Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-06-2015] Tám học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm đã đơn phương nộp đơn đến Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao vào cuối tháng 05 khởi tố cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân vì đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999.

Quê hương của nhà sáng lập Pháp Luân Công và nơi đầu tiên môn tu luyện được giới thiệu ra công chúng, Cát Lâm, là một trong ba tỉnh diễn ra cuộc đàn áp tàn khốc nhất. Riêng trong năm 2014, ít nhất 635 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, 40 người bị xét xử và 15 người đã chết do bị bức hại.

Chi tiết về những đơn kiện

Trong tám học viên, gồm hai nam và sáu nữ, có sáu người đã bị bắt giữ vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công hay thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Trong đó năm người đã bị kết án đến một trại lao động cưỡng bức, với thời hạn từ một đến ba năm.

Tại các trại lao động cưỡng bức, lính canh đã tra tấn và tẩy não các học viên với mục đích khiến họ từ bỏ Pháp Luân Công.

“Tôi bị ép ngồi trên một cái ghể nhỏ từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối và chỉ có 15 phút nghỉ để ăn. Mông tôi bị mưng mủ nhưng lính canh không cho tôi tắm. Ghẻ lở lan ra khắp người tôi mà họ không cho tôi gãi. Làm trái ý họ sẽ bị đánh đập tàn bạo,” ông Hứa Truyền Lâm thuật lại trong đơn kiện.

Ông Hứa đã bị kết án ba năm tại Trại lao động cưỡng bức Cửu Đài vào năm 2000 sau khi ông bị bắt giữ ở Bắc Kinh vì thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Nơi làm việc cũng sa thải ông.

“Để ép tôi từ bỏ niềm tin, các lính canh đã bao vây tôi và dùng dùi cui điện sốc điện vào các ngón tay, miệng và lông mày của tôi. Mặt tôi bị cháy và bỏng rộp lên.” Ông Hứa nói. Ông cũng bị đánh bằng thắt lưng da và bị phơi ngoài trời lạnh.

Bà Dương Minh Diễm miêu tả trong đơn kiện về phương thức tra tấn mà bà gánh chịu tại Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử ở Trường Xuân.

“Tôi phải làm việc khoảng 16 tiếng mỗi ngày. Họ không cho tôi ngủ. Tôi bị ép phải lao động cường độ cao và bị áp lực tinh thần to lớn,” bà Dương Minh Diễm viết trong đơn.

Bà nhấn mạnh thêm nữa: “Mọi bệnh tật của tôi đã tan biến sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Công, gồm có bệnh tim đã khiến tôi đột quỵ nhiều lần.”

8cb8c71ab84daa83e7b4b5d61e35c1be.jpg

Biên nhận đơn của bà Dương Minh Diễm được chuyển đến Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao

Bà Dương cũng đề cập đến việc bác sỹ của trại lao động đã lấy máu của bà, nhưng từ chối cho biết lý do. Bà tin rằng việc này liên quan đến nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên còn sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Bà Dương đã được bảo lãnh chữa trị y tế vì bà không thể đi lại được.

Sau khi được thả, nơi bà làm việc chỉ trả cho bà 200 nhân dân tệ (khoảng 32 đô la) chi phí sinh hoạt mỗi tháng, khiến gia đình bà gặp gánh nặng về tài chính.

Ngoài việc tra tấn và bức hại tài chính các học viên, những đơn kiện cũng cho biết cuộc đàn áp và sự sách nhiễu liên tục của công an đã gây nên những vết thương cảm xúc và nỗi đau tinh thần to lớn cho gia đình họ, đặc biệt là con cái của họ.

Những người đệ đơn kiện gồm có ông Hứa Truyền Lâm, vợ ông là Trịnh Minh Hà, ông Lương Bảo Phạm, vợ ông là bà Lưu Tuấn Mai, cùng con gái ông là Lương Tinh, bà Vương Văn Quân và bà Quan Huy.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 06 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài Giang.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/2/310323.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/12/151035.html

Đăng ngày 06-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share