Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Đức

[MINH HUỆ 07-02-2015] Vào ngày 03 tháng 02 năm 2015, hơn 20 thành viên Quốc hội viện châu Âu đã gửi chung một bức thư đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức, các toà án địa phương tại tỉnh Hắc Long Giang, và Phòng 610 cấp tỉnh để yêu cầu thả ngay lập tức bốn học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ vào tháng 03 năm 2014.

Bức thư cũng lên án hành động phi pháp của các tòa án và sở cảnh sát địa phương, và yêu cầu chính quyền tỉnh hủy bỏ bản tuyên án của phiên tòa bất hợp pháp trên. Lần điều trần gần nhất được thực hiện vào ngày 08 tháng 01 năm 2015. Bản tuyên án này đã không được công bố.

Bốn học viên đã bị bắt cùng với bốn luật sư nhân quyền khi họ gặp nhau ở một khách sạn tại Kiến Tam Giang thuộc tỉnh Hắc Long Giang để thảo luận biện pháp giải cứu các học viên khác đang bị giam giữ tại Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn, với tên gọi chính thức là “Trung tâm giáo dục pháp luật Kiến Tam Giang.” Các luật sư đã được thả vào giữa tháng 04 nhưng bốn học viên vẫn còn bị giam giữ.

Cùng với nỗ lực của bức thư chung này, thành viên Quốc hội viện châu Âu, ông Klaus Buchner còn công khai lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên trang Facebook cá nhân vào ngày 05 tháng 02:

“Cuộc bức hại Pháp Luân Công và nạn thu hoạch có hệ thống nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công trong hơn 15 năm do Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành đã không những vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và các quyền cơ bản khác được Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ, mà còn vi phạm những công ước mà Trung Quốc đã ký kết, ví dụ như Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn.”

Đây là lần thứ hai ông Buchner phát ngôn ủng hộ Pháp Luân Công tiếp theo bài đăng lần trước trên Facebook vào ngày 07 tháng 01 năm 2015. Ở bài đăng trong tháng 02, ông Buchner nói rằng:

“Để chấm dứt tội ác chống lại loài người dựa trên Điều 7 của Đạo luật Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, tội diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công dựa trên Điều 6 của Đạo luật Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế; Nghị quyết về chống mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc đã được thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 2013 ở Strasbourg.”

“Nghị quyết này yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc thả ngay lập tức các học viên Pháp Luân Công và lập tức chấm dứt hoạt động thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, các tù nhân chính trị bất bạo động khác và các tín đồ tôn giáo và dân tộc thiểu số.”

358b58f31a9376f97d3c98dc07d3cdec.jpg

b355a8c7d0325c0f7ed1c6aacb7da2d1.jpg

Ảnh chụp màn hình bài đăng trên Facebook của ông Kalus Buchner, thành viên Quốc hội viện châu Âu.

Ngày 03 tháng 02, bức thư chung đã được gửi đến đại sứ Sử Minh Đức thuộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức; Trương Đức Giang, ủy viên trưởng của ĐCSTQ; Chu Cường, chánh án Tòa án Tối cao Trung Quốc; Vương Tiến Khôi, bí thư ĐCSTQ tại tỉnh Hắc Long Giang; Cố Tùng Hải, giám đốc Phòng 610 tỉnh Hắc Long Giang; Trương Thuật Nguyên, chánh án Tòa án Tối cao tỉnh Hắc Long Giang; và Phúc Vân, chánh án Tòa án cải tạo đất Kiến Tam Giang.

Danh mục chi tiết các yêu cầu như sau:

1. Lập tức thả bốn học viên Pháp Luân Công là Thạch Mạnh Văn, Vương Yến Hân, Lý Quế Phương và Mạnh Phồn Lệ, những người đã bị giam giữ trong đợt truy bắt vào tháng 03 năm 2014;

2. Bảo đảm tự do và an toàn cho bốn học viên Pháp Luân Công, người nhà và các luật sư của họ;

3. Không được thu hồi giấy phép của các luật sư;

4. Lập tức thả các học viên Pháp Luân Công đang bị giam ở tỉnh Hắc Long Giang;

5. Hủy bỏ hiệu lực phán quyết của Tòa án cải tạo đất Kiến Tam Giang sau phiên tòa phi pháp vào tháng 01;

6. Điều tra các hành vi trái pháp luật của Tòa án cải tạo đất Kiến Tam Giang, Viện kiểm sát cải tạo đất Kiến Tam Giang, và Cục Công an Kiến Tam Giang.

Về việc Tòa án cải tạo đất Kiến Tam Giang xét xử xử phi pháp bốn học viên Pháp Luân Công, ông Buchner đã liên lạc với đại sứ Dương Yến Di, đại diện phái đoàn Trung Quốc sang thăm châu Âu ngày 08 tháng 01 năm 2015. Ông cũng bày tỏ sự phản đối của mình đối với ĐCSTQ trên Facebook của mình.

Ông viết trong một bài diễn thuyết có tựa đề “Tập trung vào Trung Quốc” đăng trên Facebook rằng: “Các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại và giam giữ vì tín ngưỡng của họ. Thậm chí những luật sư bào chữa của họ cũng bị giam giữ và tra tấn. Quyền tự do tín ngưỡng được quy định theo Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phải được công nhận đối với những tín đồ này.”

Về những tuyên truyền thù ghét của ĐCSTQ và giết hại các học viên để lấy nội tạng của họ, ông Buchner chỉ ra rằng chính việc tuyên truyền đó trải đường cho cuộc bức hại Pháp Luân Công của chế độ cộng sản; đây là một trong những công cụ tàn ác nhất được các chính quyền độc tài chuyên chế sử dụng. Ông nói: “Các quốc gia châu Âu phải hành động.”

Từng chứng kiến tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã đối với người Do Thái, ông Buchner nhấn mạnh rằng mục đích của chính quyền Cộng sản Trung Quốc là để phá hủy đức tin và tự do tín ngưỡng của người dân bằng cách kiểm soát chặt chẽ tâm trí của họ. Chính quyền Trung Quốc không cho phép người dân có cuộc sống tâm linh vì nó có thể mang đến cho người dân tự do và các mối quan hệ tốt đẹp.

Ông Buchner nói: “Những công dân châu Âu chúng tôi thực sự quan tâm đến những trường hợp như vậy và phản đối những hành vi như vậy. Chúng tôi cũng nói với các nhà chức trách ở đó là chúng tôi không mong những tội ác đó diễn ra vì nó thật sự ảnh hưởng tới mối quan hệ của chúng ta.”

Ông cũng chỉ ra rằng ông và các thành viên Quốc hội viện châu Âu sẽ theo dõi diễn biến của các vụ kiện và sẽ tiếp tục giải cứu các học viên Pháp Luân Công có liên quan, và ủng hộ các luật sư bào chữa của họ.

Tường thuật vụ việc nhân quyền tại tỉnh Hắc Long Giang

Vụ việc trong tháng 03 tập trung quanh Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn. Theo ông Vương Quan Trương, có hàng trăm nhà tù đen tương tự như vậy, hay các cơ sở giam giữ ngoài vòng pháp luật ở Trung Quốc. Các cơ sở này hoạt động bí mật trong nhiều năm và có tác dụng thay cho các trại lao động cưỡng bức đã chính thức đóng cửa vào năm 2013.

Bốn luật sư nhân quyền, các học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ ở Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn và người nhà của các học viên đã đến trung tâm tẩy não này vào ngày 20 tháng 03 năm 2014. Bị từ chối cho vào, họ đã đứng gần lối ra vào để yêu cầu thả các học viên bị giam giữ.

Ngày hôm sau, các luật sư và bảy học viên bị bắt khi họ gặp nhau ở một khách sạn địa phương. Bốn trong số bảy học viên đã bị giam giữ từ đó.

Các luật sư đã bị tra tấn trong khi giam giữ: cảnh sát đánh đập luật sư Đường Cát Điền và những người khác, khiến bốn luật sư bị gãy tổng cộng 24 xương sườn. Ba học viên Pháp Luân Công bị tra tấn gần chết.

Vương Vũ, Trương Duy Ngọc và sáu luật sư khác đã đại diện cho bốn học viên trong khoảng một năm. Họ đã bị sách nhiễu và can thiệp khi cố thực hiện chức trách là luật sư bào chữa của mình.

2b3dfefe702783e858409b43d7faa1c8.jpg

Bốn học viên Pháp Luân Công bị bắt vào tháng 03 vẫn đang bị giam giữ và mới bị xét xử gần đây.

Tám luật sư đã phản đối các phiên tòa bí mật và nộp đơn khiếu nại đến Tòa án tối cao Hắc Long Giang, Viện kiểm sát, Chi nhánh cải tạo đất, Tòa án cải tạo đất và Hội đồng nhân dân tỉnh Hắc Long Giang.

b2da2aa8ab36138e680d236aaeb543b7.jpg

Luật sư Vương Vũ và Trương Duy Ngọc phản đối Tòa án cải tạo đất Kiến Tam Giang về quyền bào chữa của họ đối với các học viên Pháp Luân Công

Đến nay, có hơn 60 luật sư ở Trung Quốc đã gia nhập Hội hỗ trợ pháp luật Kiến Tam Giang, trong đó cung cấp hỗ trợ pháp lý cho các luật sư và các đại diện gia đình. Hội đã yêu cầu chấm dứt các phiên tòa ngoài vòng pháp luật và thu hồi phán quyết của Tòa án cải tạo đất.

Bốn người nhà của các học viên và các luật sư Cung Tường Đống và Trương Duy Ngọc đã cố gắng đến thăm bốn học viên ở Trại giam Kiến Tam Giang vào ngày 28 tháng 01 năm 2015, nhưng yêu cầu của họ bị từ chối. Thay vào đó, họ đã bị giám đốc trại giam chỉ đạo các cảnh sát đánh đập và chửi mắng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/2/7/304135.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/8/148266.html

Đăng ngày 08-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share