[MINH HUỆ 11-06- 2015] Tổ chức Luật Nhân quyền cung cấp hai đơn kiện có liên quan nhằm hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang đệ đơn kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc -Giang Trạch Dân- người đã phát động và chỉ đạo cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Đây là “đơn kiện hình sự” (“Đơnkiện cá nhân” được xuất bản riêng). Cả hai đơn kiện này đều nên được sử dụng khi nộp đơn kiện.
“Đơn kiện hình sự” bao gồm cả những tội ác mà Giang Trạch Dân đã gây ra đối với thân thể các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Nó có thể được đệ trình là đơn kiện hình sự.
Tải về bản PDF Đơn kiện cá nhân
Tải về bản PDF Đơn kiện hình sự
Nội dung của “Đơn kiện hình sự” được trình bày sau đây.
ĐƠN KIỆN HÌNH SỰ
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Đối với
Giang Trạch Dân
Vì các tội: Tra tấn, giết người, giết người phi pháp, thu hoạch nội tạng, cưỡng hiếp và xâm phạm tình dục, bắt làm nô lệ, bắt giữ và bỏ tù sai trái, tham nhũng, bức hại, trộm cắp và phá hoại tài sản như trình bày dưới đây:
BỊ CAN:
1. Giang Trạch Dân sinh ngày 17 tháng 8 năm 1926 tại Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc. Năm 1947, bị can tốt nghiệp trường Đại học Giao thông Thượng Hải với bằng cử nhân kỹ thuật điện. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, họ Giang được đào tạo tại Công xưởng ô tô Stalin ở Nga và làm việc tại Xưởng Ô tô số 1 Trường Xuân. Sau đó, bị can làm việc trong lĩnh vực dịch vụ công, và năm 1983, trở thành ủy viên Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Điện tử.
2. Giang Trạch Dân trở thành Thị trưởng thành phố Thượng Hải vào năm 1985. Bị can trở thành Bí thư Thành ủy Thượng Hải, ủy viên Bộ Chính trị Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1987. Bị can trở thành Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1989, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1993.
3. Giang Trạch Dân giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và là ủy viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị từ năm 1989 đến năm 2002. Bị can từng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 đến năm 2004. Họ Giang là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1993 đến năm 2003.
QUYỀN XÉT XỬ
4. Quyền xét xử phù hợp với Điểm 1 đến 14 tại Điều 5 của Luật Tố tụng Hình sự, trao quyền hạn tư pháp cho các tòa án nhân dân xét xử các vụ án hình sự theo Luật Hình sự Trung Quốc.
5. Quyền xét xử phù hợp với Điểm 15 và 16 theo Công ước chống Diệt chủng, được nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa ký và phê chuẩn vào ngày 20 tháng 7 năm 1949; và Công ước chống Tra tấn, được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký vào ngày 12 tháng 12 năm 1986, được phê duyệt vào ngày 4 tháng 10 năm 1988.
6. Quyền xét xử phù hợp với Điểm 17 và 18 của thông lệ quốc tế, theo thực tiễn chung của các quốc gia được chấp nhận và coi là luật, theo quy định tại Điều 38 (1) (b), Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế mà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một bên phê chuẩn trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Thông lệ luật quốc tế bắt buộc các nước phải cấp thẩm quyền phổ quát cho lĩnh vực tư pháp đối với các hành vi vi phạm sau đây: đàn áp, buộc lưu vong, bắt cóc như một tội ác chống lại loài người (Điểm 17), và giam giữ tùy tiện kéo dài (Điểm 18).
SỰ KIỆN VÀ CHỨNG CỨ
7. Pháp Luân Công là đức tin tâm linh hay tín ngưỡng hòa bình, phi bạo lực và được hàng triệu học viên ở Trung Quốc và các nơi khác luyện tập. Hoàn toàn phi bạo lực và từ bi là hai trong số những nguyên lý cốt lõi của pháp môn.
8. Các học viên Pháp Luân Công được tự do gặp gỡ và luyện tập môn của họ mà không sợ bị trả thù có hệ thống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, ngoại trừ ở Trung Quốc Đại lục.
9. Từ cuối những năm 1990, các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc trở thành nạn nhân của một chiến dịch bức hại đầy bạo lực.
10. Năm 1997, Giang Trạch Dân, liên kết với đồng minh thân cận nhất của mình là La Cán trong chiến dịch chống Pháp Luân Công, khi đó là Phó Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, ra lệnh cho các sỹ quan công an cấp quốc gia tiến hành điều tra Pháp Luân Công ở Trung Quốc để biện minh với các lãnh đạo Đảng về một cuộc đàn áp bạo lực (“đấu tranh”) đối với các học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc. Sau hai năm điều tra, các cán bộ điều tra vẫn chưa thể tìm ra một cơ sở hợp pháp cho lệnh cấm.
11. Mặc dù không có cơ sở pháp lý chính thức hay thẩm quyền thực sự nào, Giang Trạch Dân vẫn tiến hành một loạt hành động dẫn đến sự khởi phát và phát triển của hàng loạt tội ác trong chiến dịch đấu tranh chống Pháp Luân Công.
12. Ví dụ, Giang Trạch Dân đã soạn một loạt bài diễn văn và thư để gửi cho các cán bộ Đảng và Nhà nước, trong đó chỉ thị việc chuẩn bị cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Những bài diễn văn và thư này đã được Văn phòng Uỷ ban trung ương ĐCSTQ chuyển đến (1) các ủy viên Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, (2) Bộ trưởng và các quan chức cấp tỉnh, và (3) Vụ trưởng các Vụ thuộc Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và các bộ trưởng trong Hội đồng Nhà nước.
13. Ngày 25 tháng 4 năm 1999, Giang Trạch Dân có những dấu hiệu chuẩn bị cho sự phát động cuộc đấu tranh bạo lực chống lại Pháp Luân Công. Họ Giang đã thông qua Văn phòng Uỷ ban trung ương ĐCSTQ gửi một lá thư tới nhiều lãnh đạo Đảng vào tháng Tư, yêu cầu họ nghiên cứu lá thư một cách cẩn thận và thực hiện những chỉ thị trong đó.
14. Vào ngày 29 tháng 4 năm 1999, Giang Trạch Dân đã viết một bức thư cho Bộ Chính trị chỉ thị cho các lãnh đạo Đảng “đối phó với” các vấn đề Pháp Luân Công theo chi tiết trong đó.
15. Ngày 8 tháng 5 năm 1999, Giang Trạch Dân là tác giả của một bản ghi nhớ hướng dẫn các lãnh đạo Đảng cách ngấm ngầm chuẩn bị cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công (tức là, cách trừng phạt nghiêm khắc các học viên Pháp Luân Công, những nguồn lực Đảng sử dụng cho mục đích này, và những người chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ lệnh của Đảng nói chung liên quan đến nhiệm vụ này). Biên bản ghi nhớ này đã được đưa vào và được tham chiếu bởi các văn bản chính thức của các cấp ủy Đảng tỉnh, thành phố với các hướng dẫn về việc nghiên cứu nó một cách cẩn thận và thực hiện chỉ thị trong đó.
16. Ngày 7 tháng 6 năm 1999, Giang Trạch Dân đã gửi thư kêu gọi Bộ Chính trị thực hiện một chiến dịch đấu tranh đàn áp rộng khắp chống lại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, cho phép giết người, chuyển hóa bằng cách tra tấn, và bằng nhiều cách khác đàn áp học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc chỉ vì niềm tin tâm linh hay tín ngưỡng của họ.
17. Trong bức thư này, Giang Trạch Dân trực tiếp ra lệnh thành lập “Nhóm lãnh đạo” (Nhóm này và văn phòng của nó đã được thành lập ba ngày sau đó vào ngày 10. Đó cũng là lý do ra đời cái tên “Phòng 610”). Trong thư, họ Giang viết: “các vấn đề Pháp Luân Công liên quan đến các vấn đề chính trị và xã hội sâu sắc và trong một bối cảnh quốc tế phức tạp. Đây là sự cố đáng kể nhất kể từ cuộc khủng hoảng chính trị vào năm 1989. Chúng ta phải xem xét nó một cách nghiêm túc, nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra biện pháp đối phó hiệu quả”. Bức thư so sánh các học viên Pháp Luân Công với những người biểu tình Thiên An Môn năm 1989, những người đã bị thảm sát vì các cuộc biểu tình bất bạo động của họ. Đây cũng là một lệnh của họ Giang để huy động Đảng thực hiện bức hại Pháp Luân Công.
18. Trong thư này, Giang Trạch Dân cũng tuyên bố: “Trung ương Đảng quyết định rằng Lý Lam Thanh sẽ xúc tiến thiết lập một “Nhóm lãnh đạo” chuyên xử lý các vấn đề về Pháp Luân Công. Lý Lam Thanh sẽ là Trưởng nhóm. Đinh Quang Căn và La Cán sẽ là Phó trưởng nhóm. Các thành viên khác sẽ là các lãnh đạo từ tất cả các phòng ban liên quan của Đảng. Nó sẽ tập trung tất cả nỗ lực nhằm thảo luận và thực hiện các bước chi tiết, chiến thuật, biện pháp để giải quyết các vấn đề Pháp Luân Công. Uỷ ban Trung ương Đảng, và tất cả Đảng ủy cấp trung ương, cấp tỉnh, khu tự trị, thành phố, và đô thị khác phải hợp tác chặt chẽ. Nhóm lãnh đạo được đề cập ở đây sau này được gọi là “Nhóm lãnh đạo chuyên xử lý các vấn đề về Pháp Luân Công” (sau đây được gọi là “Nhóm lãnh đạo”). Nó điều hành một tổ chức được gọi là “Phòng chuyên xử lý các vấn đề về Pháp Luân Công”, cũng còn được gọi là “Phòng 610”.
19. Liên quan đến việc trong thư của Giang Trạch Dân ra lệnh rằng “Ủy ban Trung ương Đảng, và tất cả phòng ban của Đảng ở cấp nhà nước, tỉnh, khu tự trị, thành phố, và đô thị khác phải hợp tác chặt chẽ”, nó cũng trao cho Nhóm lãnh đạo quyền lực tối cao, vượt trên cả chính quyền hiện hành của Đảng và Nhà nước. Vì Ủy ban Trung ương Đảng và tất cả các phòng ban cấp nhà nước phải thực hiện theo chỉ thị, mệnh lệnh của Nhóm lãnh đạo, nhóm này sẽ chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp trước họ Giang.
20. Ngôn ngữ mà Giang Trạch Dân sử dụng trong thư này thể hiện ý đồ của ông ta nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công bằng các chiến thuật tương tự được sử dụng để đánh bại một kẻ thù quân sự, ví dụ, “xây dựng chiến lược và chiến thuật vũ trang, và chuẩn bị đầy đủ cho công tác phân chia và làm suy yếu Pháp Luân Công. Chúng ta không nên tham gia một cuộc chiến mà không có sự chuẩn bị”.
21. Lá thư này cũng đã tạo dựng tiền đề cho các chiến dịch tuyên truyền được đưa ra sau đó nhằm chống lại Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công, bằng cách đánh lừa người dân Trung Quốc về bản chất thật của Pháp Luân Công và cung cấp một sự biện minh giả tạo cho sự đàn áp của Nhóm này. Các trường hợp giả mạo mà Giang Trạch Dân đã tạo dựng làm mẫu hình tuyên truyền có thể kể tới như: các trường hợp tử vong do rối loạn tâm thần đã được tạo ra để vu khống Pháp Luân Công và sau đó được Phòng 610 sử dụng như là “bằng chứng” dưới sự chỉ đạo của họ Giang.
22. Trong những tháng cuối năm 1999, Giang Trạch Dân tiếp tục sử dụng nhiều phòng ban khác nhau dưới quyền, vị trí của các cơ quan chức năng, mối quan hệ với các nhân vật lãnh đạo chủ chốt của Đảng, quyền lực chính trị và quân sự để đàn áp và khủng bố học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
23. Từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 7, Giang Trạch Dân tranh thủ được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo của Ðảng bằng cách tung ra một chiến dịch điều tra nội bộ để khiến các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng thấy rằng việc nhổ tận gốc Pháp Luân Công là cần thiết khi thực tế đặt ra một mối đe dọa cho sự sống còn của Đảng Cộng sản.
24. Vào tháng 7 năm 1999, phối hợp với Ủy ban Trung ương Đảng, Giang Trạch Dân ra lệnh rằng tất cả các đảng viên tu luyện Pháp Luân Công phải chịu “chuyển hóa” hoặc “ép chuyển hóa”, có nghĩa là bị tra tấn.
25. Vào ngày 19 tháng 7, một ngày trước khi triển khai việc bắt giữ và giam giữ trái phép các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng, Giang Trạch Dân có một bài phát biểu tại một cuộc họp tỉnh ủy với các nhà lãnh đạo Đảng để thúc đẩy việc thực hiện những mệnh lệnh cuối cùng cho việc bắt đầu cuộc đàn áp.
26. Hai ngày sau đó, theo các mệnh lệnh trực tiếp hoặc gián tiếp của Giang Trạch Dân, các phương tiện truyền thông của Đảng tuyên bố cuộc đàn áp chính thức bắt đầu vào ngày 22 tháng 7 năm 1999.
27. Ngày 24 Tháng 8 năm 1999, với sự phối hợp của Văn phòng Trung ương Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Hội đồng Nhà nước, Giang Trạch Dân ra lệnh chuyển hóa tư tưởng của tất cả các học viên Pháp Luân Công, bất kể có phải là Đảng viên hay không, và lần đầu tiên nhấn mạnh vào vai trò then chốt của chuyển hóa hiệu quả trong các chiến dịch đấu tranh chống Pháp Luân Công.
28. Trong suốt thời gian này, hợp tác với Giang Trạch Dân và dưới sự chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp của ông ta:
· Các cán bộ chủ chốt ở Bộ Công an đã tự ban hành thông báo cấm việc tu luyện Pháp Luân Công, mà không có thẩm quyền pháp lý hay cơ sở pháp luật nào. Các quan chức này cũng đã tước quyền công dân trong việc kháng cáo và kháng nghị được quy định trong Hiến pháp Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công. Một lần nữa, họ thực hiện điều này mà không có thẩm quyền pháp lý hoặc cơ sở pháp luật nào.
. Các cán bộ công an chủ chốt của Trung Quốc, cùng với những người khác, đã ban hành một thông tư kêu gọi phá hủy tất cả các ấn phẩm liên quan đến môn tu luyện tâm linh Pháp Luân Công và tiến hành điều tra, trừng phạt tất cả các đơn vị và cá nhân nào thực hiện xuất bản, in ấn, sao chép, và phân phối các tài liệu đó. Họ đã làm điều này bất chấp việc pháp luật bảo vệ quyền bất khả xâm phạm tài sản cá nhân của tất cả các công dân Trung Quốc, bao gồm cả sách của họ.
· “Phòng 610” đẩy mạnh các chiến dịch thông qua (1) liên tục truyền bá các thông tin và những lời dối trá gây hiểu lầm về pháp môn tu luyện tâm linh ôn hoà này, và (2) yêu cầu xử lý các vụ án về Pháp Luân Công phải nhất quán với chính sách chống Pháp Luân Công của Đảng. Ở một số vùng, “Phòng 610” yêu cầu thêm rằng các luật sư do Đảng chỉ định và các luật sư khác biện hộ cho Pháp Luân Công phải chấp nhận lời cáo buộc “có tội” khi bắt đầu phiên xử học viên Pháp Luân Công, các thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết “có tội” khi kết thúc phiên tòa.
29. Trong suốt tháng 8 và tháng 9, các nhà lãnh đạo của Ðảng và đặc biệt là bộ máy tuyên truyền của Đảng, đã cùng phối hợp dưới sự chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp của Giang Trạch Dân, dàn dựng một chiến dịch truyền thông xuyên suốt để tạo ra chứng cứ giả tạo cho tội trạng của Pháp Luân Công nhằm biện minh cho việc bao vây bất hợp pháp sau này cũng như việc giam giữ, thẩm vấn, và bức hại Pháp Luân Công, đồng thời kích động cảnh sát và các lực lượng an ninh khác thực hiện các hành động phi pháp nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, và huy động sự tham gia của công chúng trong cuộc đàn áp.
30. Ngày 25 tháng 10 năm 1999, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Pháp La Figaro, Giang Trạch Dân công khai mô tả Pháp Luân Công là một mục tiêu phù hợp của bạo ngược và đàn áp khi ông ta quy kết pháp môn tu luyện tinh thần ôn hòa này là một “tà giáo”. Giang Trạch Dân đã sử dụng cụm từ này trước khi bất kỳ tài liệu hoặc phương tiện truyền thông nào của Đảng sử dụng thuật ngữ này, minh chứng (một lần nữa) rằng Giang Trạch Dân đã đưa ra các quyết định cá nhân để thực hiện các chiến dịch đàn áp và thúc đẩy nó. Hai ngày sau, ngày 27 tháng 10, tờ Thời báo Nhân dân, trong sự hợp tác toàn diện và dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, đã xuất bản một bài báo vu khống rằng có đủ bằng chứng để chứng minh rằng Pháp Luân Công là một tà giáo.
31. Năm ngày sau buổi phỏng vấn của Giang Trạch Dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhân dân đã gia nhập liên minh này và ban hành “Quyết định cấm các tổ chức dị giáo”, hay “tà giáo”. Điều này cuối cùng đã dẫn tới một đạo luật sai trái, phi pháp, mơ hồ, sơ sài, vô tiền khoáng hậu mà cho phép bỏ qua mọi nguyên tắc và thông lệ của ‘chế độ pháp trị’.
32. Cũng trong tháng 10 năm 1999, các cán bộ chủ chốt ở cả Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành “Diễn giải… Liên quan đến Luật áp dụng để xử lý các trường hợp tổ chức và sử dụng tà giáo để phạm tội.” Tài liệu này đưa ra khái niệm một “tà giáo” với các đặc tính mà trước đó đã được các phương tiện truyền thông do Đảng kiểm soát và các tổ chức Đảng và chính phủ khác gán cho Pháp Luân Công, do đó đưa tới việc không thể tránh khỏi là các học viên Pháp Luân Công sẽ bị đưa ra xét xử theo các điều luật và quy định độc đoán hay thay đổi của họ.
33. Tháng 11 năm 1999, trong một Thông cáo diễn giải cho quyết định “Diễn giải” vào tháng 10 năm 1999 của họ, cán bộ chủ chốt tại Tòa án nhân dân tối cao cung cấp hướng dẫn cho các tòa án nhân dân trên khắp Trung Quốc để xử lý các vụ xét xử học viên Pháp Luân Công. Theo văn kiện ngày 14 tháng 1 năm 2000 của Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Đề xuất liên quan đến vấn đề xử lý hiện nay đối với các án hình sự dành cho học viên Pháp Luân Công”, phán quyết và bản án dành cho các học viên Pháp Luân Công trong các phiên tòa (giả) sẽ được quyết định trước trong các cuộc họp Đảng do Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng tổ chức.
34. Đến năm 2000, chi nhánh của “Phòng 610” đã có mặt tại Ủy ban Trung ương Đảng và ở tất cả các chi bộ địa phương. Trong sự hợp tác toàn diện và dưới sự chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp của Giang Trạch Dân, “Phòng 610” đã sử dụng quyền lực của mình để lèo lái và thực hiện các chiến dịch đấu tranh trên toàn quốc đối với Pháp Luân Công. “Phòng 610” địa phương chuyên bắt giữ và Cục 26 Bộ Công an ở Bắc Kinh là trung ương đầu não. “Phòng 610” và nhân viên của họ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công, đặc biệt là thông qua truy cập trực tiếp vào “Tấm chắn vàng” – cơ sở dữ liệu về học viên Pháp Luân Công.
35. Bên cạnh đó, “Phòng 610”, trong sự hợp tác toàn diện và dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, đã ban hành các thông báo và hướng dẫn công khai, yêu cầu Viện kiểm sát, toà án, và các luật sư hỗ trợ lập trường kiên định của Đảng chống lại các thành viên tôn giáo. Ví dụ, một thông báo điển hình của “Phòng 610” như sau: “Yêu cầu ngăn chặn và kiểm soát các tình huống thù địch”, yêu cầu tất cả các luật sư do Đảng chỉ định và các luật sư khác biện hộ cho Pháp Luân Công phải chấp nhận lời cáo buộc “có tội” khi bắt đầu phiên xử học viên Pháp Luân Công, các thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết “có tội” khi kết thúc phiên tòa, và đại diện của “Phòng 610” sẽ gặp gỡ với các quan chức tòa án như công tố viên và thẩm phán trước phiên xét xử để đảm bảo rằng họ sẽ trừng phạt nghiêm khắc các học viên Pháp Luân Công tại phòng xử án.
36. Trong năm 2000 hoặc đầu năm 2001, Hiệp hội các luật sư Trung Quốc (“ACLA”), với sự hợp tác toàn diện và dưới thẩm quyền và ảnh hưởng của Giang Trạch Dân, đã ban hành thông báo và hướng dẫn để đảm bảo rằng tất cả các luật sư ở Trung Quốc sẽ hỗ trợ các hành động của Giang Trạch Dân chống lại Pháp Luân Công. Ví dụ, trong cuộc họp vào ngày 13 tháng 2 năm 2001 được tổ chức tại Văn phòng Tư pháp thành phố Trùng Khánh để thiết lập các nguyên tắc pháp lý trong việc xử lý các trường hợp Pháp Luân Công, các phòng ACLA địa phương yêu cầu tất cả các luật sư phải theo chính sách của Đảng đối với các vụ xét xử học viên Pháp Luân Công, gồm cả hướng dẫn trong đó yêu cầu tất cả các luật sư “nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của chiến dịch đấu tranh chống lại Pháp Luân Công.”
37. Tổ chức Đảng trên toàn quốc cũng có lập trường như vậy và khẳng định lại lời kêu gọi của Giang Trạch Dân là đấu tranh chống Pháp Luân Công. Theo hồ sơ hiện có trên các trang web của Đảng, các cấp ủy Đảng trên toàn quốc bắt đầu tổ chức hội nghị, hội thảo, và các diễn đàn để học thông báo của Ủy ban Trung ương Đảng có chứa các bài phát biểu của Giang Trạch Dân, trong đó kêu gọi đàn áp bạo lực và tiêu diệt Pháp Luân Công. Các ủy ban này mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ, và đã hành động để thúc đẩy chiến dịch chống Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân.
38. Các bộ máy truyền thông vẫn hợp tác với Giang Trạch Dân, tiếp tục tuyên truyền nhằm đảm bảo rằng Pháp Luân Công sẽ là đối tượng bị đấu tranh như một kẻ thù của Đảng (và là tà giáo). Ngoài kêu gọi bạo lực đàn áp Pháp Luân Công, những bài viết kích động của họ – giống như được sử dụng trong các cuộc thảm sát đầy bạo lực nhằm tiêu diệt dân Do Thái ở Châu Âu – đã so sánh học viên Pháp Luân Công với những con virus nửa người, với dịch bệnh, sâu bọ, ký sinh trùng, ma quỷ, kẻ tâm thần, và kẻ thù của nhà nước. Sau khi cả thế giới tập trung vào khủng bố toàn cầu ngày càng leo thang trong năm 2001, những người được xác định là học viên Pháp Luân Công còn bị dán thêm nhãn là “những kẻ khủng bố.” Trong một vụ việc đại diện, Hiệp hội chống tà giáo Trung Quốc, một tổ chức có quan hệ thân tín với Giang Trạch Dân chuyên đàn áp Pháp Luân Công, đã xuất bản và đưa ra những nhận định một cách rõ ràng về chiến lược tiêu diệt Pháp Luân Công để biện minh cho việc hủy diệt của họ (“tôi nói rằng trước tiên chúng ta định nghĩa nó là khủng bố do đó có thể sử dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào”).
39. Đồng thời, nhiều quan chức Đảng đã nghe nói đến hoặc đã đọc bài phát biểu của Giang Trạch Dân. Họ không chỉ truyền đi mệnh lệnh của Giang Trạch Dân về chiến dịch đàn áp bạo lực với Pháp Luân Công, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng Pháp Luân Công trở thành mục tiêu mới nhất trong chiến dịch chống Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân thông qua việc sử dụng những lời hùng biện và tranh luận của ông ta trong chính các bài phát biểu, các văn bản chính sách, và/hoặc các văn bản hướng dẫn của họ. Những hướng dẫn và mệnh lệnh của họ đã khiến các học viên Pháp Luân Công bị đàn áp và bức hại bất hợp pháp tại các tòa án, viện kiểm sát, các trại lao động, và các trại tạm giam. Các phương tiện truyền thông hàng đầu và các chiến dịch tuyên truyền rộng khắp cũng góp phần tăng cường bức hại..
40. Mặc dù một số thẩm phán và công tố viên, cùng với các luật sư đã âm thầm phản đối chiến dịch bất hợp pháp đối với Pháp Luân Công, nhiều nhà lãnh đạo Đảng và đồng phạm khác vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống pháp luật như một công cụ bức hại, với sự hỗ trợ toàn diện của “Phòng 610”, của Hiệp hội Luật sư Trung Quốc, và của một số thành viên thuộc văn phòng công tố viên.
41. Mặc dù một số nhân viên “Phòng 610” đã thoái thác và/hoặc từ bỏ vị trí của mình do mong muốn tách mình ra khỏi chiến dịch đàn áp, theo một số nhân chứng và báo cáo của các chuyên gia, việc áp dụng tra tấn và tẩy não đã tăng mạnh vào năm 2001 dưới sự chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp của Giang Trạch Dân và vẫn đang tiếp diễn tại thời điểm tháng 6 năm 2015.
42. Trong năm 2010, “Phòng 610” trung ương đã phát động một chiến dịch tăng cường chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc trong ba năm. Văn bản chính thức đề cập đến chiến dịch đã được tìm thấy trên các trang web của Chính phủ và của Đảng trong gần như mọi phán quyết cấp tỉnh. Phương thức giám sát và lạm dụng tù nhân được tiêu chuẩn hóa cao trong các nỗ lực phối hợp để chuyển hóa hoàn toàn các học viên ngoan cố. Tài liệu của Uỷ ban Chính trị và Pháp luật và tài liệu của liên minh “Hiệp hội chống tà giáo” đã vạch ra một số chiến lược và phương pháp được sử dụng trong chiến dịch. Ví dụ, các tài liệu này đề xuất các lực lượng an ninh của Đảng thực hiện đến thăm nhà các học viên đã bị “chuyển hóa” đã được thả và ép buộc các nhà tuyển dụng, các thành viên gia đình, hàng xóm của các học viên cùng tham gia vào những nỗ lực chuyển hóa này.
43. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch đấu tranh, các học viên Pháp Luân Công đã bị chết ở trong tù hoặc một thời gian sau khi được thả ra khỏi tù, các trại lao động cải tạo, các trại tạm giam, và các cơ sở chuyển hóa bắt buộc. Các nạn nhân thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội, và ở các khu vực địa lý khác nhau. Đa số chết do bị tra tấn về thể chất và tinh thần hoặc bị từ chối quyền được chăm sóc y tế trong khi bị giam giữ.
44. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch đấu tranh, các cán bộ công an đã lạm dụng quyền lực của mình thông qua việc thu tiền phạt bất hợp pháp, tịch thu tài sản bừa phứa, tống tiền các học viên Pháp Luân Công và gia đình của họ để lừa phỉnh và ép buộc nhận tội sai hoặc thu thập thông tin nhạy cảm từ họ. Các quản giáo hoạt động dưới sự bảo trợ của Đảng cộng sản Trung Quốc đã giảm hoặc xóa hạn tù cho các tù nhân để đổi lấy việc họ giết hoặc đánh đập tàn bạo các tù nhân khác (thường là học viên Pháp Luân Công). Cảnh sát và các quản giáo đã buộc gia đình các học viên Pháp Luân Công phải hối lộ để bảo vệ các học viên Pháp Luân Công khỏi bị đối xử tàn bạo hơn.
45. Kể từ năm 2001, nếu không phải trước đó, cảnh sát Trung Quốc đã đột nhập vào nhà các học viên Pháp Luân Công và lấy đi những tài sản liên quan đến hoạt động của Pháp Luân Công của họ, và trong một số trường hợp thậm chí còn đánh cắp cả những tài sản không hề liên quan đến Pháp Luân Công.
46. Kèm theo đơn khởi kiện chính thức này là những cáo buộc cụ thể đối với trường hợp của tôi. Xin xem đính kèm “Đơn kiện cá nhân.”
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
47. Cá nhân Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội ác được liệt kê dưới đây trong đơn kiện này, những tội ác mà ông ta đã khởi xướng, dàn dựng, lên kế hoạch, ra lệnh, phát động, thực hiện, quản lý, xúi giục và tham gia. Bằng việc sử dụng từ “tham gia”, Viện kiểm sát không có hàm ý buộc tội cụ thể có tính cá nhân. Thay vào đó, “tham gia” trong đơn kiện này đề cập đến việc tham gia vào một tội ác chung như là một đồng phạm.
Tội ác thông đồng
48. Giang Trạch Dân là diễn viên chính chủ chốt trong tội ác thông đồng, với mục đích là đàn áp khủng bố và chuyển hóa bắt buộc thông qua tra tấn hàng triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
49. Tội ác thông đồng này được Giang Trạch Dân khởi xướng vào tháng 6 năm 1999. Các cá nhân tham gia tội ác này bao gồm Giang Trạch Dân, Lý Lam Thanh, La Cán, Lưu Kinh và Chu Vĩnh Khang.
50. Các tội ác liệt kê trong các điểm từ Điểm 1-18 trong đơn kiện này là đối tượng của tội ác thông đồng. Ngoài ra, các tội ác được liệt kê trong các Điểm 1-18 là hậu quả tự nhiên và tất yếu khi tội ác thông đồng này được thực hiện và bị cáo nhận thức được rằng những tội ác như vậy là kết quả có khả năng xảy ra nếu không phải là chắc chắn của việc tiến hành tội ác thông đồng.
51. Tâm điểm của tội ác thông đồng này là quyết định phát động một chiến dịch “đấu tranh” bạo lực đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân. Từ tiếng Trung “đấu tranh” là một thuật ngữ chỉ hoạt động đàn áp chính trị cụ thể đối với ý thức hệ, và là một phần trong văn hóa đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi một nhóm các cá nhân được xác định là mục tiêu của một chiến dịch “đấu tranh”, hàm ý là rõ ràng: nhất thiết phải bỏ qua luật pháp để bức hại người đó hoặc nhóm đó.
52. Để tội ác thông đồng này đạt được mục tiêu của nó, Giang Trạch Dân đã cấu kết với hoặc thông qua một vài cá nhân trong tội ác thông đồng. Mỗi thành viên hoặc đồng phạm trong nhóm thực hiện vai trò hoặc các vai trò đóng góp đáng kể vào mục tiêu tổng thể của nhóm. Vai trò của những người tham gia hoặc các đồng phạm bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn, những điều sau đây:
53. Lý Lam Thanh, ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1997 đến năm 2002, được bị cáo bổ nhiệm là người đứng đầu của “Nhóm lãnh đạo chuyên xử lý các vấn đề về Pháp Luân Công.” Lý Lam Thanh chịu trách nhiệm về chính sách và hoạt động của tổ chức này từ khi thành lập vào ngày 10 tháng 6, 1999. Do đó, Lý Lam Thanh chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các hoạt động bạo lực do tổ chức này thực hiện nhằm đàn áp và chuyển hóa bắt buộc các học viên Pháp Luân Công trong quãng thời gian này.
54. La Cán, Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và là người đứng đầu “Nhóm lãnh đạo” từ năm 2002 đến năm 2007, trực tiếp chịu trách nhiệm đối với các hoạt động bạo lực do tổ chức này thực hiện nhằm đàn áp và chuyển hóa bắt buộc các học viên Pháp Luân Công trong quãng thời gian này.
55. Lưu Kinh là một trong những đồng phạm chủ chốt của Giang Trạch Dân trong chiến dịch đàn áp bất hợp pháp đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Giang Trạch Dân lựa chọn Lưu Kinh đóng vai trò dẫn đầu trong cuộc đấu tranh chống Pháp Luân Công, với vị trí là Phó “Phòng 610” trung ương từ tháng 6 năm 2000 đến tháng 9 năm 2001. Tháng 9 năm 2001, Giang Trạch Dân thăng chức cho Lưu Kinh, lên vị trí Phó “Phòng 610” trung ương đến tháng 10 năm 2009. Tháng Giêng năm 2001, Giang Trạch Dân lựa chọn Lưu Kinh vào chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Trong những vị trí này, Lưu Kinh đã phát triển và thực hiện tất cả các chỉ thị của cả Giang Trạch Dân và Lâu Cát Ân đối với “Nhóm lãnh đạo”. Chúng bao gồm các lệnh bắt giữ, bắn, và bằng nhiều cách khác giết, chuyển hóa, tra tấn và lạm dụng Pháp Luân Công. Đồng thời, ông ta đã tạo dựng những dối trá và đơm đặt đối với các học viên và với pháp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công nhằm biện minh và kích động cho tội ác của Giang Trạch Dân. Đặc biệt, ông ta đã ra lệnh bắn giết các học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân vào tháng Giêng năm 2002, cũng như mệnh lệnh của ông ta nhằm triệt để tiêu diệt các nhóm tâm linh. Ông ta cũng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những tội ác đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trại lao động Mã Tam Gia khét tiếng, nơi mà ông ta đã giúp xây dựng chỉ để thực hiện các lệnh của Giang Trạch Dân nhằm tra tấn đến chết tất cả các học viên Pháp Luân Công từ chối công khai từ bỏ Pháp Luân Công và giúp các cơ quan chức năng tìm ra các học viên khác để đấu tranh bất hợp pháp. Bất cứ nơi nào Lưu Kinh đi qua, ông ta cũng để lại dấu ấn chết chóc. Ông ta đưa ra những chỉ dẫn và cách thực hành các biện pháp tra tấn và giết hại các học viên Pháp Luân Công không chỉ tại Trường Xuân và Mã Tam Gia, mà còn ở các thành phố khác trên khắp Trung Quốc.
56. Với cương vị Tổng Bí thư của Đảng, Giang Trạch Dân đã tiến hành kiểm soát thực sự hoặc gây ảnh hưởng lớn đối với những thành viên trong nhóm tội ác thông đồng nêu trên và họ Giang hoặc cá nhân thực hiện hoặc phối hợp với những người này và những người khác đã biết hoặc chưa được biết tới, nhằm kiểm soát thực sự hoặc gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Đảng (bao gồm cả các ủy ban khác nhau và các tiểu ban ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và thành phố), Bộ Công an, “Phòng 610”, và mạng lưới các nhà tù, trại giam, bệnh viện tâm thần, “hắc lao”, và các trại lao động cải tạo. Với cương vị là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương, ông ta đã có thể đảm bảo cho các ý đồ và các kế hoạch của mình sẽ được và đã được thực hiện.
57. Giang Trạch Dân đã thực hiện một số bước để đảm bảo rằng các chiến dịch đấu tranh chống Pháp Luân Công sẽ tiếp diễn ngay cả sau khi ông ta không còn giữ chức vụ Chủ Tịch nước và Tổng bí thư Đảng. Đầu tiên, ông ta tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương trong hai năm tiếp theo. Ngoài ra, ông ta bổ sung thêm hai vị trí trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, đưa hai người cần thiết nhất để đảm bảo sự tiếp nối của chiến dịch: Lý Trường Xuân và La Cán (người đã được Giang Trạch Dân thay thế bằng đệ tử trung thành Chu Vĩnh Khang vào năm 2007). Cuối cùng, khi nghỉ hưu, ông ta đã sắp xếp để mỗi người trong Ủy ban Thường vụ chỉ có một phiếu biểu quyết, và không có quyền phủ quyết, thậm chí ngay cả với Chủ tịch và Tổng bí thư mới Hồ Cẩm Đào. Kết quả của diễn tập chiến lược này là Giang Trạch Dân đã bảo vệ chính mình và phe cánh của ông ta khỏi chịu trách nhiệm đối với những tội ác mà họ gây ra đối với Pháp Luân Công, trong khi đồng thời đảm bảo việc tiếp tục các hành vi và các hoạt động bất hợp pháp.
58. Giang Trạch Dân là nhân vật chủ chốt trong tội ác thông đồng này vì ông ta chính là người khởi xướng, thành lập, điều hành, lên kế hoạch, triển khai, thực hiện và quản lý đối với chiến dịch đấu tranh khủng bố đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta nắm trong tay quyền lực và ảnh hưởng để khởi xướng chiến dịch này và đã làm như vậy thông qua quyết định thực hiện các hành vi sau đây:
59. Khởi xướng và Thiết kế
a) Năm 1997, Giang Trạch Dân, với sự giúp đỡ của La Cán, đã ra lệnh cán bộ Công an cấp quốc gia tiến hành điều tra hoạt động của môn tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc, từ đó đưa ra thảo luận trong giới lãnh đạo Đảng, nhằm ban hành lệnh cấm và thực hiện chuyển hóa và đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Sau hai năm điều tra, công an vẫn chưa thể tìm ra một cơ sở hợp pháp nào để ban bố lệnh cấm.
b) Tuy nhiên, mặc dù không có bằng chứng hay cơ sở biện minh, trong một số bài phát biểu và thư từ, ông ta vẫn khởi xướng và thiết kế chiến dịch đàn áp.
c) Tháng 5 năm 1999, ông ta đã thiết kế xong những phần chính của chiến dịch đàn áp này, ví dụ, làm thế nào để đàn áp Pháp Luân Công, những nguồn lực nào của Đảng sử dụng cho mục đích này. Trong một bản ghi nhớ, ông ta đã công khai nó với các lãnh đạo chủ chốt của Đảng.
d) Tháng 6 năm 1999, trong phát biểu của ông ta trước Bộ Chính trị, ông ta đã thành lập “Nhóm lãnh đạo chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công” và bộ phận thi hành, còn gọi là “Phòng 610”. Ông ta đã chỉ đạo và trao cho nó quyền thực thi đàn áp khủng bố và chuyển hóa bắt buộc đối với các học viên Pháp Luân Công.
e) Cũng trong bài phát biểu này, ông ta đã xây dựng một khuôn khổ cho các chiến dịch tuyên truyền dựa trên miêu tả những đặc điểm trước đó về Pháp Luân Công là “tà” và “lệch lạc” để đánh lừa người dân Trung Quốc và tranh thủ sự ủng hộ của họ trong nỗ lực đàn áp và khủng bố Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
f ) Trong bài phát biểu này, ông ta thiết kế thêm các chiến dịch để huy động sự tham dự của tất cả các cấp của Đảng, bao gồm cả bộ máy tuyên truyền; bộ máy an ninh do “Nhóm lãnh đạo” mà ông ta mới thành lập điều hành; các nhà lãnh đạo ở các cấp ủy Đảng trung ương, cấp tỉnh và tất cả các cấp vùng khác; và các Đảng viên cấp cao, cấp trung, cũng như cấp thấp.
g) Ông ta miêu tả Pháp Luân Công là một mục tiêu phù hợp cho đấu tranh trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo La Figaro, trong đó ông mô tả môn tu luyện tâm linh ôn hoà Pháp Luân Công là “lệch lạc” và “tà vạy”.
h) Trực tiếp vi phạm luật pháp Trung Quốc, ông ta đã mua chuộc hệ thống pháp luật để phục vụ kế hoạch chống Pháp Luân Công của mình. Kết quả là, thay vì bảo vệ quyền lợi hợp pháp của học viên Pháp Luân Công, các tòa án cho phép (và thậm chí tạo điều kiện) cho chiến dịch của ông ta khiến những công dân tu luyện Pháp Luân Công luôn tuân thủ pháp luật này bị bắt giữ trái pháp luật, bị giam giữ, bắt buộc chuyển hóa, và chịu những xâm hại nghiêm trọng khác.
i) Ông ta đã thiết kế thêm chiến dịch để huy động sự tham gia của các cơ quan nhà nước như các Bộ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ về các vấn đề tôn giáo, cùng sự tham gia của các thành phần xã hội.
60. Chỉ đạo và lập Kế hoạch
a) Giang Trạch Dân đã không chỉ thiết kế cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta cũng đưa ra định hướng và hỗ trợ ban lãnh đạo chính trị của Đảng, đặc biệt là bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, những người nắm quyền kiểm soát đối với Bộ Chính trị, Ủy ban Trung ương Đảng, cũng như kiểm soát tất cả các Đảng ủy các cấp trung ương và địa phương. Dưới chế độ độc tài, độc đảng cai trị ở Trung Quốc, tất cả các ủy ban này thực hiện kiểm soát mức độ cao đối với các cơ quan quản lý tương đương ở các cấp khác nhau, đặc biệt là trong bộ máy an ninh.
b) Ông ta chỉ đạo các cơ quan Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực thi đàn áp khủng bố và chuyển hóa bắt buộc các học viên Pháp Luân Công, gồm cả dưới hình thức các bài phát biểu và thư hướng dẫn lãnh đạo hàng đầu của Đảng. Những thứ đó đã được chuyển đổi thành các tài liệu nội bộ chính thức của Ủy ban Trung ương, ra lệnh chuẩn bị và hướng dẫn cho cuộc đàn áp.
c) Ngày 08 tháng 5 năm 1999, ông ta ban hành “Hướng dẫn ủy viên Bộ Chính trị, các Văn phòng thư ký Trung ương Đảng và Ủy ban Quân sự Trung ương”, chính thức phát hành vào ngày 23 tháng 5 năm 1999, trong đó hướng dẫn các quan chức bí mật chuẩn bị cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công, bao gồm cách trừng phạt nghiêm khắc các học viên Pháp Luân Công, những nguồn lực của Đảng sử dụng cho mục đích này, và ai là người chịu trách nhiệm thực hiện mệnh lệnh của Đảng trong cuộc đàn áp này.
d) Ngày 07 tháng 6 năm 1999, ông ta có bài phát biểu về “Chú ý đến việc đối phó với và giải quyết các vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công”, trong đó trực tiếp ra lệnh thành lập “Nhóm Lãnh đạo” và “Phòng 610” và bổ nhiệm người đứng đầu của nó, và mô tả các vấn đề Pháp Luân Công là “sự cố quan trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng chính trị vào năm 1989”, ám chỉ cuộc thảm sát phong trào dân chủ của sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn.
e) Thông qua bài phát biểu này, ông ta cũng đã ra lệnh cho Uỷ ban Trung ương và các phòng ban của Đảng ở các cấp tỉnh, thành phố “hợp tác chặt chẽ” và trao cho “Nhóm Lãnh đạo” quyền lực trên cả chính quyền hiện tại của Đảng và các cơ quan nhà nước, khiến cho tổ chức này chỉ chịu trách nhiệm duy nhất trước ông ta.
f) Ông ta cũng chỉ thị thêm cho “Nhóm Lãnh đạo” bắt đầu một chiến dịch tuyên truyền toàn quốc để đánh lừa người dân Trung Quốc về bản chất thực sự của Pháp Luân Công. Ngoài ra, ông ta cũng chỉ thị cho họ “thu thập các trường hợp bất thường của học viên Pháp Luân Công ở tất cả các khu vực bao gồm cả tâm thần phân liệt, tự tử, và từ chối thuốc dẫn đến bệnh nặng hơn hoặc tử vong”, và tập trung nguồn lực để điều tra về cơ cấu tổ chức của Pháp Luân Công và chuẩn bị cho việc chia rẽ và làm suy yếu Pháp Luân Công.
g) Ngày 19 Tháng 7 năm 1999, ông ta phát biểu với các nhà lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng cấp tỉnh, chỉ thị họ thực hiện những mệnh lệnh cuối cùng cho sự khởi đầu của cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ngày hôm sau, hàng loạt các vụ bắt giữ phi pháp và giam giữ sai trái các học viên Pháp Luân Công đã diễn ra.
h) Vào tháng 7 và tháng 8 năm 1999, thông qua một loạt các văn bản chính thức, Giang Trạch Dân ra lệnh chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công (tức tra tấn). Những văn bản này bao gồm một thông báo tháng 7 năm 1999 của Giang được ban hành thông qua Ủy ban trung ương ĐCSTQ ra lệnh chuyển hóa (chuyển hóa bắt buộc) các đảng viên tập luyện Pháp Luân Công; một thông báo ngày 06 tháng 8 năm 1999 đưa ra quy định và hướng dẫn cụ thể để tiến hành chuyển hóa thực sự các đảng viên tu luyện; và thông báo ngày 24 tháng 8 năm 1999 mở rộng việc chuyển hóa đối với tất cả các học viên Pháp Luân Công cho dù họ có phải là đảng viên hay không.
i) Giang Trạch Dân đảm bảo rằng các mưu đồ, kế hoạch và chỉ thị trong bài phát biểu và thư chính thức của ông ta được Văn phòng Trung ương Đảng chuyển đến: (1) các ủy viên Ủy ban Trung ương, (2) Bộ trưởng và các quan chức cấp tỉnh, (3) Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban Trung ương các cấp, và (4) các nhà lãnh đạo chủ chốt khác của Đảng, Nhà nước và khối dân cư. Ông ta còn đảm bảo rằng những người nhận được thông tin sẽ chỉ đạo một lượng lớn các đảng viên, các tổ chức nhà nước và khối tư nhân và sử dụng quyền lãnh đạo của họ để nghiên cứu và thực hiện các chỉ thị của ông ta.
61. Triển khai, thực hiện, và quản lý
a) Ngày 25 tháng 4 năm 1999, Giang Trạch Dân có động thái báo hiệu chuẩn bị mở màn chiến dịch khủng bố đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
b) Ngày 07 tháng 6 năm 1999, bài phát biểu của Giang Trạch Dân tại Bộ Chính trị kêu gọi mở màn một chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, cho phép giết người, tra tấn, và bằng nhiều cách khác đàn áp các học viên
c) Từ đầu đến giữa tháng Bảy, Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch nghiên cứu trong nội bộ Đảng để chỉ ra sự cần thiết của việc loại bỏ Pháp Luân Công dựa trên các mối đe dọa nó đặt ra cho sự độc quyền của Đảng.
d) Ngày 19 tháng 7 năm 1999, bị cáo đã đưa ra một bài phát biểu tại cuộc họp các nhà lãnh đạo Đảng để đốc thúc các mệnh lệnh cuối cùng để mở màn chiến dịch đàn áp.
e) Không lâu sau đó, bị cáo đã thực thi chiến dịch với sự phối hợp toàn diện của các đồng phạm Lý Lam Thanh, La Cán, và các thành viên chủ chốt khác của “Nhóm Lãnh đạo”, cùng với lãnh đạo chủ chốt tại Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Cục Quản lý Nhà nước các vấn đề Tôn giáo, và Quốc hội.
f) Hợp tác với các phương tiện truyền thông chủ lực và bộ máy tuyên truyền, ông ta đã thiết kế một chiến dịch tuyên truyền để cung cấp bằng chứng hình sự giả tạo về các học viên Pháp Luân Công để biện minh cho việc tiến hành phi pháp các hành động bắt giữ, tạm giam, chuyển hóa, tra tấn, giết người, ngược đãi, và bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc.
g) Hợp tác với “Nhóm lãnh đạo”, “Phòng 610”, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Hiệp hội luật sư Trung Quốc, Bộ Công an, và những tổ chức khác, ông ta phát động tiến hành phi pháp các hành động bắt giữ, tạm giam, chuyển hóa, tra tấn, giết người, ngược đãi, và bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công.
h) Những luật lệ sai trái, hết sức mù mờ, vô tiền khoáng hậu của ông ta đã tạo ra một tiền lệ sai lầm cho tính hợp pháp của chiến dịch bất hợp pháp mà ông ta đã khởi xướng, thiết kế, chỉ đạo, lên kế hoạch, triển khai, và thực hiện chống lại Pháp Luân Công.
i) Do hành động của ông ta, các học viên Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc đã phải chịu sự giám sát và theo dõi nhằm xác định danh tính và nơi ở của họ, bắt bớ sai trái và tạm giam /bỏ tù, tra tấn để ép buộc nhận tội và các loại tra tấn khác, giết người, lạm dụng nghiêm trọng về tinh thần và thể chất, cưỡng hiếp và bạo lực tình dục, mổ cướp nội tạng, trộm cắp, phá hoại tài sản, truy tìm và bắt giữ bất hợp pháp, đàn áp, bắt làm nô lệ, vu khống và làm nhục, diệt chủng và tội ác chống lại nhân loại gồm có buộc lưu vong, mất tích và bị bức hại.
62. Giang Trạch Dân cố ý và cố tình khởi xướng, thiết kế, chỉ đạo, lên kế hoạch, xúi giục, giám sát, và tham gia vào tội ác thông đồng này, chia sẻ ý định của những thành viên khác hoặc nhận thức được những hậu quả tất yếu của các hành động của họ. Trên cơ sở này, ông phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân cho những tội ác này ngoài trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện thúc đẩy các tội ác, như trình bày dưới đây.
63. Bị cáo và những đồng phạm khác trong tội ác thông đồng này cùng chung suy nghĩ và ý định về các nhiệm vụ của từng tội danh được nêu trong các điểm từ Điểm 1 đến Điểm 18.
64. Giang Trạch Dân trực tiếp có ý định đàn áp khủng bố và cưỡng ép chuyển hóa đối với các học viên Pháp Luân Công, thông qua việc thực hiện những tội ác được liệt kê từ điểm 1 đến 18 của đơn kiện này. Bị cáo bị buộc tội ra lệnh có chủ đích và lên kế hoạch thực hiện “đấu tranh” khủng bố đàn áp Pháp Luân Công, bao gồm cả bước cuối cùng của tất cả các chiến dịch “đấu tranh”, đó là việc cưỡng ép chuyển hóa thông qua tra tấn một nhóm người. Bị cáo cũng liên tục gán cho Pháp Luân Công là một mục tiêu phù hợp để khủng bố, bao gồm cả việc sử dụng các cụm từ như “kẻ thù của nhà nước” và “tà giáo”.
65. Giang Trạch Dân không thể tuyên bố miễn trừ đối với các hành vi trái pháp luật của mình. Với cương vị là Tổng Bí thư của Đảng, Tổng Bí thư của Ủy ban Quân sự Trung ương và Chủ tịch Trung Quốc, bị cáo buộc phải tuân theo và thực hiện đúng luật pháp Trung Quốc. Ông ta không được hưởng bất kỳ quyền hay các quyền bên ngoài phạm vi của luật pháp Trung Quốc. Ngược lại, là lãnh đạo của Trung Quốc, ông ta bắt buộc phải sử dụng thẩm quyền, quyền lực, và ảnh hưởng của mình để duy trì luật pháp. Tham khảo, ví dụ, Điều 5 và Điều 33 của Hiến pháp; và Điều 6 và Điều 7 của Luật Hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ở đây là “Luật hình sự Trung Quốc”).
CÁO BUỘC :
ĐIỂM 1: Tra tấn để ép buộc nhận tội – Điều 247 của Luật hình sự Trung Quốc
66. Những lời cáo buộc nêu trên trong đơn khiếu nại này được tái khẳng định và được tổng hợp trong các tham chiếu nêu dưới đây.
67. Điều 247 của Luật hình sự Trung Quốc cấm “ép người bị tình nghi hay bị cáo nhận tội thông qua tra tấn” hay “cưỡng bức để lấy lời khai của các nhân chứng”.
68. Trong thời gian từ ngày 27 tháng 4 năm 1999 đến năm 2015, Giang Trạch Dân, đơn phương hành động hoặc phối hợp với các thành viên đã biết và chưa biết khác của nhóm tội phạm, đã khởi xướng, xây dựng, lên kế hoạch, chỉ đạo, triển khai, thực hiện, quản lý, tham gia, hoặc xúi giục các vụ tra tấn và đối xử tàn ác, vô nhân đạo, và hạ nhục đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, vi phạm Điều 247 của Luật Hình sự Trung Quốc.
69. Trong suốt thời gian này, nhân viên an ninh của Trung Quốc, bao gồm cán bộ “Phòng 610”; cán bộ của Bộ Công an ở các cấp quốc gia, tỉnh, thành phố; và trại tạm giam, nhà tù, bệnh viện tâm thần, “hắc lao”, và trại cải tạo thông qua lãnh đạo các trại lao động, hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn trong tù ở Trung Quốc.
70. Phương pháp tra tấn thường gặp bao gồm đánh đập, gây sốc bằng dùi cui điện, treo ngược với tay chân bị trói ở vị trí căng ra, cùm tay cùm chân và trói vào dây xích thép chéo, bẻ gãy chân tay, bức thực, cấm ngủ kéo dài, tiêm các thuốc ảnh hưởng thần kinh, thí nghiệm y học, mổ lấy nội tạng, cưỡng bức dọn vệ sinh, cưỡng hiếp và tấn công tình dục, và làm nhục.
71. Cựu tù nhân trong các trại lao động là những người không phải là học viên Pháp Luân Công đã khẳng định rằng các học viên Pháp Luân Công tại các trại đều được lọc ra để tra tấn và lạm dụng.
72. Nhân viên “Phòng 610” tham gia thường xuyên vào việc tấn công các bộ phận sinh dục của phụ nữ. Tù nhân Pháp Luân Công, cho dù là nam hay nữ, thường bị cởi trần truồng trước khi bị tra tấn.
73. Nhân viên cảnh sát thường sử dụng vũ lực quá mức khi bắt giữ các học viên Pháp Luân Công ôn hòa, trong đó có một số người là người cao tuổi hoặc những người đi cùng trẻ nhỏ.
74. Như lưu ý dưới đây, cưỡng hiếp, cưỡng hiếp và/hoặc tấn công tình dục các học viên Pháp Luân Công cả già lẫn trẻ là việc xảy ra thường xuyên.
75. Điều kiện sống tại các cơ sở mà các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ rất khắc nghiệt và các học viên được mô tả là đối xử vô nhân đạo, giam giữ trong tình trạng quá tải, bị bỏ đói, lao động cưỡng bức, thiếu thốn chăm sóc y tế, và liên tục bị xâm hại thể chất lẫn tinh thần, bao gồm tra tấn, đánh đập, và bạo lực tình dục.
ĐIỂM 2: Giết người – Điều 232 Luật hình sự Trung Quốc
76. Những lời cáo buộc nêu trên trong đơn khiếu nại này được tái khẳng định và được tổng hợp trong các tham chiếu nêu dưới đây.
77. Điều 232 Luật hình sự Trung Quốc cấm “cố ý giết người.”
78. Từ ngày 27 tháng 4 năm 1999 đến năm 2015, Giang Trạch Dân, đơn phương hành động hoặc phối hợp với các thành viên đã biết và chưa biết khác của nhóm tội phạm, đã khởi xướng, xây dựng, lên kế hoạch, chỉ đạo, triển khai, thực hiện, quản lý, tham gia, hoặc xúi giục các vụ giết hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, vi phạm Điều 232 của Luật Hình sự của Trung Quốc.
79. Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã chết ở trong tù kể từ năm 1999. Nhiều dấu hiệu cho thấy họ đã bị đánh đập và/hoặc tra tấn dã man. Có nhiều báo cáo đáng tin cậy về các ca tử vong do bị tra tấn và lạm dụng. Các học viên cự tuyệt từ bỏ niềm tin của họ là những người được phát hiện bị chết do bị tra tấn.
ĐIỂM 3: Lạm dụng tù nhân – Điều 248 Luật hình sự Trung Quốc
80. Những lời cáo buộc nêu trên trong đơn khiếu nại này được tái khẳng định và được tổng hợp trong các tham chiếu nêu dưới đây.
81. Điều 248 Luật hình sự Trung Quốc cấm “đánh đập hoặc lạm dụng thể xác” đối với các tù nhân bị giam giữ trong các nhà tù, trại giam, và những nơi giam giữ khác.
82. Từ ngày 27 tháng 4 năm 1999 đến năm 2015, Giang Trạch Dân, đơn phương hành động hoặc phối hợp với các thành viên biết và chưa biết khác của nhóm tội phạm, đã khởi xướng, xây dựng, lên kế hoạch, chỉ đạo, triển khai, thực hiện, quản lý, tham gia, hoặc xúi giục lạm dụng rộng rãi các học viên Pháp Luân Công, đã vi phạm Điều 248 Luật pháp Trung Quốc.
83. Trong suốt thời gian này, nhân viên an ninh của Trung Quốc bao gồm nhân viên “Phòng 610”, các nhân viên an ninh khác của Trung Quốc, đã lạm dụng các học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc cả về thể chất và tinh thần, bao gồm tra tấn. Những hành vi trái pháp luật này được thực hiện đối với các tù nhân Pháp Luân Công tại các nhà tù và trại giam khác ở Trung Quốc.
84. Dạng thức bạo ngược thường gặp bao gồm đánh đập, gây sốc bằng dùi cui điện, treo ngược với tay chân bị trói ở vị trí căng ra, cùm tay cùm chân và trói vào dây xích thép chéo, bẻ gãy chân tay, bức thực, cấm ngủ kéo dài, tiêm các thuốc ảnh hưởng thần kinh, thí nghiệm y học, mổ lấy nội tạng, cưỡng bức dọn vệ sinh, cưỡng hiếp và tấn công tình dục, và làm nhục.
85. Cựu tù nhân trong các trại lao động mà không phải là học viên Pháp Luân Công đã khẳng định rằng các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng những hành vi trái pháp luật như vậy.
ĐIỂM 4: Trả thù và gây cản trở người khác – Điều 254 Luật hình sự Trung Quốc
86. Những lời cáo buộc nêu trên trong đơn khiếu nại này được tái khẳng định và được tổng hợp trong các tham chiếu nêu dưới đây.
87. Điều 254 Bộ Luật hình sự Trung Quốc cấm nhân viên của các cơ quan nhà nước không được “lạm dụng thẩm quyền của mình mà trả thù hoặc hãm hại người tố cáo, người khi