Bài viết của Trần Tâm Ninh, phóng viên Minh Huệ tại Brisbane, Úc
[MINH HUỆ 03-04-2015] Tội ác thu hoạch tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm đầu đã được dựng lại thành phim tài liệu và phát sóng trên Dateline, một chương trình truyền hình quốc gia của Úc, vào ngày 07 tháng 04 năm 2015. Các quan chức đã góp tiếng nói nhằm lên án tội diệt chủng của ĐCSTQ.
Nghị sỹ Quốc hội Liên bang: Nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công
Ông Graham Perrett, Nghị sỹ Quốc hội Liên bang đại diện Moreton, Queensland
Ông Graham Perrett, Nghị sỹ Quốc hội Liên bang đại diện cho thành phố Moreton, bang Queensland, hết sức quan ngại về cuộc bức hại đang tiếp diễn tại Trung Quốc. Ông nói: “Tôi có nghe nhiều về vấn đề này. Tôi biết ông Chris Bowen, trước đây là nhà kinh doanh vốn, là người biết rất nhiều về vấn đề này. Ông ấy từng đề cập đến nó trước Quốc hội. Ông ấy nói vấn đề này chưa chấm dứt mà cũng chưa hề khả quan hơn chút nào.”
“Tôi cũng là Nghị sỹ Liên bang nên chúng tôi đang cố gắng đề nghị Julie Bishop (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và là Nghị sỹ Quốc hội Liên bang đại diện cho Curtin) cử đại biểu tới Bắc Kinh nhằm nỗ lực chấm dứt vấn nạn này. Chúng tôi cũng có thể làm việc với các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Như vậy, còn có các nhóm khác có thể đưa vấn đề này ra Liên Hợp Quốc (LHQ) hoặc đến thẳng chính phủ Trung Quốc.”
“Hiện nay, [thu hoạch tạng sống ở Trung Quốc] là phạm pháp ở Úc. Ai vi phạm pháp luật về phương diện này, phạm tội mua bán tạng những nội tạng đó sẽ bị khép vào tội hình sự, còn chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể nhằm đảm bảo mọi người vẫn có thể hiến tạng. Số người hiến tạng trong vài năm qua đã tăng nhẹ.”
Tuy nhiên, rõ ràng là chúng ta cần theo dõi những hành động phi pháp. Chúng tôi cần phải có bằng chứng cho thấy cư dân Úc đi sang Trung Quốc để ghép tạng, nhưng bất cứ ai biết về vấn đề này đều nên thông báo với chính quyền liên bang hoặc cảnh sát liên bang Úc để đảm bảo họ có hành động thích ứng.”
“Thước phim tài liệu trên kênh SBS (Dịch vụ Truyền hình Đặc biệt của Úc) là một cách thức phù hợp để nâng cao nhận thức của công chúng. Nhưng đương nhiên chúng ta cũng có thể đề cập vấn đề này tại Quốc hội cũng như phổ biến cho những người khác để ngày càng có nhiều người hơn nữa nhận thức được vấn đề này.”
“Một chính phủ tốt sẽ luôn lắng nghe mọi người. Cần phải tiến hành một cuộc điều tra thích đáng về vấn đề này.”
Nghị sỹ Quốc hội bang Queensland: Đáng lẽ không nên để cuộc bức hại này xảy ra
Ông Peter Russo, Nghị sỹ Quốc hội đại diện cho Sunnybank, bang Queensland
Ông Peter Russo là một nghị sỹ Quốc hội đại diện cho Sunnybank, bang Queensland, nơi có rất nhiều người Trung Quốc nhập cư. Ông nói: “Cuộc bức hại này hoàn toàn sai trái và nó đáng lẽ không nên xảy ra.”
“Và chúng tôi cần phải nỗ lực hết sức để giáo dục cộng đồng rằng làm như vậy là không đúng. Trong cộng đồng cũng có các hình thức hỗ trợ – bạn biết đấy, nếu bạn sống ở Úc và cần tạng thì theo tôi biết là có cả một hệ thống hoạt động khá thành công. Do đó bạn không cần đặt mình vào tình huống nguy hiểm để tham gia vào hoạt động phi pháp tại Úc,” ông Russo cho biết.
Bà Leeanne Enoch, Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Dịch vụ Công cộng kiêm Bộ trưởng Khoa học Đổi mới
Bà Leeanne Enoch mới nhậm chức Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Dịch vụ Công cộng kiêm Bộ trưởng Khoa học Đổi mới hồi tháng 02. Bà đã bị sốc khi biết đến cuộc bức hại có hệ thống của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công cũng như hoạt động thu hoạch tạng sống từ các học viên bị giam giữ trái phép. Bà mong rằng Úc, với tư cách là một bên ký kết Tuyên bố Nhân quyền Toàn cầu, sẽ phối hợp với LHQ để chấm dứt cuộc bức hại này.
Tổng Giám đốc: Nâng cao nhận thức về nạn thu hoạch tạng cưỡng bức
Ông Lại Duy Trung, Tổng Giám đốc Phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Brisbane, cho rằng hoạt động thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công là dã man và vô nhân tính. “Mọi người cần phải được biết sự thực về những gì đang diễn ra để có thể cùng phối hợp nhằm chấm dứt nó,” ông nói.
Nguyên Cố vấn Chính sách cho Tổng thống: Mọi người đều nên quan tâm đến vấn đề này
Giáo sư Khâu Thùy Lượng, nguyên cố vấn chính sách cho Tổng thống Đài Loan
Giáo sư Khâu Thùy Lượng, nguyên cố vấn chính sách cho Tổng thống Đài Loan, tin rằng chính phủ Úc cần lưu tâm đến vấn đề vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Ông cho biết hoạt động thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã được phơi bày gần chục năm nay. Hai nhà hoạt động nhân quyền người Canada đã nỗ lực nâng cao nhận thức về vấn đề này. Tuy nhiên, chính phủ Úc vẫn chưa có nhiều động thái thích đáng.
Ông Khâu cho biết chính phủ cũng như giới truyền thông Úc cần lưu tâm hơn nữa tới nạn thu hoạch tạng tại Trung Quốc, nhất là sau khi nó được báo cáo chi tiết trên chương trình Dateline. Chính phủ Úc nên biết rằng, mặc dù quan hệ kinh tế với Trung Quốc quan trọng, nhưng bảo vệ nhân quyền cơ bản cũng là giá trị phổ quát trên khắp thế giới và không thể bỏ qua.
Nếu chính phủ Úc chọn cách im lặng thì về lâu dài có lẽ sẽ không có lợi cho nền kinh tế, ông Khâu nói. Nhiều nước thành viên của LHQ đã bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền của Trung Quốc. Chúng tôi thực sự mong sẽ được thấy chính phủ Úc tác động đến Trung Quốc vì mục tiêu cao cả.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/14/307517.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/15/149740.html
Đăng ngày 02-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.