[MINH HUỆ 26-01-2015] Trung Quốc là một quốc gia nổi tiếng về hàng giả, hàng kém chất lượng. Các báo cáo về những chú chó bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải thức ăn dành cho chó được sản xuất từ Trung Quốc, và những gia đình người Mỹ bị ngất vì những tấm trần thạch cao của Trung Quốc bị nhiễm độc, là những vụ tai tiếng về hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu xảy ra tại Hoa Kỳ. Cuộc Cách mạng Văn hóa vào năm 1966 đã dẫn đến sự phá hủy các giá trị văn hóa truyền thống, và suy đồi các giá trị đạo đức của người dân. Xã hội Trung Quốc ngày nay rất thực dụng, và mọi người dám làm mọi thứ vì tiền.

Tuy nhiên, có một nhóm người ở Trung Quốc sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, tự giữ mình theo những tiêu chuẩn đạo đức cao thượng. Họ chính là những học viên Pháp Luân Công, và dưới đây là câu chuyện về họ.

Bà Kim Liên là một nhân viên phục vụ phòng tại một khách sạn sang trọng. Một trong những nhiệm vụ của nhân viên phục vụ phòng là bán những chai rượu hảo hạng cho khách ở trong những phòng mà họ chịu trách nhiệm phục vụ. Khi một chai rượu được bán, người phục vụ có thể giữ lại những vỏ hộp rượu. Tất cả những hộp này đều có in tem rượu gốc trên đó.

Những hộp mà vẫn còn nguyên tem rượu có thể được bán lại cho những người làm rượu giả với giá bằng 10% so với giá trị của một chai rượu hảo hạng. Trung bình có thể kiếm được 30-50 tệ cho mỗi vỏ hộp.

Có một thủ thuật mà mọi người phục vụ đều biết đó là: Trước khi đưa rượu cho khách, không được mở hộp từ phía bên trên vì nó có thể làm rách tem thương hiệu được dán ở trên đó, mà thay vào đó là mở hộp từ bên dưới. Bên dưới không dán tem và có thể được làm giả dễ dàng. Một vỏ hộp như thế có thể được tái sử dụng để sản xuất rượu giả, và nó rất đáng giá.

Mọi nhân viên phục vụ trong khách sạn đều làm như vậy, và cũng biết những người khác cũng làm như thế. Thậm chí đến người quản lý cũng biết rất rõ việc này, nhưng không ai suy nghĩ nhiều về điều đó. Khi bà Kim Liên bắt đầu làm việc, các đồng nghiệp của bà cũng nói với bà rằng đó là cách để kiếm thêm tiền.

“Tiếp tay cho rượu giả? Điều này chẳng phải là đi ngược lại với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn hay sao?” bà tự hỏi. Nhưng các đồng nghiệp bà nói “Mọi người đều làm thế, tại sao bà lại không? Sẽ không có ai quở trách bà và bà cũng không gặp rắc rối gì.” Bà Kim Liên rất băn khoăn.

Bà có mối lo lắng khác. Nếu bà không nhận lại hộp rượu, thì xung đột giữa các đồng nghiệp chắc chắn xảy ra vì họ sẽ tranh giành nhau để lấy những chiếc hộp đó.

Sau đó, bà nhận ra rằng những điều này đều xuất phát từ lòng hư vinh và tâm lo lắng. “Mình không nên lo lắng về những việc như thế này. Mình chỉ nên theo các nguyên tắc của Pháp Luân Đại Pháp và làm những việc đúng đắn,” bà tự nhủ.

Bà Kim Liên cảm thấy thanh thản khi gạt được mối lo lắng đó sang một bên. Khi các đồng nghiệp hỏi sao bà không dùng theo cách đó để kiếm thêm tiền, bà giải thích rằng mình là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và nói với họ về các nguyên lý của Đại Pháp.

Các đồng nghiệp rất tôn trọng bà vì sự trung thực đó, và họ đã hiểu hơn về Pháp Luân Đại Pháp.

Bà Kim Liên không bao giờ phàn nàn về bất cứ công việc nào được giao. Qua cách cư xử ngay thẳng của bà, mọi người đã dần hiểu ra rằng các học viên Pháp Luân Công đều là những người tốt, trái với những gì mà các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản tuyên truyền.

Một lần, người quản lý nói với mọi người rằng: “Có vẻ như ngày nay nhiều người đã hiểu Pháp Luân Công thực sự là gì, và không còn ai tin vào những lời tuyên truyền bịa đặt của chính phủ nữa. Người quản lý nhân sự có lần đã nói với tôi rằng thật tuyệt nếu như chúng ta thuê thêm được nhiều học viên Pháp Luân Công. Họ không bao giờ phàn nàn khi được giao những công việc khó khăn, và làm việc mà không cần sự giám sát. Họ là những người thật thà và thân thiện.”

Một lần khác, một người quản lý khác ở khách sạn nói với bà Kim Liên rằng: “Đảng Cộng sản đã vu khống Pháp Luân Đại Pháp, nhưng chúng tôi có thể nói rằng đó là một môn tu luyện rất tốt qua cách cư xử của bà. Đức tin của bà thật tuyệt! Bà không phải lo lắng gì cả, sẽ không có bức hại xảy ra ở khách sạn này đâu.”

Đôi lúc khi bà luyện công trong ở trong phòng trống, vài đồng nghiệp đã tới để học các động tác.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/26/303593.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/4/148227.html

Đăng ngày 14-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share