Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Bắc Kinh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 14-8-2015] Tạo một bí danh vội vàng dùng để thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể làm giảm tính tin cậy của phần đăng ký của những người thoái xuất, do vậy sẽ tạo thành ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội được cứu của họ và nỗ lực của các học viên trong việc giảng chân tướng.
Ngay từ năm 2011, trang web Minh Huệ đã đăng tải một thông tri có nhan đề Tên dùng cho thoái đảng nhất định phải nghiêm túc và trịnh trọng. Đặc biệt, bài viết này cảnh báo các học viên rằng:
“Để bảo trì tính nghiêm túc của việc thoái đảng, từ nay trở đi website thoái đảng sẽ không nhận những tên được viết qua loa đại khái như vậy; mọi hậu quả sẽ do đương sự là người thường và học viên tự chịu trách nhiệm. Nhân đây nhắc nhở mọi người như vậy.”
Bất chấp lời cảnh báo, một số học viên vẫn không chú ý đến việc lựa chọn bí danh cho những người đồng ý cắt đứt liên hệ với ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Tôi muốn được chia sẻ thể ngộ của mình về tầm quan trọng của việc sử dụng tên thích hợp khi giúp người dân thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Ngoài ra, tôi cũng xin đưa ra một vài lời khuyên để có được một cái tên trang trọng và phù hợp.
Mỗi ký tự trong tên của người Trung Hoa đều có ý nghĩa
Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, thường thì tên của một người là do cha mẹ, ông bà, hay thầy bói đặt cho. Mỗi cái tên đều ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa. Đó là sự phản ánh lịch sử và văn hóa của gia đình. Nó cũng chứa đựng sự kỳ vọng của gia đình dành cho người mang nó.
Với mỗi người, cuộc sống rất quý giá, nên một cái tên tốt, gồm cả bí danh, thể hiện sự tôn trọng đối với người đó, và mang đến cho người ấy sự khích lệ. Khi chúng ta giúp mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, chúng ta nên suy nghĩ nghiêm túc về bí danh mà chúng ta sẽ dùng. Chúng ta nên cân nhắc đến yếu tố văn hóa truyền thống khi tạo ra bí danh. Một thái độ trân trọng sẽ giúp mọi người hiểu được tính nghiêm túc của sự kiện quan trọng này và đồng tình với bạn mặc dù họ có thể không hiểu được ý nghĩa sâu xa hơn của việc đó. Số người thoái xuất có thể sẽ không được cao như trước, nhưng chất lượng mới là quan trọng.
Theo văn hóa Trung Hoa thì một người phải có cả họ lẫn tên. Chúng ta nên cố gắng sử dụng cả tên lẫn họ khi giúp mọi người làm tam thoái. Một cái tên mà không có họ sẽ khiến mọi người tin rằng nó không phải là tên thật, dĩ nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của trang web lưu trữ thông tin thoái xuất của người dân.
Vấn đề nghiêm trọng sẽ xuất hiện nếu tên thoái Đảng của một cựu đảng viên ĐCSTQ không được lưu lại do sự cẩu thả của một học viên. Sư phụ đã giảng cho chúng ta trong “Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco năm 2014”, làm việc một cách cẩu thả chính là do chịu ảnh hưởng độc hại đã bám rễ sâu từ chế độ ĐCSTQ.
Sư phụ giảng:
“Văn hoá đảng tà ác của tà đảng Trung Cộng, hàng mấy chục năm nhồi nhét âm thầm nhuộm đen, đã khiến người Trung Quốc ở Đại Lục, gồm cả một số đệ tử Đại Pháp, bị méo mó tính cách, suy nghĩ vấn đề đều cực đoan, thậm chí hoàn toàn khác hẳn so với người ở xã hội quốc tế và Trung Quốc truyền thống. Hơn tỷ người ở Đại Lục, đã biến dị khi bị nhồi nhét dần dần mà không nhận ra.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco năm 2014)
Tốt nhất nên để mọi người tự chọn bí danh cho chính họ
Biệt danh là do cha mẹ đặt cho, còn bí danh là do một người tự đặt cho mình. Cả hai cái tên, đối với mỗi người, có liên hệ mạnh mẽ đến đặc điểm riêng và có thể dễ dàng ghi nhớ. Một cái tên được đặt bởi người ngoài có thể không phù hợp với đặc điểm tâm lý của người ấy và có thể dễ dàng bị lãng quên.
Khi chúng ta giúp mọi người thoái đảng, chúng ta nên để họ tự đặt bí danh trong trường hợp họ không có tên hiệu hay bút danh. Một lần nọ, tôi gặp một cán bộ ĐCSTQ trung niên trên một chiếc xe buýt. Ông ấy đã tuyên bố thoái ĐCSTQ với một bí danh là “Yifan”, đây là tên do ông tự đặt. Tôi có thể nhìn thấy rõ biểu hiện hài lòng trên gương mặt của ông.
Trong trường hợp chúng ta phải giúp người nào đó tìm một cái tên, chúng ta có thể chọn nó từ danh sách được tạo ra bởicông cụ tạo bí danh để tránh bị trùng lặp. Phần mềm này có thể tạo ra khoảng 50.000 tên một lần bao gồm cả họ.
Đừng vì để nhanh chóng đạt kết quả mà thỏa hiệp
Mong muốn thành công nhanh chóng, một tư tưởng khá phổ biến hiện nay ở Trung Quốc, là hậu quả của văn hóa đảng tà ác. Mặc dù các học viên Đại Pháp cảm thấy cấp bách trong việc cứu người, nhưng họ cũng nên tránh việc đi đường tắt để nhanh có được kết quả. Để nhanh chóng thuyết phục mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ, một số học viên đã không giữ được sự ngay chính và có thể dùng mọi cách mà họ cảm thấy cần thiết.
Sống dưới chế độ do ĐCSTQ cầm quyền, vì lo lắng đến sự an toàn, người dân không cảm thấy thoải mái khi đưa ra tên thật của họ ngay cả khi họ đã đồng ý với chúng ta. Để né tránh khó khăn này, một số học viên đã bỏ qua bước hỏi tên thật của họ và cũng không cho họ cơ hội nghĩ ra một cái tên cho mình. Thay vào đó các học viên này trực tiếp đưa cho họ một cái tên. Có vẻ đây là cách tiếp cận đơn giản nhất, vì vậy nhiều học viên đã làm theo cách này mà không tính tới lai lịch của người thoái Đảng. Hậu quả của sự việc này rất nghiêm trọng.
“Chọn con đường dễ dàng nhất” là một hệ quả điển hình do bị văn hóa của ĐCSTQ đầu độc. Con người rất sợ gặp rắc rối và bị tụt lại. Để bảo vệ bản thân, họ không muốn mạo hiểm và chỉ đơn giản làm theo xu thế hiện hành. Thật không may, nhiều học viên cũng có lối suy nghĩ này.
Thận trọng và cân nhắc trước khi đặt bí danh
Gần đây vấn đề trùng tên đã trở nên tồi tệ hơn. Để thu thập tên dùng cho việc lưu trữ chính thức, một số học viên đã sử dụng những bí danh phổ biến như Ping’an 1 (có nghĩa là hòa bình và an toàn) và Ping’an 2, v.v. khi họ khuyên mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Một danh sách được tạo ra theo cách này sẽ bao gồm nhiều tên bị trùng, khiến cho việc lưu trữ không thể thực hiện được. Nó cũng gây ra khó khăn cho các đồng tu làm công việc nhập tên lên trang web, vì họ phải xác định và bỏ ra những cái tên này.
Các học viên Đại Pháp khi làm gì phải luôn nghĩ cho người khác trước. Lựa chọn tên dùng để thoái xuất một cách cẩu thả và ‘chộp giật’ là hệ quả của thái độ thiếu trách nhiệm. Giống như Sư phụ đã nhắc nhở chúng ta, một số học viên ở Trung Quốc đã trở nên giảo hoạt và làm cho mọi thứ trở nên rối rắm, đó là do ảnh hưởng sâu đậm từ văn hóa ĐCSTQ trong nhiều năm qua. Họ thậm chí còn cảm thấy rằng những đồng tu ở hải ngoại suy nghĩ quá đơn giản.
Sư phụ giảng:
“Nhiều lúc kênh truyền thông dùng chư vị, hoặc có lúc mà hạng mục dùng chư vị, thì lối nghĩ của chư vị, kiểu văn hoá đảng với cách làm cực đoan, giả dối, và tác phong công tác hời hợt bề mặt, quả thực khiến họ không chịu nổi”. (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco năm 2014)
Kể từ khi chúng ta bắt đầu hạng mục này, rất nhiều thứ lệch lạc đã xuất hiện. Vào những ngày đầu của phong trào thoái xuất, chúng ta định rõ rằng một người có thể sử dụng biệt danh và bút danh của họ. Trường hợp không có cả hai tên này, họ có thể sử dụng bí danh. Sau này, chúng ta nói với những người tuyên bố thoái Đảng rằng chúng ta sẽ đặt một cái tên cho họ, và gần đây, một vài học viên thậm chí không nói gì cho họ biết cả. Kiểu làm như vậy trông thì có vẻ đơn giản, nhưng thực ra nó làm cho cả quy trình trở nên phức tạp. Một ví dụ điển hình về một học viên nọ, sau khi đã giảng chân tướng cho mọi người, vị này đã tạo ra các bí danh cho họ mà họ không hề hay biết.
Nhiều học viên Pháp Luân Công hiện đang thực hiện quyền pháp lý của mình trong việc đệ đơn kiện hình sự đối với cựu độc tài Giang Trạch Dân vì đã đàn áp Pháp Luân Công. Làn sóng khởi kiện mới này đang trên đà tăng trưởng. Ngày càng có nhiều người Trung Quốc thức tỉnh và bớt lo sợ khi sử dụng tên thật của họ để tuyên bố thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Chúng ta nên tận dụng xu hướng này và sử dụng bí danh ít nhất có thể.
Tóm lại, tôi muốn đề xuất một vài phương cách trong việc giúp mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
1. Sử dụng tên thật để thoái xuất nếu có thể
2. Để họ tự chọn bí danh để thoái xuất nếu có thể
3. Phương cách cuối cùng, tạo một bí danh thông thường cho họ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/14/314099.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/24/152219.html
Đăng ngày 08-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.