Bài viết của học viên Nhất Phàm

[MINH HUỆ 25-12-2014] Tình đặt ra các thách thức đối với những người tu luyện và có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số người tu luyện khi lý trí không tỉnh táo có thể dễ dàng bỏ qua một vài biểu hiện của nó. Bài viết này bàn về ba phương diện của tình: chăm sóc người thân, mong nhớ những người thân đã khuất và phân biệt ảnh hưởng của những cảm xúc.

Gia đình có thể là những cái bẫy

Trong xã hội người thường, nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà được xem là có phúc. Là những người tu luyện, chúng ta phải đối tốt với những người thân của mình, nhưng nếu chúng ta tận tâm chăm sóc người thân của mình mà không làm gì khác nữa, thì đó lại là đi sang cực đoan.

Một số đồng tu cao tuổi gắng hết sức để phục vụ con cái và cháu của họ. Họ tiêu tốn thời gian vào việc nấu ăn cho gia đình, chăm sóc trẻ nhỏ suốt cả ngày và ru chúng ngủ vào ban đêm. Trong lúc làm việc này, họ kiệt sức và quá mệt mỏi đến mức không thể học Pháp chứ chưa kể đến giảng chân tướng.

Bố của một đồng tu đã góa vợ. Cô rất cảm thông với cha mình. Vì vậy, cô giúp ông nấu ăn cả ba bữa và buổi tối cũng ở lại để chăm sóc ông. Cô bị chứng mất ngủ, nhưng cô vẫn tỉ mỉ chăm sóc cha mình. Vì vậy, cô liên tục mệt mỏi. Thật ngạc nhiên là cha cô thường xuyên bắt nạt cô. Học viên này cuối cùng đã nhận ra rằng cô đã quá chấp trước vào tình cha con. Sau đó, cô đã nói với ông: “Con rất bận và đã gắng hết sức rồi. Nếu bố vẫn không vui, con sẽ không thường xuyên đến nữa.”

Cha cô thay đổi hoàn toàn sau lần nói chuyện đó. Ông trở nên rất thân thiện và hiểu cho hoàn cảnh của cô. Ông không cần cô chăm sóc mỗi ngày. Vì vậy, cô có nhiều thời gian để làm những gì mà những học viên cần làm.

Những người tu luyện cần xác định được mức độ quan tâm mà họ dành cho những người thân của mình. Quan tâm vừa đủ là phù hợp. Người tu luyện nên xem mỗi khía cạnh cuộc sống như một phần của tu luyện; chúng ta cần thành tâm chăm sóc cho người thân và cân bằng các mối quan hệ gia đình tốt. Tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng tu luyện là ưu tiên hàng đầu, là quan trọng nhất.

Người tu luyện hàng ngày phải đối mặt với những thách thức cần phân định ra đâu là an bài của cựu thế lực và đâu là an bài của Sư phụ. Chúng ta phải đưa ra lựa chọn cho mỗi bước đường. Sư phụ an bài cho chúng ta làm những đệ tử giúp Ngài Chính Pháp, không phải để lãng phí thời gian vào các mối quan hệ gia đình.

Giải quyết chuyện mất mát người thân một cách lý trí

Theo chuẩn mực của người thường, buồn khổ vì mất người thân là thể hiện cho tình nghĩa của một người. Tuy nhiên, trong tu luyện, đây là do bị tình can nhiễu.

Tôi nghe một câu chuyện sau: Một người mẹ rất buồn trước cái chết của đứa con trai bảy tuổi của bà. Bất cứ khi nào nghĩ về con trai mình, bà lại đến thăm mộ và khóc ở đó. Bà sớm mang thai một cậu con trai khác sau khi cậu kia qua đời. Thật không may, đứa con thứ hai của bà cũng qua đời khi lên bảy tuổi. Bà đã mất hai người con và thường khóc lóc ở mộ của chúng.

Bà có đứa con thứ ba, nhưng đứa con này cũng qua đời khi lên bảy. Khi đã ở trên bờ vực của sự suy sụp, bà gặp một Đạo sĩ. Đạo sĩ nói với bà: “Ba người con của bà là cùng một đứa trẻ. Nó quay trở lại để gây đau khổ cho bà vì bà không thể vượt qua được cái chết của nó.”

Sư phụ đã kể cho chúng ta một câu chuyện tương tự về một người tu luyện và một con hươu. Một người tu luyện tu luyện một mình. Một ngày, ông cứu được một con hươu và dành nhiều thời gian để chăm sóc con động vật. Ông dần buông lơi tu luyện và không thể buông bỏ ý nghĩ về con hươu sau khi nó chết.

Lúc cuối đời, ông không nghĩ về tu luyện, ông nghĩ về con hươu. Vì vậy, ông đã đầu thai làm một con hươu. Ông đã học một bài học đắt giá: Những năm tu luyện của mình đều trở nên vô ích.

Mỗi người tu luyện đều phải đối mặt với sinh tử. Một vài học viên không thể buông bỏ sinh tử của mình và cũng không thể buông bỏ suy nghĩ về cái chết của người thân. Họ quên rằng thân nhân của họ trong đời này là sinh mệnh độc lập có số mệnh của họ. Nếu mệnh của họ hết, họ sẽ phải rời đi. Sau đó, quan hệ tiền duyên trong kiếp sống này kết thúc.

Là những người tu luyện, chúng ta chăm sóc các thân nhân của mình khi họ đau ốm. Tuy nhiên, chúng ta không nên mắc kẹt trong lối mòn và nhớ nhung họ nếu họ qua đời.

Tình là gì?

Đối với tôi tình là các tiêu chuẩn của người ta để đánh giá hết thảy. Họ sẽ sẵn sàng hy sinh cuộc sống của họ cho điều gì hoặc ai đó mà họ thích. Tuy nhiên, đối với những thứ họ không thích, họ có thể rất căm ghét. Nói cách khác. Chuẩn mực của tình dựa trên quan niệm hậu thiên của người ta. Chúng không phải là đặc tính của vũ trụ. Sử dụng tình như những chuẩn mực tự nó đã là sai. Người tu luyện hoàn toàn không nên dùng các chuẩn mực tình cảm để đánh giá vấn đề và dựa trên tình để duy trì cuộc sống của họ. Thực ra, xem trọng tình tương tự với xem trọng nhân tâm và đang nắm giữ những thứ của con người.

Tình có thể khiến người tu luyện giải quyết các quan hệ gia đình một cách thiếu chính xác. Trong xã hội người thường, chúng ta nên tôn trọng và chăm sóc tốt cha mẹ và con cái của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng đặt tình thân cao hơn Pháp, thì đó là nguy hiểm rồi.

Người tu luyện lấy tu luyện làm cơ sở. Một người tu luyện tốt sẽ biết cân bằng tốt cuộc sống gia đình và lấy làm tốt ba việc là ưu tiên hàng đầu. Người đó có trí tuệ, bản sự và cách giải quyết mọi vấn đề vì mọi thứ đều đến thông qua học Pháp. Sức mạnh của Pháp và tu luyện vững chắc có thể giúp chúng ta loại bỏ tình.

Sư phụ dạy chúng ta rằng tu bỏ tình thì từ bi của chúng ta mới hiển lộ. Từ bi là vô ngã, là vô oán, vô cầu. Ngược lại, tình rất dễ bị dao động.

Chúng ta nên biết rằng các thân nhân của chúng ta là những người có tiền duyên với chúng ta. Chúng ta không thể làm hư họ và không nên vì họ mà hủy đi tương lai của mình. Nếu điều đó xảy ra, thì đối với họ cũng không có gì là tốt.

Vào thời khắc viên mãn, khi nhìn lại cuộc sống gia đình của chúng ta, nó không phải như một vở kịch sao? Nếu chúng ta có thể minh bạch rằng mọi thứ trong xã hội nhân loại đều là ảo mộng, không có thứ gì thực sự thuộc về chúng ta, chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/25/301931.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/14/147963.html

Đăng ngày 05-03-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share