Bài viết của Minh Đức
[MINH HUỆ 25-05-2015] Cách đây 16 năm, Giang Trạch Dân, nguyên lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đơn phương phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông ta, vào ngày 10 tháng 06 năm 1999, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh trực thuộc Đảng, gọi là Phòng 610. Đây là một tổ chức đứng ngoài pháp luật, vượt trên pháp luật để thực thi chính sách “kiềng ba chân” của Giang đối với Pháp Luân Công: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Cho đến nay, hơn 3.800 học viên đã chết vì bị bức hại và hàng trăm nghìn học viên bị cầm tù và tra tấn trong các nhà tù, trại lao động và trại giam. Các nhà nghiên cứu nhân quyền ước tính có ít nhất 64.000 học viên đã bị giết và thu hoạch nội tạng để phục vụ cho các ca cấy ghép, một hoạt động do chính phủ hậu thuẫn.
Trong quá trình đi tìm công lý cho cuộc bức hại vô lý này – một thảm họa đối với toàn Trung Quốc – các học viên Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc đã kiện Giang ở hơn 30 nước kể từ năm 2001.
Hiện nay, ngay ở Trung Quốc cũng đang dậy lên một làn sóng mới khởi kiện Giang.
Các vụ kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử hiện đại khi xét đến tính nghiêm trọng của cuộc bức hại cũng như phản ứng ôn hòa và việc tìm kiếm công lý của các học viên Pháp Luân Công.
Ở đây tôi muốn chia sẻ một số hiểu biết của mình về ý nghĩa của việc đưa Giang ra công lý.
Khôi phục thanh danh của Pháp Luân Công và Nhà sáng lập
Pháp Luân Công được biết đến là mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe, đồng thời chú trọng tu dưỡng đạo đức. Để lấy cớ cho cuộc bức hại, Giang và ĐCSTQ đã thực hiện chiến dịch tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công ở trong và ngoài nước, bôi nhọ môn tu luyện này, Nhà sáng lập và các học viên.
Những người chưa biết Pháp Luân Công đã bị chiến dịch tuyên truyền lừa mị và cho rằng môn tập này là tà giáo và đầy rẫy nguy hiểm.
Các vụ kiện chống lại Giang sẽ mang đến cơ hội nhận thức lại về Pháp Luân Công cho những ai bị chiến dịch tuyên truyền kia lừa gạt. Danh tiếng của pháp môn và Nhà sáng lập sẽ được khôi phục. Khi mọi người thực sự hiểu Pháp Luân Công là gì, họ sẽ có cơ hội thu được những lợi ích từ môn tu luyện này.
Đi tìm công lý cho các học viên
Để cưỡng ép các học viên từ bỏ niềm tin của mình, Giang đã hạ lệnh cho Phòng 610 tra tấn họ bằng đủ mọi hình thức không thể tưởng tượng nổi, bao gồm đánh đập, sốc điện, cưỡng hiếp, tiêm thuốc hủy hoại hệ thống thần kinh và nhiều hình thức khác. Hậu quả là nhiều học viên đã chết, tàn phế và nhiều người bị phát điên.
Giang biến các thẩm phán và công tố viên trong hệ thống tư pháp do ĐCSTQ kiểm soát thành những con rối, chỉ đạo họ bỏ tù các học viên với những tội danh vô lý.
Trong những năm gần đây, khi ngày càng có nhiều luật sư nhân quyền đứng lên biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công thì chính họ cũng trở thành đối tượng đàn áp của ĐCSTQ. Đảng dùng mọi biện pháp có thể để ngăn cản các luật sư này biện hộ cho thân chủ của mình.
Các vụ kiện pháp lý chống lại Giang là nỗ lực đảm bảo công bằng cho các học viên cũng như bảo vệ pháp luật.
Chấm dứt cuộc bức hại
T hông qua việc phát đơn kiện Giang, những tội ác chống lại nhân loại của ông ta vốn che mắt dư luận suốt 16 năm qua, sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Điều đó sẽ khuyến khích nhiều người hơn nữa lên tiếng cho Pháp Luân Công khi họ hiểu được sự thực về cuộc bức hại và rốt cuộc sẽ khiến nó phải chấm dứt.
Đối với những người vẫn giữ ảo tưởng về ĐCSTQ, các vụ kiện pháp lý sẽ giúp họ nhận ra bộ mặt thật của ĐCSTQ và tuyên bố “quản lý đất nước bằng pháp luật” của nó chỉ là lời hứa suông và là công cụ để mị dân.
Răn đe thủ phạm
Việc khởi kiện Giang Trạch Dân còn có tác dụng răn đe những kẻ từng tham gia vào cuộc bức hại. Bất kể là họ ở địa vị nào, thấp hay cao, thì đều sẽ phải chịu trách nhiệm. Hy vọng duy nhất cho họ là chấm dứt hành động sai trái và bù đắp những tổn thất mà họ đã gây ra.
Một ví dụ về lòng can đảm vì nhân loại
Cuộc bức hại thảm khốc do chính quyền hậu thuẫn chưa từng khiến các học viên Pháp Luân Công thoái chí. Suốt 16 năm qua, thông qua sự từ bi và lòng kiên định, họ đã nỗ lực nói với thế giới về cuộc bức hại.
Hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, các học viên Pháp Luân Công là những ví dụ về lòng can đảm trong việc sử dụng những phương thức hòa bình để đối mặt với cuộc bức hại độc đoán và vô lý này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/25/309949.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/1/150862.html
Đăng ngày 09-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.