cựu vũ trụ, nên chúng ta cũng có loại đặc tính này. Do vậy, chúng ta phải làm việc hết mình để phối hợp với các bạn đồng tu để loại trừ xu hướng xấu—chúng ta phải buông bỏ đi tính ích kỷ của chúng ta để hòa vào chỉnh thể. Khi làm như vậy, chúng ta mới có thể đáp ứng tiêu chuẩn của vũ trụ mới, chắc chắn rằng vũ trụ mới sẽ mãi mãi trường tồn như vậy.

Những đệ tử Đại Pháp, trong quá trình loại trừ những cản trở của cựu thế lực, đang liên tục nhìn vào bên trong bản thân mình để nhổ tận gốc tính ích kỷ, gia tăng năng lực của chúng ta, và thay đổi về căn bản những quan niệm con người của chúng ta. Qua chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng tu, tất cả chúng tôi đều thấy rằng khi một vùng nào đó có sự phối hợp tốt hơn, thì những dự án Chính Pháp thực hiện nhanh hơn và đạt được kết quả tốt hơn. Cũng vậy, khi có thiếu sót trong sự phối hợp trong một vùng, những dự án Chính Pháp chắc chắn sẽ tiến triển chậm hơn, và kết quả sẽ không được như mong muốn. Sư Phụ nói:

Chư vị là một chỉnh thể, giống như công của Sư phụ. Tất nhiên chư vị không phải là công; tôi lấy ví dụ vậy thôi” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC “)

Chúng ta chỉ giống như những lạp tử vi quan nhỏ bé của công của Sư Phụ. Các bạn có thể nghĩ rằng những lạp tử đó liệu có bài bác lẫn nhau không? Tuyệt đối không!

Trong Pháp hội, tôi đã nghe thấy những lời thăm hỏi được gửi đến từ Sư Phụ, và thông điệp có vẻ như là một lời nhắc nhở nghiêm túc. Tại sao một số khu vực lại có những khó khăn trong việc thực hiện những dự án Chính Pháp? Đó là bởi vì chúng ta đã không hiểu Pháp một cách đầy đủ, không tu tốt bản thân mình, và đã không có đủ chính niệm. Khi một vài học viên đưa ra những đề xuất, điều đầu tiên mà chúng ta thường nghĩ đến là “phản đối”, không “hợp tác”, không “bổ sung đóng góp”, kệ “ việc hoàn thiện”. Những loại tư tưởng này đã trở thành một thói quen trong một số vùng, do vậy chúng ta phải thay đổi quan niệm người thường này.

Sư Phụ nói:

Tà ác kết thúc rồi, hoàn cảnh biến đổi rồi” (“Lời chúc”, ngày 17 tháng 5, 2009)

Vì tà ác đã kết thúc, tại sao can nhiễu và bức hại vẫn còn tồn tại? Khi Sư Phụ nói rằng tà ác đã kết thúc, nó thực sự đã kết thúc rồi. Trước kia, khi trải qua điều gì, chúng ta đã từng nhấn mạnh: “đó là an bài của cựu thế lực” và “ bức hại của tà ác”. Bây giờ, cựu thế lực đã bị tiêu trừ và tà ác đã kết thúc, chúng ta chỉ có thể nhìn vào bên trong bản thân mình. Đó chẳng phải là tâm con người của đệ tử Đại Pháp đang gây ra “vấn đề” (sự bức hại và can nhiễu của tà ác) mà nó đã không còn tồn tại sao?

Chúng phải nhìn vào bên trong bản thân mình vô điều kiện. Chỉ khi tìm ra gốc rễ ẩn sâu của sự ích kỷ của chúng ta và sự hiểu lầm giữa các bạn đồng tu, chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề một cách từ bi. Mỗi người trong mỗi vùng đều nên nhìn vào tu luyện như một chỉnh thể, và sau đó phối kết hợp với các vùng bên cạnh như một chỉnh thể. Và sau đó chúng ta có thể phối hợp những đệ tử Mỹ, đệ tử Canada, đệ tử Châu Âu với những đệ tử Đài Loan, đệ tử Châu Á khác và đệ tử ở Trung Quốc Đại Lục là một chỉnh thể lớn. Chúng ta phải thực sự bỏ đi cái tôi, cái bản ngã và ích kỷ của bản thân để hợp tác phối hợp và giúp đỡ các học viên khác trên toàn thể giới. Làm như vậy, thì chúng ta sẽ có thể tiến nhập vào vũ trụ mới với sự tự tin và một tâm hồn rộng mở.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/5/21/201330.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/11/108200.html
Đăng ngày 16-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share