[MINH HUỆ 21-8-2015] Từ tháng 5 đến ngày 10 tháng 8 năm 2015, có tổng cộng 939 học viên Pháp Luân Công ở huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, theo các báo cáo do Minh Huệ Net tổng hợp.

Các học viên cáo buộc cựu độc tài Trung Quốc này đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo và yêu cầu ông ta phải chịu trách nhiệm cho những đau khổ to lớn mà họ đã phải gánh chịu bởi chiến dịch của ông ta. Các đơn kiện hình sự đã được gửi tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Nhiều học viên đã thuật lại việc Pháp Luân Công đã giúp họ phục hồi sức khỏe và mang đến cho họ một cái nhìn mới về cuộc sống. Ước mơ của họ là sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, tuy nhiên, nó đã tan vỡ khi Giang Trạch Dân phát động chiến dịch xóa bỏ môn tu luyện vào năm 1999.

Chỉ đơn giản bởi họ từ chối từ bỏ đức tin của mình, mà họ đã bị bắt, bị giam giữ, tra tấn, nhà bị lục soát, và đồ đạc cá nhân bị thu giữ. Nhiều người cũng đã phải chứng kiến cảnh gia đình họ bị liên lụy bởi đức tin của họ, trong khi một số khác bị bắt phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ.

Tóm tắt các đơn kiện tiêu biểu của các học viên

Ông Cao Chấn Cương (高振刚)

Ông Cao, 44 tuổi, bị giam giữ phi pháp, bị giam giữ trong một trại lao động cưỡng bức, và bị kết án 9 năm tù.

Vợ của ông bị giam giữ hai lần và cuối cùng đã qua đời bởi bị bức hại.

Ông Cao bị đưa đến Đồn Công an Trường Xuân vào ngày 1 tháng 2 năm 2002, ở đó họ đã lột bỏ toàn bộ y phục của ông và tra tấn ông trên ghế cọp trong hơn sáu giờ đồng hồ. Những người tra tấn ông còn dội nước vào đầu ông, sốc ông bằng dùi cui điện, dùng các dùi cui sắt để đánh cũng như đấm và đá ông, khiến ông đau đớn, vô cùng khó chịu và thống khổ. Họ tra tấn ông như vậy trong ba ngày.

Khi họ chuyển ông đến Trại tạm giam Thiết Bắc, các cánh tay và cẳng chân của ông đều bị sưng lên và bầm tím, ông gần như không thể bước đi. Mặc dù tình trạng sức khỏe của ông rất yếu, nhưng ông Cao bị còng tay và cùm chân trong tư thế khó khăn trong hai ngày, khiến ông đau đớn tột cùng.

2001-11-22-kx-7-4--ss.jpg

Phương thức tra tấn: Còng tay và cùm chân

Ông Cao bị đưa tới Nhà tù Cát Lâm vào ngày 20 tháng 11 năm 2003 và bị cấm tù chín năm ở đó. Ông bị tra tấn khi ở trong tù.

Bà Tôn Sỹ Anh (孙士英)

Bà Tôn Sỹ Anh, 55 tuổi, nguyên là giáo viên ở thôn Dương Thụ Lâm. Cuộc bức hại đã hủy hoại gia đình bà.

Ông Vương Khải Ba, chồng bà Tôn, bị sa thải, liên tục bị giam giữ, bị kết án lao động cưỡng bức và kết án bảy năm tù giam, ông đã bị tra tấn trong khi bị giam giữ. Ông qua đời ở tuổi 47 vì những thương tổn do bị tra tấn.

Bà Tôn cũng bị giam giữ hết lần này đến lần khác, phải trải qua nhiều phương thức tẩy não tàn bạo và lao động khổ sai. Bà bị nơi làm việc sa thải vào 2001.

“Tháng 3 năm 2003, cảnh sát đã đột nhập và lục soát nhà tôi. Họ dùng các ống cao su đánh vào mông và chân tôi cho đến khi chúng phủ đầy các vết bầm tím,” bà Tôn thuật lại trong đơn kiện.

Bà bị bắt giữ một lần nữa vào tháng 11 năm 2003 và bị giam trong Trại lao động cưỡng bức nữ Hắc Chủy Tử trong một năm. Ở trong trại, bà Tôn phải lao động 15 giờ mỗi ngày.

“Họ cấm tôi ngủ vào buổi tối, hòng ép tôi từ bỏ đức tin của mình. Trưởng phân trại với chân mang giày da đã đá tôi và dùng dùi cui điện sốc điện tôi trong cả một buổi chiều. Mặc dù vậy, tôi vẫn phải lao động cưỡng bức.”

Bà Lý Tú Hoa (李秀华)

Bà Lý Tú Hoa, 54 tuổi, người thôn Phục Long Tuyền. Bà bị đưa vào một trung tâm tẩy não ba lần, bị giam giữ năm lần và chịu một năm lao động cưỡng bức.

Chồng bà phải lao động cưỡng bức hai năm. Thêm vào đó, công an còn tống tiền gia đình bà 20.000 nhân dân tệ.

Trong khi bà và chồng đang bị giam cầm, hai con nhỏ của họ, 9 tuổi và 11 tuổi, bị bỏ lại bơ vơ. Trường học cũng ép các con của họ phải phỉ báng Pháp Luân Công, ngược đãi chúng, và khiến chúng bị áp lực và tổn thương tinh thần to lớn. Trường học đã không cho các em được tới lớp.

Khi công an lục soát nhà của họ, họ đã tát vào mặt lũ trẻ cho đến khi mặt chúng bị sưng phồng lên.

Mẹ đẻ và bố mẹ chồng của bà Tôn đã qua đời bởi sức ép và áp lực từ cuộc bức hại.

Bà Quách Tú Phân (郭秀芬)

Bà Quách Tú Phân, 82 tuổi, bị bắt giữ phi pháp sáu lần và bị tra tấn kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu. Cảnh sát đã thu giữ tiền, tiền lương hưu và các vật dụng cá nhân của bà Quách với giá trị lên đến hơn 100.000 nhân dân tệ.

“Tháng 3 năm 2003, tôi bị bắt, và bị giam giữ tại đồn công an địa phương trong ba ngày. Họ trói hai tay của tôi ra sau lưng và buộc chân của tôi vào ghế cọp, một dụng cụ tra tấn, cả ngày lẫn đêm,” bà Quách thuật lại trong đơn kiện.

“Khi tôi từ chối hợp tác trong cuộc thẩm vấn, cảnh sát đã cố gắng làm tôi ngạt thở bằng việc xiết chặt chiếc áo khoác của tôi cho đến khi tôi ngất đi. Sau đó họ dội nước lạnh lên đầu tôi và tôi bị ướt sũng từ đầu tới chân.”

Cảnh sát đã trèo tường và đột nhập và nhà của bà Quách vào tháng 7 năm 2014. Bà bị đưa đến đồn cảnh sát, tại đó bà đã bị thẩm vấn trong vòng một ngày, sau đó họ chuyển bà tới trại tạm giam số 3 Song Dương. Tuy nhiên, trại giam đã từ chối tiếp nhận bà bởi sức khỏe của bà quá yếu.

Ông Lý Dân (李民)

Ông Lý Dân, 54 tuổi, bị giam giữ hai lần, chịu án lao động cưỡng bức hai năm, liên tục bị sách nhiễu, tống tiền và tra tấn.

Ông bị cảnh sát bắt giữ vào tháng 10 năm 2000 bởi phân phát các tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Ông bị đánh đập bằng thắt lưng da, bị đấm và đá. Sau đó, họ chuyển ông tới Trại lao động cưỡng bức Triều Dương Câu.

“Gần như tuần nào tôi cũng bị tra tấn. Vào một ngày mùa đông rét buốt, họ đã lột trần tôi và bắt tôi phải ngồi trên giường với cửa sổ mở toang,” ông Lý nói.

“Khi tôi cố gắng ngăn một buổi họp nhằm phỉ báng Pháp Luân Công, tôi đã bị đánh đập tàn bạo và bị sốc điện bằng các dùi cui điện. Hai xương sườn của tôi bị gãy và máu chảy đầy trên mặt. Họ chỉ cho tôi ngủ hai giờ mỗi đêm trong chín ngày liên tiếp,” ông Lý thuật lại trong đơn kiện.

2010-7-15-minghui-persecution-electric-batons--ss.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Sốc điện

“Mùa xuân năm 2002, họ tăng cường tra tấn tàn bạo các học viên ở trong trại lao động cưỡng bức này, nơi đây giống như một lò mổ. Các dụng cụ được sử dụng để tra tấn tôi gồm roi làm bằng dây kim loại, dùi cui làm bằng kim loại, gậy và nẹp tre. Sau đó những kẻ bức hại đổ nước lạnh lên người tôi trước khi sốc tôi bằng các dùi cui điện. Sự đau đớn quả thực không thể diễn tả được,” ông Lâm thuật lại trong đơn kiện.

Bà Mạnh Kiệt (孟杰)

Bà Mạnh Kiệt nguyên là giáo viên trung học ở khu Khai An. Bà bị giam giữ và sau đó bị trường học đuổi việc bởi tu luyện Pháp Luân Công.

Cảnh sát đã trèo tường vào sân nhà bà vào đêm ngày 24 tháng 9 năm 2007, họ cậy cửa sổ và đột nhập vào nhà bà. Họ lục soát nhà bà và đưa bà vào Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử, để lại người con trai nhỏ 14 tuổi. Một người chú đã đón cậu bé, nhưng cậu bé đã bị tổn thương bởi sự sách nhiễu và bạo hành của cảnh sát.

Sau khi được trả tự do, bà Mạnh buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại thêm nữa. Hiện tại bà vẫn đang phải sống lang bạt.

Các trường hợp khác

Ông Đông Nhân Hoa (佟仁华), 68 tuổi, bị giam giữ bốn lần và hai lần bị kết án lao động cưỡng bức. Các quan chức còn tống tiền ông 10.000 nhân dân tệ.

Bà Lữ Hiểu Vi (吕晓薇), 36 tuổi, bị giam giữ phi pháp 10 lần, bị tra tấn và bị các quan chức tống tiền. Nhà của bà liên tục bị cảnh sát lục soát.

Bà Hàn Thục Cần (韩淑芹), 64 tuổi, bị giam giữ hai lần và bị tống giam trong các trại lao động cưỡng bức. Cảnh sát liên tục sách nhiễu gia đình bà.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/8/21/314451.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/31/152328.html

Đăng ngày 13-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share