[MINH HUỆ 18-06-2015] Mười chín học viên Pháp Luân Công ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc đã lấy danh nghĩa cá nhân nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, người đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, khiến cho các học viên bị cầm tù oan, bị tra tấn và bị buộc phải thôi việc.
Các đơn khiếu nại này đã được gửi đến Toà án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Các học viên cũng gửi nhiều bản sao đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan chính quyền địa phương đã thực thi các chỉ thị của Giang, bao gồm các viện kiểm sát, toà án, Phòng 610 cùng Ủy ban Chính trị và Pháp luật.
Biên lai của các lá đơn gửi đến nhiều cơ quan chính quyền địa phương ở Tam Hà, Hà Bắc
Tam Hà chỉ cách Bắc Kinh khoảng 64 km (40 dặm), và cuộc bức hại xảy ra ở đây còn khốc liệt hơn các thành phố cấp quốc gia khác ở Trung Quốc. Kể từ năm 2005, đã có 33 học viên qua đời. Trong số những học viên còn sống, có ba người bị tàn tật do phải chịu tra tấn, 10 người bị kết án tù, 24 người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức, và 109 người bị đưa đến Trung tâm tẩy não Lang Phường. Ngoài ra còn có rất nhiều vụ bắt giữ, đột nhập và lục soát nhà, bị công an sách nhiễu đã được báo cáo.
Trong số 19 học viên nộp đơn kiện Giang, có những người là bác sỹ, nông dân, và người nội trợ. Một số đã tu luyện Pháp Luân Công từ trước khi cuộc bức hại xảy ra, và một số thì mới bắt đầu gần đây. Độ tuổi của họ trung bình từ 32 đến 75 tuổi.
Một học viên viết: “Đối với cuộc bức hại này, tôi không cố gắng trả thù một ai cả. Tôi chỉ hy vọng những kẻ hành ác sẽ bị đưa ra trước công lý. Tôi hy vọng có một xã hội yên bình mà chúng tôi có thể tự do tu luyện Pháp Luân Công, và tuân theo những nguyên lý của pháp môn để trở thành những người tốt. Tôi hy vọng cuộc đàn áp kéo dài suốt 16 năm qua sẽ sớm kết thúc.”
Dưới đây là một số trích đoạn từ bản khiếu nại của họ
Hoàn cảnh gia đình của một bác sỹ
Ông Khang Cảnh Thái
Ông Khang Cảnh Thái, 43 tuổi, một bác sỹ gia đình, đã bị bắt sáu lần, bị đưa đến trung tâm tẩy não hai lần, và bị đưa đi lao động cưỡng bức hai năm vì niềm tin của mình. Gia đình ông cũng bị công an sách nhiễu, đe dọa, và tống tiền nhiều lần. Thiệt hại về tài chính của gia đình ông lên tới gần 300.000 tệ.
Cuộc bức hại cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cha mẹ ông. Cha ông Khang qua đời vào tháng 10 năm 2013. Cha ông Khang phải chịu áp lực sợ hãi cao độ liên tục đến mức không chịu nổi, mẹ ông Khang cũng bị suy sụp, khiến sức khoẻ của bà ngày một xấu đi. Mỗi ngày ông Khang đều đến thăm mẹ. Khi ông Khang bị bắt vào ngày 22 tháng 04 năm 2014, mẹ ông đã rất lo lắng đến mức không thể ăn ngủ được. Bà qua đời chỉ sau mười ngày ông Khang bị bắt.
Vợ bác sỹ Khang là bà Phương Xuân Diễm, 39 tuổi, bị bắt hai lần. Là một giáo viên, bà thường bị cấp trên sách nhiễu không lâu sau khi bà sinh con trai.
Bài viết liên quan: Bác sỹ Khang Cảnh Thái bị bắt, vợ ông kháng cáo xin giúp đỡ
Bác sỹ bị tra tấn và đánh đập đến mất thính giác
Bác sỹ Chu Tái Điền
Ông là một bác sỹ trong ngành đã 37 năm, bác sỹ Chu Tái Điền, 64 tuổi, đã không thể tu luyện vì cuộc bức hại. Trong 16 năm qua, ông bị giam ở trung tâm tẩy não ba lần và bị kết án ba năm tù. Ông đã chịu đựng hơn 20 hình thức tra tấn trong lúc bị giam cầm.
Một lính canh ở Nhà tù Ký Đông đã đánh vào mặt ông hơn 20 lần vào tháng 07 năm 2008, khiến ông bị mất thính giác.
Ông bị đánh bằng giầy, bị trùm lên đầu bằng một chiếc túi nhựa, họ ấn đầu ông xuống nước, đánh đập, và không cho dùng nhà vệ sinh.
Công an cũng lục soát nhà và sách nhiễu ông nhiều lần. Gia đình ông sống trong sợ hãi. Cha mẹ và cậu của ông đều đã qua đời vì bị bức hại.
Thông tin liên quan: Học viên Pháp Luân Công, ông Chu Tái Điền ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc bị đưa đến trại tẩy não
Nhiều trường hợp bị giam cầm và tra tấn thân thể
Bà Triệu Thục Anh, 63 tuổi, liên tục bị đưa đến trung tâm tẩy não, trại tạm giam và nhiều trại lao động cưỡng bức, chỉ vì bà là người tu luyện Pháp Luân Công. Có lần bà còn bị giam ở một bệnh viện tâm thần trong hai tháng.
Bà Triệu đã trải qua nỗi đau cả về thể xác và tinh thần, cũng như tổn thất về tài chính bởi cuộc bức hại này.
Nguyên đơn
Danh sách 19 học viên gửi đơn kiện gồm:
Anh Khang Cảnh Thái (康景泰), 43 tuổi
Cô Phương Xuân Diễm (方春艳), 39 tuổi
Bà Lý Phượng Hiệp (李凤侠), 58 tuổi
Ông Lưu Phượng Cương (刘凤刚), 53 tuổi
Bà Tào Tú Quyên (曹秀娟), 59 tuổi
Bà Triệu Thục Anh (赵淑英), 63 tuổi
Ông Chu Tái Điền (周再田), 64 tuổi
Bà Trương Chấn Cầm (张振琴), 64 tuổi
Bà Vương Kim Phượng (王金凤), 58 tuổi
Bà Trương Xảo Trân (张巧珍), 58 tuổi
Bà Lý Tố Linh (李素伶), 67 tuổi
Bà Từ Thiểu Kính (徐少敬), 50 tuổi
Bà Đặng Du Phương (邓渝芳), 71 tuổi
Ông Chu Thuận Xương (朱顺昌), 75 tuổi
Cô Lưu Lập Tân (刘立新), 32 tuổi
Bà Chiêm Bảo Hoa (詹宝华), 53 tuổi
Bà Ngô Thục Bình (吴淑平), 53 tuổi
Bà Ngô Tuyết Lan (于雪兰), 68 tuổi
Bà Hứa Thục Hà (许淑霞), 60 tuổi
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai y kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của rất nhiều học viên Pháp Luân Công trong suốt 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, Phòng 610, vào ngày 10 tháng 06 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/18/311046.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/25/151242.html
Đăng ngày 03-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.