[MINH HUỆ 04-07-2015] Từ ngày 22 tháng 5 đến ngày 25 tháng 6 năm 2015, Minh Huệ Net đã nhận được 18.244 bản sao các đơn kiện hình sự từ 22.818 người khởi kiện Giang Trạch Dân bởi đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Những người kiện cựu độc tài Trung Quốc đến từ mọi tầng lớp xã hội. Báo cáo này tóm tắt sơ lược về tiểu sử ba học viên đã gửi đơn kiện: một bác sỹ phẫu thuật, một chánh án, và một tổng giám đốc kinh doanh.

Trong khi nhiều người đã đánh mất đi những quy phạm đạo đức của mình dưới sự cai trị vô Thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì ba học viên này lại từ chối làm theo, cảm tạ Pháp Luân Công – một hệ thống tu luyện tự thân dựa trên các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Họ luôn cố gắng hết sức để giữ được sự chính trực trong cuộc sống cá nhân và trong công việc chuyên môn, ngay cả khi các đồng nghiệp của họ luôn bận rộn để đạt được các lợi ích cá nhân bằng mọi giá, thường là bằng các cách làm phi pháp như là nhận hối lộ. Pháp Luân Công đã giúp họ có được sự liêm chính, nhưng vì không chịu từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công, mà họ đã bị bắt, bị lục soát nhà cửa, bị sa thải, hoặc thậm chí còn bị tra tấn.

Họ đã đệ đơn khởi kiện yêu cầu Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đưa Giang ra trước công lý. Họ hy vọng sẽ cho công chúng thấy rằng, khi những kẻ tay sai của ĐCSTQ nhận lệnh hoặc bị xúi giục ngược đãi các học viên Pháp Luân Công – những người luôn phấn đấu để trở thành người tốt, thì cuộc bức hại này đang thúc đẩy việc suy đồi đạo đức ở Trung Quốc ngày nay.

Dưới đây là những câu chuyện của họ.

Tổng giám đốc từ chối nhận hoa hồng hoặc quà biếu phi pháp

Trên cương vị là tổng giám đốc của một doanh nghiệp quốc doanh, bà Ngụy Tĩnh Mẫn nổi tiếng bởi luôn từ chối nhận quà biếu hay các khoản hoa hồng phi pháp.

Công ty Đông Đại quản lý năm công ty. Khi bà Ngụy nhậm chức tổng giám đốc của Công ty Đông Đại vào năm 1998, chỉ hai trong số năm công ty con là vẫn còn khả năng hoạt động, và nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, dưới sự điều hành quản lý của bà Ngụy, trong vòng một năm họ đã trả được món nợ 1,04 triệu nhân dân tệ.

Khi bà Ngụy bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997, bà đã không còn nhận quà biếu nữa và thường giúp đỡ các nhân viên đang gặp khó khăn về tài chính cũng như những người đang thất nghiệp – như một cách để bù đắp cho những món quà biếu mà bà đã nhận trước kia.

Mặc dù là người thanh liêm, nhưng bà đã bị bắt và giam giữ rất nhiều lần kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu. Gần đây bà đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân lên Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao.

Để biết thêm thông tin về việc bức hại bà Ngụy, vui lòng xem bài viết: “Giám đốc điều hành kinh doanh bị treo lên và đánh đập vì kiên định với đức tin của mình

Bác sỹ phẫu thuật từ chối nhận hối lộ

Bác sỹ Lý, một bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình, luôn giữ mình theo các tiêu chuẩn đạo đức, luân thường đạo lý cao cả và không bao giờ nhận tiền hối lộ hay thẻ quà tặng (thường được đặt trong “các phong bao màu đỏ”) từ bệnh nhân. Thay vì điều đó, ông còn sử dụng tiền tiết kiệm của mình để giúp các bệnh nhân của ông, những người không có tiền để điều trị.

Là một học viên Pháp Luân Công, bác sỹ Lý tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, luôn cảm thông với bệnh nhân, và không muốn nhìn thấy việc điều trị của họ bị trì hoãn vì những khó khăn về tài chính.

Xã hội lẽ ra phải luôn kính trọng những vị bác sỹ như bác sỹ Lý, nhưng ở Trung Quốc này nay, nơi mà các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại, bác sỹ Lý lại hai lần bị kết án lao động cưỡng bức và chịu bốn năm tù giam cùng với việc nơi ở của ông nhiều lần bị lục soát.

Trong khi bị giam giữ ở trong Trại giam Lâm Tử và Nhà tù Đại Khánh, bác sỹ Lý liên tục bị tra tấn tàn bạo: ông bị còng tay ra phía sau lưng, bị sốc bằng dùi cui điện, bị trói vào một chiếc ghế sắt, bị cấm ngủ, bị dội nước đá, bị biệt giam trong thời gian dài, bị quấy rối tình dục, và bị buộc chặt trong một chiếc áo khoác bó chặt.

Ngày 17 tháng 6 năm 2015, bác sỹ Lý đã đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân vì đã phát động đàn áp Pháp Luân Công. Bác sỹ Lý yêu cầu một cuộc điều tra về việc Giang đã lạm dụng chức quyền chà đạp luật pháp đàn áp những công dân luôn tuân thủ theo pháp luật chỉ bởi đức tin của họ.

Sau khi bị bắt giữ, bác sỹ Lý đã bị sa thải. Trong đơn kiện của mình, ông cũng yêu cầu được phục hồi lại công việc, trả tiền lương của ông trong 15 năm qua, và phải bồi thường cho những nỗi đau về thể xác cũng như tinh thần mà ông cùng gia đình phải gánh chịu.

Một thẩm phán thanh liêm bị sa thải và bị bức hại

Bà Tôn Linh Hoa từng là thẩm phán các ban hành chính và kinh tế của Tòa án huyện Nghĩa ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Bà bị sa thải bởi đức tin của mình vào Pháp Luân Công.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, bà Tôn gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm bệnh thoái hóa đốt sống lưng, suy nhược thần kinh, bệnh thấp tim, viêm vú, viêm đại tràng, v.v… Sau khi tu luyện Pháp Luân Công được một năm, mọi bệnh tật của bà đều biến mất. Bà không còn phải đến bệnh viện kể từ năm 1996. Bà đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí y tế cho chính phủ.

Chiểu theo các nguyên lý đạo đức được giảng trong các bài giảng của Pháp Luân Công, bà Tôn không bao giờ nhận hối lộ. Bà được vinh danh với các giải thưởng của tòa án huyện vào các năm 1995 và 1996. Năm 1996, bà được vinh danh với giải thưởng cá nhân tiên tiến – giải thưởng danh giá nhất trong hệ thống tòa án của thành phố Cẩm Châu.

Bà Tôn bị sa thải vào năm 2003 và ba lần bị giam giữ trong Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng. Sau đó bà bị kết án bảy năm rưỡi tù giam và bị giam giữ tại Nhà tù Đại Bắc thuộc tỉnh Thẩm Dương.

Một phụ nữ mà bà Tôn từng thụ lý vụ án của cô đã đến thăm bà Tôn ở trại giam. Người phụ nữ đó đã nói với lính canh rằng: “Có khoảng 100 thẩm phán và các nhân viên tòa án ở trong vùng này. Bà Tôn có lẽ là người duy nhất từ chối nhận hối lộ. Một người trung thực như vậy không thể bị tù giam.”

Một lính canh đã giúp bà Tôn chuyển các thông điệp tới cô ấy. Cô ấy nói với bà Tôn: “Thưa bà, tôi khâm phục và kính trọng sự liêm chính của bà.” Một cựu giám sát viên ở nơi bà làm việc trước kia đã đứng bên ngoài cổng nhà tù khóc và nói rằng: “Linh Hoa, hãy cho tôi thời gian, và tôi sẽ cố gắng hết sức để đưa bà ra khỏi đây.”

Bà Tôn đã đệ đơn kiện Giang vào ngày 08 tháng 6 năm 2015.

Để biết thêm thông tin về việc bức hại bà Ngụy, vui lòng xem bài viết: “Cựu thẩm phán đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân”

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/6/23/311336.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/4/151385.html

Đăng ngày 25-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share