[MINH HUỆ 24-08-2009]

Tôi tên Trương Ái Cần và là một học viên Pháp Luân Công. Năm 1998, chồng tôi và tôi bị lừa trong việc làm ăn và bị mất một số tiền lớn. Sự căng thẳng để kiếm sống đã khiến cho gia đình bất hòa và chồng tôi và tôi chuẩn bị ly dị. Áp lực từ bên trong và bên ngoài gia đình khiến cho cả hai chúng tôi rất đau khổ. Vào tháng ba 1999, tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn dạy tôi rằng một con người cần phải hành xử như một con người. Từ đó, tôi cố làm một người tốt thể theo các nguyên lý đó. Gia đình tôi lại một lần nữa hòa ái và tôi cảm thấy rất thỏa mái và hạnh phúc trong tâm.

Ngày 20 tháng bảy 1999, chế độ Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Để thuyết phục tôi ngừng tập Pháp Luân Công, chồng tôi lượm và đọc các sách Pháp Luân Công để cố tìm các nội dung mà truyền hình đã đăng tải. Nhưng sau khi anh ấy đọc xong những cuốn sách, anh ấy hiểu rằng Cộng sản chỉ là đang dối trá mọi người trên truyền hình. Ông hiểu ra sự thật và cũng bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Không bao lâu, ông ta bỏ thuốc lá và uống rượu, cũng như các thói tật xấu khác, và gia đình chúng tôi lại càng êm ấm hơn.

Năm 2000, cả hai vợ chồng tôi đi Nga. Chúng tôi làm ăn ở đó và chúng tôi luôn đối đãi với các khách hàng người Nga của chúng tôi một cách đúng đắn và chân chính. Đó là vì Sư Phụ nói với chúng tôi rằng chúng tôi phải để ý đến người khác bất kể trong điều gì chúng tôi làm. Sau khi chúng tôi rời thị trường, nhiều khách hàng cố tìm chúng tôi và lại mua bán với chúng tôi.

Vào cuối năm 2001, tôi trở lại Trung Quốc. Tôi đi gặp một bạn đồng tu mà vừa mới được thả ra từ nhà tù. Nhà của chị bị theo dõi và vì vậy tôi bị cảnh sát bắt bất hợp pháp. Người bạn đồng tu này và tôi cả hai đều bị bỏ vào tù. Chị cố cãi với cảnh sát nói rằng, họ không nên bắt người mà không có lý do và chị bị đánh đập tàn bạo vì điều đó. Tôi vẫn còn nhớ khi chúng tôi ở trong xe cảnh sát, và đứa con trai 12 tuổi của chị kêu lên, “Mẹ!” và chạy theo xe cảnh sát với chân trần trong tuyết.

Có hai học viên Pháp Luân Công khác trong phòng giam nơi mà tôi bị giữ. Một người tên là Trầm Cảnh Nga. Trong hai năm qua, bà đã bị bắt 14 lần và bà ta chống lại sự bức hại bằng 14 lần tuyệt thực. Trước khi tập luyện Pháp Luân Công, chị bị ung thư vú và đã qua hai lần phẫu thuật lớn. Các bác sĩ nói với bà rằng bà  không có hy vọng sống. Sau khi bà bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công bà lành bệnh. Bà đã đi Bắc kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công và đã bị bắt, và bị gửi trả lại. Sau đó, bà bị bắt vào mỗi dịp nghỉ lễ. Lần này, cảnh sát cậy cửa nhà bà và khiêng bà vào xe cảnh sát. Khi tôi lần đầu bị bắt, bà đang trong tuyệt thực và bà rất gầy yếu.

Một buổi tối, nhà tù ép bà chích thuốc. Bốn năm lính canh đè bà xuống. Tôi nói với các lính canh, “Các người sao đối xử với bà như vậy?“Cảnh sát mắng tôi xối xả. Bà Trầm sau đó bị kết án lao động cưỡng bách trong ba năm rưỡi và bị gửi đi Trại lao động cưỡng bách Cáp Nhĩ Tân. Thân thể của bà yếu quá vì nhiều năm bị tra tấn và bà mất chỉ nửa năm sau khi được ra khỏi trại lao động cưỡng bách.

Người học viên kia trong phòng giam của tôi thường bị lính canh đánh đập tàn nhẫn. Khi tôi lần đầu nhìn thấy bà ta, mặt của bà sưng húp nặng nề. Nhìn thật đáng sợ. Sau này tôi được biết bà bị bắt khi bà đi đến một vùng đồng quê để phát tờ rơi. Một nhóm người đánh bà tàn nhẫn và sau đó mang bà đến sở cảnh sát. Lúc bấy giờ, phần đông dân chúng Trung Quốc đều bị lừa dối bởi tuyên truyền trên truyền hình. Kênh thông tin xúi dục dùng bạo lực chống các học viên Pháp Luân Công thiện từ. Có một học viên lớn tuổi khác mà bị bắt cùng với tôi. Bà ta hơn 60 tuổi. Chỉ vì bà ta không từ bỏ đức tin của mình, bà ta bị bắt bốn lần trong năm đó. Có một lần cảnh sát bắt bà tại nhà, và một cảnh sát viên vào tuổi hai mươi vả vào mặt vị học viên lớn tuổi này trong xe cảnh sát, suốt dọc đường đến sở cảnh sát.

Chúng tôi tuyệt thực nhiều lần để phản đối sự giam giữ bất hợp pháp đối với chúng tôi. Mỗi lần, rất đau đớn. Chúng tôi thực hiện nó ba lần, lần thứ nhất kéo dài 18 ngày, và hai lần khác hơn 20 ngày. Cảnh sát trong nhà tù nói với chúng tôi, “Vô ích thôi. Các viên chức cao cấp nói với chúng tôi rằng, nếu chư vị chết, đó kể như tự vẫn.” Họ cố gạt chúng tôi bằng cách nói với chúng tôi rằng chỉ có một điều chúng tôi cần làm để được thả ra, và đó là đồng ý viết tờ đồng ý ‘chuyển hóa’ và đồng ý không tập Pháp Luân Công nữa. Họ hăm dọa rằng nếu chúng tôi từ chối viết nó, vậy chúng tôi sẽ bị giam vĩnh viễn. Khi tôi đang trong một cơn tuyệt thực, gia đình tôi đến gặp tôi. Họ cố thuyết phục tôi từ bỏ tập luyện và từ bỏ đức tin của tôi. Họ khóc trước mặt tôi. Sau đó khi tôi bước trở lại phòng giam, một nữ lính canh chỉ vào cửa phòng giam cũng như con đường bên ngoài nhà tù nói với tôi, “Nếu chị viết tờ đồng ý bây giờ, chị có thể rời đi với gia đình ngay.” Tôi bước về cửa phòng giam. Pháp Luân Công dạy người ta trở thành tốt. Tôi sẽ không từ bỏ đức tin của tôi.

Đêm hôm sau, những tiếng khóc lớn đau đớn đánh thức chúng tôi. Các lính canh đang đánh ai đó trong phòng giam bên cạnh chúng tôi. Đó là một phòng giam nam. Chúng tôi lắng nghe và đoán rằng hai học viên vừa mới bị bắt. Họ bị bắt khi họ đi phát tờ rơi về cuộc đàn áp. Cảnh sát ra lệnh các tù nhân khác đánh các học viên Pháp Luân Công với tất cả sức lực của họ, hứa rằng nếu các tù nhân theo lệnh của họ, thì có thể được thả ra sớm. Tiếng kêu la của các bạn đồng tu thật xé nát tim tôi. Tôi ở trong tù trong ba tháng. Gia đình tôi tốn rất nhiều tiền và đồng ý không để tôi đi Bắc kinh để khiếu nại, và cuối cùng với sự giúp đỡ của sự quen biết, tôi được thả về nhà. Năm đó con gái tôi lên 5 tuổi.

Nhiều tháng sau, tôi đi xuất ngoại với sự giúp đỡ của chồng tôi. Cái kinh nghiệm đau thương của sự giam cầm của tôi đó buộc chồng tôi không để tôi trở lại Trung Quốc. Chúng tôi đi đến miền trung thổ của Nga để tiếp tục làm ăn. Năm 2002, tôi có thai. Ngay lúc mà chủ tôi lấy sổ hộ chiếu hợp pháp của tôi để nộp đơn xin cư trú, nó bị hủy bỏ bởi văn phòng di cư địa phương. Sau đó chúng tôi nghe nói rằng an ninh quốc gia tại Trung Quốc đang đi đến Nga để bắt tôi. Lúc bấy giờ tôi thật cảm thấy vô vọng. Tôi không thể trở về Trung Quốc, và tôi không có giấy phép hợp pháp để ở lại Nga. Vì tôi không có thẻ căn cước hợp pháp, chúng tôi bắt đầu một cuộc sống vô gia cư. Hệ thống hộ chiếu tại Nga vô cùng chặt chẽ, và cảnh sát thường lục soát nhà mọi người. Ba người trong chúng tôi phải trốn tránh nơi này nơi kia với sự giúp đỡ của nhiều người tốt. Vì hộ chiếu của chúng tôi không còn hiệu lực, văn phòng địa phương không cho qui chế hợp pháp cho con chúng tôi, dù nó được sanh ra tại Nga. Nó bây giờ 6 tuổi, nhưng nó không thể đi nhà trẻ, cũng không được chơi với các trẻ nhỏ khác.

Trong nhiều năm, chúng tôi không thể đi lại tự do trên đường phố Nga. Chúng tôi không biết cách nào giải quyết vấn đề căn cước của chúng tôi. Người chủ của khu chợ mà chúng tôi làm việc biết rằng chúng tôi là người tốt, nhưng ông sợ Đảng Cộng sản và sợ rằng ông sẽ bị liên lụy vì chúng tôi tập Pháp Luân Công. Vì vậy năm 2007, ông lấy lại nơi làm ăn của chúng tôi và kêu chúng tôi rời khỏi chợ. Trên mạng Internet chúng tôi có thể nộp đơn xin qui chế tỵ nạn. Ba người chúng tôi sau đó đến Mát-xơ-cơ-va. Phải mất một năm rưỡi và với sự giúp đỡ của Cơ quan Tỵ nạn, Mỹ chính thức nhận chúng tôi. Nhưng Văn phòng Di trú Nga nói rằng không có cuộc đàn áp tại Trung quốc và từ chối đưa cho chúng tôi các tài liệu để xuất khỏi Nga.

Tôi có một người con gái tại Trung Quốc mà bây giờ 12 tuổi và chúng tôi đã không gặp nhau từ bảy năm rồi. Cha mẹ tôi cả hai đều gần 80 tuổi. Cha già của tôi khóc mỗi khi tôi gọi điện thoại về nhà. Họ lo rằng sẽ không bao giờ gặp lại tôi trong cuộc đời này. Chồng tôi mất cha khi anh còn trẻ và mẹ anh rất thương anh. Bà thường nghĩ đến chồng tôi và không ngủ được. Trước đây bà bị phẫu thuật vì ung thư vú và vẫn còn phải gánh gánh nặng chăm sóc cho đứa con gái tôi.

Liệu có ai muốn sống một đời sống vô gia cư trong một đất nước ngoại quốc với sự lo lắng triền miên bị bắt bởi cảnh sát Nga? Nhưng vì cuộc đàn áp, chúng tôi không thể trở về Trung quốc và chúng tôi không thể chăm sóc cho con gái nhỏ của chúng tôi và cha mẹ già của chúng tôi! Cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản không bao giờ ngưng dù chỉ một ngày.

Tôi sống trong một huyện nhỏ tại Trung quốc và cả trong cái huyện nhỏ này, vào năm 2003, có 20 học viên Pháp Luân Công bị bỏ vào trại lao động cưỡng bách và hơn 70 người bị bắt. Nhưng cuộc đàn áp trong huyện tôi chỉ là một chút mờ nhạt trong cuộc đàn áp chung.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/4/28/199855.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/5/11/107212.html
Đăng ngày: 11-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share