Bài của Minh Đức

[MINH HUỆ 14-4-2015] Nhiều người thấy khó hiểu tại sao người Trung Quốc lại bị tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tẩy não nặng nề về những vấn đề như Pháp Luân Công đến vậy. Bên dưới đây là hai ví dụ đưa ra cái nhìn thoáng qua về áp lực mà ĐCSTQ áp đặt lên người dân ở cả trong và ngoài Trung Quốc.

Tất Phúc Kiếm là một nhà báo và là người dẫn chương trình Truyền hình Trung Quốc nổi tiếng. Trong lúc tham gia một bữa tiệc riêng vào tháng 4, ông đã châm biếm Mao Trạch Đông và ông đã bị vướng vào vô số rắc rối. Sau khi đoạn phim ngắn với lời châm biếm của ông được công bố trực tuyến, trong vòng 48 giờ, tất cả chương trình do ông dẫn dắt đã bị ngừng phát sóng. Những chương trình đó đã được phát lại, nhưng với những người dẫn chương trình khác.

Mặc dù Mao Trạch Đông đã qua đời hơn 40 mươi năm và Cách mạng Văn hóa của ông ta bị xem là một thảm họa nhưng ĐCSTQ vẫn cấm hết thảy những lời chỉ trích ông ta công khai.

Một ví dụ khác, Jack Murphy, một nhà văn quân đội từng là biệt động không vận và trung sỹ lực lượng đặc biệt, đã công bố một bài viết trên trang Business Insider vào ngày 7 tháng 8 với tựa đề “Tiếp xúc với gián điệp sinh viên Trung Quốc”. Đó là một lớp học chính trị mà ông tham gia tại Đại học Columbia, khi đó ông ở trong một nhóm thảo luận nhỏ với một người Mỹ gốc Trung Quốc và hai sinh viên Trung Quốc.

Tò mò, Murphy hỏi tại sao Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc. Trước sự ngạc nhiên của ông, ban đầu câu hỏi được đáp lại bởi sự im lặng sửng sốt và sau đó hai sinh viên Trung Quốc đã chuyển sang những chủ đề khác.

Khi Murphy tìm hiểu tại sao các sinh viên từ chối trả lời câu hỏi của ông, ông rất ngạc nhiên bởi những điều mình phát hiện, “Từng là người phục vụ trong các đơn vị hoạt động đặc biệt của Mỹ và đã nghiên cứu những thể loại này của các đơn vị trên toàn cầu, tôi có khuynh hướng nghĩ rằng tôi khá am hiểu về chủ đề.” “Tất nhiên, bạn không biết những gì bạn không biết. Khi nhìn lại, có nhiều cái tôi chẳng biết gì cả, đặc biệt là hoạt động gián điệp.”

Ông viết rằng Trung Quốc có những bộ phận tình báo, như Bộ An ninh Quốc gia (MSS), nhưng chúng không giống như ở Tây phương, “Trung Quốc rất giỏi tận dụng thế mạnh của nó để chống lại chúng ta, đặc biệt là sử dụng và huy động một quốc gia hơn 1 tỷ người.” “Người Trung Quốc là bậc thầy trong việc thu thập tình báo mã nguồn mở. Họ nhanh chóng học nó, và khi không thể, họ ăn cắp nó – đưa nó vào một dạng thư viện khoa học duy nhất và chuyển thông tin đến những nhân viên quốc gia liên quan mà có thể sử dụng.”

Thật ra, sinh viên Trung Quốc ở Tây phương bị chính quyền Trung Quốc giám sát chặt chẽ phía sau. “Hai sinh viên Trung Quốc biết rằng mọi điều họ nói trong phòng cuối cùng cũng sẽ bị báo cáo lại cho Trung Quốc. Cả hai đều không nghĩ rằng người khác có thể nói hay không nói với MSS hay các cơ quan an ninh quốc gia khác. Dĩ nhiên tôi hoàn toàn không biết về điều này.”

Trần Dụng Lâm, một cựu quan chức ngoại giao người Trung Quốc đã đào thoát vào tháng 6 năm 2006, nói rằng có khoảng1.000 gián điệp Trung Quốc ở Úc. Ông đã đưa ra bằng chứng cách mà các gián điệp đặc biệt thu thập thông tin chi tiếtvề những học viên Pháp Luân Công.

ĐCSTQ đã kiểm soát tâm trí người Trung Quốc từ khi nó lên năm quyền hơn 60 năm trước, và nó sẽ tiếp tục miễn là nó còn tồn tại. Hơn 212 triệu người Trung Quốc đã thoái khỏi ĐCSTQ, nhưng trong một đất nước hơn 1 tỷ người, nhiều người thoái hơn nữa là rất rất cần thiết để người Trung Quốc gỡ bỏ gông xiềng khỏi tâm trí họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/14/307508.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/22/152189.html

Đăng ngày 16-10-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share