[MINH HUỆ 30-06-2015] Nhiều học viên Pháp Luân Công đang thực thi pháp quyền của họ để kiện Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công và khiến họ chịu đau khổ chồng chất trong 16 năm qua. Làn sóng mới khởi tố cựu độc tài Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng.

Hàng ngày Minh Huệ Net nhận được các bản sao đơn khởi tố hình sự Giang Trạch Dân từ nhiều học viên. Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày một vài bản tóm tắt các đơn kiện của một số học viên đã gửi đến Minh Huệ Net vào ngày 25 tháng 6 năm 2015.

Những đơn này đã được gửi đến Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, bộ phận được yêu cầu phải xử lý tất cả đơn kiện hình sự của công dân, theo một quy định gần đây của Tòa án Nhân dân Tối cao.

Tra tấn, bỏ tù phi pháp và tổn thất tài chính

“Các lính canh đã xúi giục tù nhân đè tôi xuống sàn nhà lạnh giá, kéo quần tôi xuống, quất mạnh vào mông và bắp đùi của tôi. Họ đã làm đứt ba thắt lưng theo cách này.”

“Vào mùa đông lạnh giá, lính canh ra lệnh cho các tù nhân ngâm tôi vào một thùng nước lạnh vốn dùng để giặt giẻ lau. Họ nhấn đầu tôi xuống nước và không cho tôi thở trong một thời gian dài.”

“Họ ép tôi nằm lõa thể trên sàn trong khi kẹp bắp đùi tôi bằng kim châm và kìm.”

Ở trên là đơn kiện của ông Trần Thiên Thánh, một kỹ sư xây dựng.

Ông Vương Phong Cường, một cựu nhân viên nhà tù, đã mất tất cả trong cuộc bức hại. Ông buộc phải rời khỏi nhà vào năm 2012 để tránh bị bức hại thêm nữa vì niềm tin của mình. Ông đã bị bệnh lao trong một trung tâm tẩy não và mất khả năng làm việc. Bố vợ của ông đã qua đời, và vợ ông đã ly dị ông trong lúc ông phải chịu áp lực đe dọa liên tục đến an toàn của bản thân bởi nhà cầm quyền.

Bà Mễ Văn Cúc, một bác sỹ Trung y, đã bị giam hai lần và không thể tiếp tục hành nghề, dẫn đến khó khăn lớn về tài chính cho gia đình bà. Cho dù cuối cùng bà đã trở lại hành nghề, nhưng bệnh nhân của bà đã bỏ đi bởi tuyên truyền xấu xa của chế độ cộng sản đối với các học viên Pháp Luân Công.

Trường hợp 1: Ông Trần Thiên Thánh

Nghề nghiệp: Kỹ sư xây dựng

Quê quán: thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông

Ngày nộp đơn kiện: Tháng 6 năm 2015

Sự kiện chính:

Ông Trần đã bị giam ba năm trong một trại lao động cưỡng bức, bắt đầu từ tháng 10 năm 2000. Ông đã bị tra tấn, cấm ngủ và bị tẩy não, dẫn đến bị hôn mê và mất trí nhớ.

Ông đã bị đuổi việc. Con ông chỉ mới bốn tháng tuổi khi ông bị đưa đến trại lao động. Do không có thu nhập, vợ ông gặp phải khó khăn lớn và áp lực liên tục.

Chi tiết đơn kiện bằng tiếng Hán

Trường hợp 2: Ông Vương Phong Cường

Nghề nghiệp: Công an

Quê quán: Thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông

Ngày nộp đơn kiện: Ngày 18 tháng 6 năm 2015

Sự kiện chính:

Các lính canh đã tra tấn và cố gắng tẩy não ông Vương trong thời gian ba năm ở một trại lao động cưỡng bức từ tháng 02 năm 2002, chỉ hai tháng sau khi ông được thả ra khỏi một trung tâm tẩy não.

Việc bắt giữ mẹ vợ ông Vương đã khiến bố vợ ông phiền muộn và ông đã qua đời vào năm 2005. Thi thể ông được tìm thấy trong phòng ngủ nhiều ngày sau khi ông qua đời.

Ông Vương đã bị nhiễm bệnh lao bởi điều kiện tồi tệ trong trung tâm tẩy não. Ông hốc hác và không thể tìm được việc làm để hỗ trợ gia đình. Vợ và mẹ vợ của ông rất giận ông, cuối cùng đã dẫn đến việc ly dị.

Ông trở về quê nhà của bố mẹ đẻ ở thành phố Chiêu Viễn, nhưng ngay sau đó đã bị Phòng 610 địa phương phát hiện và bắt giữ vào ngày 08 tháng 10 năm 2012. Ông đã trốn thoát vào cùng ngày hôm đó và bị buộc phải rời bỏ nhà để tránh bị bức hại thêm nữa.

Tình trạng hiện tại

Ông Vương hiện đang sống xa nhà để tránh bị bắt giữ.

Chi tiết đơn kiện bằng tiếng Hán

Trường hợp 3: Bà Mễ Văn Cúc

Nghề nghiệp: Bác sỹ Trung y

Quê quán: Thành phố Đức Dương, tỉnh Tứ Xuyên

Ngày nộp đơn kiện: Ngày 19 tháng 6 năm 2015

Sự kiện chính

Bà Mễ đã bị giam hai lần và bị tẩy não, tra tấn và tống tiền. Bà không được phép tiếp tục hành nghề y, khiến gia đình bà bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tài chính.

Chồng bà đã bị kết án năm năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà phải bán tài sản để có tiền cho con gái đi học.

Sau nhiều nỗ lực của bà, sở công an và bộ sức khỏe đã cho phép bà hành nghề y trở lại. Tuy nhiên, các bệnh nhân trước đây không dám gặp bà nữa.

Một bệnh nhân nói với bà: “[Đảng] nói với chúng tôi cắt đứt mọi liên hệ với Pháp Luân Công và chống lại Pháp Luân Công. Tôi sợ gặp phiền phức nếu liên hệ nhiều với bà. Chúng tôi biết bà là một người tốt và là một bác sỹ giỏi, nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác trong trường hợp này.”

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài Giang.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/30/151334.html

Đăng ngày 10-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share