Bài viết sưu tầm của Tử Vân, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 07-12-2014] Chính tại buổi hòa nhạc mang tên “Ánh sáng và Hòa bình” diễn ra vào tháng 07 năm 2003, Anders Eriksson đã hát bài hát “Walk On” (Tiếp bước) của mình trước Capitol Hill. Cùng với Anders, hàng chục nhạc sĩ, vũ công và diễn viên từ khắp thế giới đã tụ họp tại Washington D.C. để nỗ lực nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Thông qua bài hát “Walk On”, Anders nói lên một bi kịch, đồng thời cũng là một câu chuyện đầy xúc cảm về các học viên Pháp Luân Công, những người đã từ khắp mọi nơi trong nước đi bộ tới quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Vài người thậm chí đã đi hỏng nhiều đôi giày chỉ để có thể thỉnh nguyện ôn hòa tới chính phủ tại Bắc Kinh nhằm chấm dứt cuộc đàn áp.

“Họ bắt vợ tôi vào tù. Cực hình khiến cô ấy phát điên. Nó làm tôi nhớ lại thời gian đó, Tràn đầy bi ai và đau thương. Tôi có thể thấy Hoàng Hà đang chuyển đỏ. Vô số cực hình cùng nghìn vạn thương vong.

Đồng ca:

Vài đôi giày đã đi mòn mất. Tất cả chúng là của tôi. Và tôi đã đang đi bộ suốt đêm trường. Trung Quốc ơi, làm sao vậy? Tại sao lại trở thành thế này.

Đường tới quảng trường Thiên An Môn xa đấy, Nhưng tôi chẳng bận tâm. Tôi sẽ đến đây. Và nói cho toàn thế giới về sai lầm của các vị lãnh đạo trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Lạ thay núi Thái Sơn, Đang rơi lệ. Hàng nghìn năm đã chứng kiến quá nhiều hung bạo.

Đồng ca:

Tiếp bước, tiếp bước! Mọi người, hãy thức tỉnh khỏi cơn mê! Tiếp bước, tiếp bước, tiếp bước! Chấm dứt cuộc đàn áp!”

27fac09913bf1ba6b7e1641bf38bf256.jpg

Anders biểu diễn trước Capitol Hill, Mỹ vào tháng 07 năm 2003

Anders đến từ Varberg, Thụy Điển. Anh bắt đầu học piano lúc lên chín và cũng biết chơi guitar cùng organ. Âm nhạc luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của anh. Do tính cách nhút nhát nên mặc dù sáng tác rất nhiều nhưng anh không bao giờ tin rằng mình sẽ có một ngày biểu diễn trên sân khấu.

“Tôi biết mình có chất giọng tốt nhưng tôi chưa bao giờ hát công khai cho tới khi trở thành một học viên Pháp Luân Công. Tôi từng là thành viên của một ban nhạc trong trường trung học với vai trò là người chơi piano và organ. Khi lên 18, tôi đã sáng tác bài hát đầu tiên của mình: ‘Bạn làm cuộc sống trở nên đáng giá.’ Tôi dễ dàng viết ra bài hát nhưng lại quá ngại ngùng để hát.”

Tu luyện Pháp Luân Công

“Ngồi hàng thứ hai tựa vào cửa sổ, Người lái xe đã trị vì ngai vàng. Chúng tôi đã lập thệ ước từ lâu, “Về nhà” là đích đến cuối cùng. Vé một chiều quay về với chân lý. Tất cả trên chuyến tàu đêm nay, Mau lên, chúng ta trên chuyến tàu sắc vàng. Vé một chiều quay về với chân lý. Tất cả trên chuyến tàu đêm nay.”

Bài hát “Vé một chiều quay về với chân lý”, miêu tả việc Anders bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công như thế nào.

Bên cạnh âm nhạc, thời trẻ Anders còn thích đọc và nghiên cứu tâm linh.

“Tôi đã bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời từ thời niên thiếu. Tôi đã thử nhiều thứ khác nhau để có một cuộc sống hài hòa, ngoài ra cũng đọc rất nhiều sách tâm linh. Thậm chí tôi đã thử Thái cực quyền và khí công.”

Anders thường tới Gothenburg để dự các hội thảo khí công, nơi mà một ngày anh đã gặp một người phụ nữ châu Á giới thiệu Pháp Luân Công cho mình.

“Nó có những điều của Phật gia và Đạo gia. Tôi cảm thấy rằng đây là những gì mình đang tìm kiếm.”

Anders đã tìm điểm luyện công địa phương và tham gia vào cuộc hội thảo Pháp Luân Công lần thứ hai tại Gothenbug vào năm 1995.

“Tôi đã nhận ra rằng những thứ mình từng tu tập trước đây không phải là những điều quý giá. Đọc Chuyển Pháp Luân và các bài giảng khác của Pháp Luân Công, tôi hiểu rằng Sư phụ Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công là ở một tầng thứ rất cao. Tham dự hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tu luyện tại Bắc Kinh vào mùa thu năm 1996 đã giúp cho kinh nghiệm tu luyện của tôi trở nên sâu sắc hơn nữa.”

Cũng giống như đã hát trong bài hát, Anders đã lên tàu và du hành tiến tới chân lý. Vào tháng 10 năm 1996, anh cùng nhiều học viên Pháp Luân Công Tây phương khác đã tới Trung Quốc để tham dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Quốc tế lần thứ nhất tại Bắc Kinh, nơi mà anh đã gặp nhà sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí, lần đầu tiên.

“Sau Pháp hội, chúng tôi đã tới Công viên Địa Đàng dùng bữa tối. Thình lình, tôi nghe thấy tràng vỗ tay và mọi người đều đứng dậy. Sư phụ Lý đã đến.”

“Sư phụ Lý bắt đầu nói chuyện. Một vài học viên Trung Quốc cố gắng phiên dịch cho các học viên Tây phương, nhưng họ đã nhanh chóng dừng lại bởi vì họ không phải là phiên dịch viên chuyên nghiệp và không thể theo kịp Sư phụ Lý.”

“Thật tiếc là chúng tôi đã không thể nghe được lời của Sư phụ vào lúc đó. Bạn có thể tưởng tượng rằng tôi đã hạnh phúc thế nào khi bài diễn thuyết cuối cùng đã được dịch ra các ngôn ngữ khác sau 11 năm.”

Cũng tại Pháp hội đó, Anders đã lần đầu tiên nói chuyện trước đám đông về kinh nghiệm của mình và thể ngộ về tu luyện. Một trong những đồng tu của anh đã cảm thấy thú vị khi nhớ lại cảnh đó.

“Anders, ừm, một chàng trai nhút nhát. Anh ấy không bao giờ nói chuyện trước đám đông. Nhưng ngày hôm đó, anh đã chia sẻ thể ngộ tu luyện của mình với hơn 100 người.”

Trong chuyến đi đó, Anders cũng hát cho các đồng tu của mình nghe. Thậm chí ngày nay, vài người tham dự vẫn còn nhớ tới anh – một thanh niên Tây phương điển trai với giọng hát tuyệt vời.

Tu luyện Pháp Luân Công không chỉ đề cao đạo đức của Anders mà còn cải thiện sức khỏe của anh.

“Tôi bị đau cột sống từ khi còn trẻ và không thể hoạt động mạnh. Khi mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã không thể ngồi trong một giờ. Nhưng một năm sau, tôi thấy rằng cơn đau đã biến mất. Hơn 10 năm qua, nó chưa bao giờ tái phát.”

Nói với thế giới về cuộc đàn áp

Là một biên tập viên đồ họa chuyên nghiệp, âm nhạc chỉ là một sở thích đối với Anders cho tới tháng 07 năm 1999, khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công.

“Sau khi cuộc đàn áp diễn ra, tôi đã bắt đầu nói với công chúng rằng Pháp Luân Công là gì và cuộc đàn áp tàn bạo ra sao. Khởi đầu, tôi viết các bài báo, biên tập tài liệu và hỗ trợ thiết kế các tờ rơi. Chẳng bao lâu tôi nhận ra rằng âm nhạc cũng là một cách hữu hiệu để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp. Tôi bắt đầu viết bài hát có tựa đề ‘Walk On.’”

Đó là bài hát đầu tiên mà Anders viết về Pháp Luân Công, là bài mà anh đã hát tại buổi hòa nhạc mang tên “Ánh sáng và Hòa bình” diễn ra vào tháng 07 năm 2003 ở Washington D.C..

“Tôi đã viết bài hát. Một học viên địa phương đã khuyến khích tôi biểu diễn nó trong một sự kiện của Pháp Luân Công tại Copenhagen. Tôi chưa bao giờ hát trước đám đông. Tôi muốn từ chối nhưng lại tự nhủ rằng mình là một người tu luyện Pháp Luân Công và nên chấp nhận thử thách cũng như đột phá tâm sợ hãi của bản thân. Do vậy, tôi đã hát bài hát này vào tháng 09 năm 2002. Nó đã được khán giả chào đón.”

Sau đó, anh ấy cùng vài nhạc sĩ khác, những người cũng tu luyện Pháp Luân Công, đã thành lập một ban nhạc mang tên “Yellow Express.” (Xe tốc hành màu vàng)

Một loạt các bài hát đã được sáng tác. Ban nhạc đã đi lưu diễn ở Châu Âu, nói với công chúng về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp.

Tại sao ban nhạc lại có tên là “Yellow Express?” (Xe tốc hành màu vàng) Màu vàng là màu trang phục luyện công của các học viên Pháp Luân Công và cũng là màu của chiếc áo T-shirt mà các học viên thường mặc tại các sự kiện cộng đồng.

Khi Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là người chủ mưu của cuộc đàn áp, tới thăm Châu Âu nhiều năm trước, ông ta đã vấp phải sự phản đối của các học viên Pháp Luân Công tại mỗi điểm dừng trong chuyến đi. Mọi nơi ông ta đến, ông ta đều nhìn thấy các học viên mặc áo T-shirt vàng cầm các biểu ngữ màu vàng có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Anders giải thích: “Giang Trạch Dân sợ màu vàng này. Vàng cũng là màu dành cho sự cảnh báo, nó thường được sử dụng để thu hút sự chú ý.”

Trong buổi trình diễn mở màn của họ tại Geneva năm 2003, phong thái đường hoàng và giọng hát tuyệt vời của họ đã khiến khán giả thưởng cho họ một tràng pháo tay dài.

Anders đã xuất bản một album có tựa đề “Âm nhạc vì Tự do.” Nhiều bài hát của anh đã được phát trên TV và đài phát thanh.

Trong một bức thư gửi tới thính giả, Anders nói:

“Trong suốt ba chuyến đi (từ 1996 đến 1999) Tôi đã gặp nhiều học viên Pháp Luân Công Trung Quốc. Tư tưởng thuần tịnh và hành xử vị tha của họ đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ trong tôi. Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu tôi thường tự hỏi không biết chuyện gì đã xảy ra với những người bạn mà tôi từng gặp. Họ có phải chịu đựng tra tấn không? Họ có còn sống không? Tại sao những người tốt như vậy lại bị bức hại? Tôi chỉ không thể hiểu nổi. Một người đàn ông mà tôi gặp trong mỗi chuyến đi tới Trung Quốc tên là Lâm Trình Đào, một nhà khoa học danh tiếng tại Bắc Kinh. Hiện nay tinh thần anh ấy trở nên bất thường do bị tra tấn liên tục trong trại lao động Đoàn Hà, Bắc Kinh. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp.”

“Tại sao cuộc đàn áp này diễn ra? Đó tất cả là vì sự tật đố của một người. Giang Trạch Dân (đã bị kiện tại Mỹ với tội danh diệt chủng) không thể chịu được trước sự nổi tiếng của Pháp Luân Công, do đó ông ta đã khởi động chiến dịch này vào năm 1999. Nhiều người dân Trung Quốc đã bị lừa dối bởi sự tuyên truyền theo kiểu phát xít Đức của ông ta về Pháp Luân Công.

Sau đó, Anders đã tham gia Đoàn hợp xướng Pháp Luân Đại Pháp Châu Âu và trở thành một ca sỹ chính. Trong suốt quá trình diễn xuất tại Mỹ, Anders và các thành viên đoàn hợp xướng đã gặp Sư phụ Lý Hồng Chí.

“Tôi hợp thập hành lễ trước Sư phụ. Ngài cũng chào lại tôi. Lúc đó, tôi cảm thấy được sự yêu mến của Sư phụ Lý dành cho mình. Điều này thật là một cảm giác tuyệt vời. Pháp môn tu luyện do Sư phụ Lý sáng lập đã hồi sinh cuộc sống của hàng triệu người và Ngài đã làm tất cả điều này một cách vô điều kiện. Ngài đã không đòi hỏi gì từ các đệ tử. Ngài khiến chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của nhiệm vụ của chúng tôi với vai trò là những người tu luyện.”

Sư phụ Lý đã giảng:

“Mọi người nghĩ xem, bản thân hoàn cảnh đó, phải chăng xã hội nhân loại chính là một trường tu luyện được cung cấp cho đệ tử Đại Pháp? Nó có thể cung cấp cho chư vị hoàn cảnh và nhân tố mà biểu hiện ra các loại tâm chấp trước của chư vị, nó có thể cung cấp cho chư vị bất kỳ cơ hội đề cao nào. Bởi vì sự kiện này là rộng lớn, cả xã hội nhân loại đều thành ‘ngôi chùa’ của nó rồi.” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])

Anders đã giải thích thể ngộ của mình về những lời giảng của Sư phụ Lý.

Anh nói: “Pháp Luân Đại Pháp khác với các tôn giáo khác. Chúng ta tu luyện. Sự tu luyện là việc đề cao cả tâm lẫn thân của một người, buông bỏ chấp trước và dục vọng. Một người có thể đề cao bản thân và đạt viên mãn nếu người đó chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” hàng ngày.”

“Chúng tôi không cầu nguyện hay đi chùa. Chúng tôi không có nghi lễ tôn giáo hay tục lệ…”

Anders đã tu luyện gần 20 năm. Anh đã cưới vợ và có một gia đình. Là người hát chính của ban nhạc “Yellow Express” và Đoàn hợp xướng Pháp Luân Đại Pháp Châu Âu, Anders hát để nói cho cả thế giới về Pháp Luân Công.

Anders nói chậm rãi: “Nếu một ca sĩ có thể vứt bỏ tự ngã và danh tiếng, hòa tan vào âm nhạc, âm nhạc của anh sẽ có thể chạm tới lòng người. Tôi xin cảm tạ Sư phụ Lý đã an bài cơ hội này cho tôi, để tôi có thể làm những điều mà một người tu luyện Pháp Luân Công cần làm trong thời kỳ lịch sử đặc biệt này.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/7/301207.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/17/147994.html

Đăng ngày 16-03-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share