Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-12-2015] Mấy chục người dân thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, đã bị giam giữ dưới diện hình sự vào những thời điểm khác nhau kể từ cuối tháng 10 năm 2015 do khởi kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân. Họ đã đệ đơn kiện hình sự ông ta vì đã phát động cuộc bức hại đức tin của họ là Pháp Luân Công.
Một số người bị giam giữ gần đây đã nộp đơn “khiếu nại hành chính” về việc bị giam giữ dưới diện hình sự, tuy nhiên các bộ phận chuyên trách không tiếp nhận đơn của họ. Các học viên đã phản đối việc vi phạm quyền hợp pháp của người dân, sau đó đã gửi đơn khiếu nại qua đường bưu điện.
Giam giữ hình sự và “khiếu nại hành chính”
Theo luật pháp Trung Quốc, giam giữ hình sự là một biện pháp giam giữ khẩn cấp chỉ có thể kéo dài tối đa 30 ngày. Việc phê chuẩn và các tiêu chí giam giữ hình sự đơn giản hơn nhiều so với giam giữ hành chính (thường chỉ giới hạn trong vòng 15 ngày). Mặc dù hình thức giam giữ hình sự này không được sử dụng thường xuyên nhưng nó lại trở thành biện pháp giam giữ phổ biến nhất được áp dụng, đặc biệt trong cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công.
Luật pháp quy định những người bị giam giữ dưới diện hình sự được giải quyết bằng “khiếu nại hành chính”. Tuy nhiên, khi người dân thành phố Đức Châu khiếu nại về việc họ bị giam giữ hình sự, chính quyền đã từ chối chấp nhận đơn của họ. Không nản lòng, các học viên Pháp Luân Công có liên quan vẫn kiên trì gửi đơn qua đường bưu điện.
“Khiếu nại” bị từ chối
Vào ngày 24 tháng 12 năm 2015, một số học viên Pháp Luân Công ở quận Đức Thành, thành phố Đức Châu đã tới chính quyền thành phố để nộp đơn khiếu nại hành chính.
Trưởng bộ phận chức năng đã từ chối nhận đơn, còn trích dẫn một chính sách nội bộ nói rằng những trường hợp này phải thông qua chính quyền quận. Khi các học viên chỉ ra rằng những quy định về giam giữ hình sự rõ ràng là cho phép họ kháng nghị trực tiếp lên chính quyền thành phố.
Sau đó, các học viên đã tới chính quyền quận Đức Thành, tuy nhiên họ vẫn bị từ chối như vậy. Lúc đầu, người tiếp đón tỏ ra thân thiện, nhưng anh ta thay đã đổi thái độ ngay khi biết rằng họ tới để nộp đơn khiếu nại về việc đã bị giam giữ vì khởi kiện Giang Trạch Dân.
Anh ta nói rằng: “Chúng tôi thừa lệnh của cấp trên nên không thể tiếp nhận các đơn tố tụng của Pháp Luân Công”. Tuy nhiên anh ta đã không thể đưa ra văn bản giấy tờ nào về việc đó, và khăng khăng rằng đó là lệnh được truyền xuống bằng miệng. Khi các học viên phản đối việc anh ta vi phạm các quyền hợp pháp của người dân, anh ta đã gọi ba bảo vệ tới đuổi họ ra ngoài.
Cuối cùng, các học viên chọn cách gửi đơn tới chính quyền quận.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/26/321122.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/28/154261.html
Đăng ngày 07-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.