Bài viết của một học viên từ New Zealand

[MINH HUỆ 31-01-2015 ] “Hướng nội” là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta có thể không hoàn toàn hiểu được tầm quan trọng của nó. Khi đang trải qua khảo nghiệm và khổ nạn, chúng ta cần phải hướng nội tìm và loại bỏ các chấp trước, gia tăng năng lực, đề cao tầng thứ, củng cố Phật tính và loại bỏ ma tính. Đây là những yêu cầu của Sư phụ đối với chúng ta.

Theo trải nghiệm cá nhân, tôi đã ngộ ra rằng thực sự chủ động hướng nội có liên hệ đến việc vượt qua khảo nghiệm được tốt. Thụ động hướng nội có hiệu quả thấp hơn nhiều.

Sau đây là hai trong số những trải nghiệm của tôi để minh chứng sự tương phản giữa hai trạng thái.

Chân chính nhận thức Pháp

Lần đầu tiên vào tháng 06 năm 2014, Đoàn nhạc Tian Guo của chúng tôi đã tới Queenstown để tham gia một cuộc diễu hành. Trước khi lên đường, tôi nói với chồng mình rằng tôi sẽ đi và về trong ngày. Khi anh ấy hỏi tôi đi đâu, tôi đã nói đùa: “Em sẽ không nói với anh đâu.”

Tôi đã giữ quan hệ tốt với chồng. Nhiều lần, tôi đã bay tới thành phố khác để tham gia một cuộc diễu hành và sau đó bay về vào buổi tối. Anh ấy chưa bao giờ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, ngay sau khi về nhà, tôi cảm thấy anh ấy rất buồn. Vì quá mệt, tôi đã chìm vào giấc ngủ mà không nói chuyện với chồng.

Ngày hôm sau anh ấy vẫn không vui, và đáng lẽ tôi phải hướng nội. Thay vào đó, tôi đã có những ý niệm phàn nàn về anh. Tôi đã nghĩ như thế này: “Mình chỉ đi ra ngoài một ngày có vấn đề gì lớn chăng? Nó có đáng để phản ứng lại như thế này không?” Tôi ít quan tâm đến anh ấy vì tôi đang đối đãi với anh ấy bằng tâm của người thường.

Vào ngày thứ ba, anh ấy không thay đổi thái độ của mình, và anh ấy vẫn không vui. Anh ấy chỉ đơn thuần phớt lờ tôi. Cái tình đã nảy sinh, và tôi cảm thấy bất công.

Buổi sáng ngày thứ tư, tôi đã khóc và gọi cho một đồng tu. Thay vì đi làm, tôi đã đến nhà cô ấy và ở đó suốt cả ngày. Sau khi trao đổi tình hình với học viên đó, tâm tôi đã tĩnh lại một chút. Để đạt được trạng thái như vậy, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc hướng nội. Tôi nhận ra cái tình đối với chồng và sự ích kỷ của bản thân. Tôi đã không quan tâm đến cảm xúc của anh ấy.

Tôi đã chia sẻ những suy nghĩ của mình với chồng vào tối hôm đó. Mâu thuẫn và căng thẳng giữa chúng tôi biến mất.

Nhiều mâu thuẫn biến mất sau mỗi lần tôi hướng nội, nhưng lần này, tôi đã mất một vài ngày trước khi hướng nội về những thiếu sót và chấp trước của mình. Cuối cùng, tôi làm tổn thương chồng và làm phiền một học viên khác. Tôi cũng nghỉ làm một ngày và mất cơ hội cứu người. Từ tình huống này, tôi đã nhớ phải luôn chủ động hướng nội và không tu luyện một cách thụ động.

Vô điều kiện

Nhân dịp Giáng sinh năm nay Đoàn nhạc Tian Guo đã đến Wellington diễu hành. Tôi thông báo cho chồng mình trước. Chúng tôi phải đi sớm và trở về nhà muộn. Khi về đến nhà, tôi cảm thấy rằng chồng mình có tâm trạng đau khổ giống như lần trước.

Lần này tôi đã cảnh giác hơn, và tôi chủ động hướng nội vào các ngày tiếp theo. Tôi thấy rằng mình vẫn có tình với chồng. Tại sao tôi lại xúc động như vậy trước thái độ của anh ấy đối với mình? Tại sao tôi lại cảm thấy khó chịu? Tình cảm của tôi đã can nhiễu đến mối quan hệ của chúng tôi.

Tôi tự nhủ: Tôi nên buông bỏ cái tình của mình. Khi buông bỏ hoàn toàn, từ bi sẽ tràn ngập trong tâm, và tôi sẽ luôn nghĩ về người khác trước, đạt đến tiêu chuẩn vô tư vô ngã của Sư phụ. Khi tôi từ bi đối xử với tất cả mọi người, sự ích kỷ và cái tình sẽ không động được tới tôi. Sau khi tăng cường những ý niệm này, chồng tôi đã ghé qua sở làm và đùa với tôi, như thể sự căng thẳng và tổn thương chưa từng xảy ra. Do tôi đã chủ động hướng nội, tôi không còn phải chịu bất kì mất mát gì.

Thời gian trôi thật nhanh. Nhiều đệ tử Đại Pháp đang tận dụng từng giây từng phút cứu độ chúng sinh, và chúng ta thực sự gánh vác trách nhiệm to lớn. Nếu chúng ta không thể chủ động hướng nội với các chuẩn mực của người tu luyện khi chúng ta đang trong khổ nạn, chúng ta sẽ mất nhiều cơ hội để đề cao bản thân. Khi đó việc này sẽ ngăn trở tu luyện và những nỗ lực để cứu người của chúng ta.

Tôi hy vọng rằng những bài học tôi rút ra sẽ nhắc nhở các học viên rằng cho dù các bạn phải đối mặt với khảo nghiệm nào, về tâm hay thân, trong bất kể tình huống gì, bất kể ai bạn cho là đúng, hãy chủ động hướng nội vô điều kiện. Chắc chắn, chúng ta sẽ tìm thấy những sơ hở và chấp trước của mình.

Để thực sự chủ động hướng nội, chúng ta cần phải ngộ được Pháp của Sư phụ:

“Tại sao lại gặp những vấn đề này? [Đó] đều là nghiệp lực mà bản thân chư vị mắc nợ tạo thành; chúng tôi đã giúp chư vị tiêu trừ vô số phần rồi. Chỉ còn lại một chút được phân chia tại giữa mỗi tầng, để đề cao tâm tính của chư vị, thiết lập một số ma nạn để ‘ma luyện’ tâm của chư vị và vứt bỏ các chủng chấp trước. Đây đều là [khó] nạn của bản thân chư vị; nhưng chúng tôi lợi dụng chúng để đề cao tâm tính của chư vị; đều có thể để chư vị vượt qua được. Chỉ cần chư vị đề cao tâm tính, thì có thể vượt qua; chỉ e bản thân chư vị không muốn vượt qua; muốn vượt qua thì vượt qua được. Do đó sau này khi gặp mâu thuẫn, chư vị không được coi đó là ngẫu nhiên. Bởi vì khi xảy ra mâu thuẫn, [nó] đột nhiên xuất hiện; tuy vậy [nó] không hề tồn tại [một cách] ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị. Chỉ cần chư vị coi mình là người luyện công, chư vị sẽ có thể xử lý chúng được tốt.”(Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Thể ngộ của tôi là nếu chúng ta nhận thức và luôn nhớ trong tâm mình Pháp của Sư phụ – “Tại sao lại gặp những vấn đề này? [Đó] đều là nghiệp lực mà bản thân chư vị mắc nợ tạo thành;” – hướng nội sẽ trở thành trạng thái tự nhiên trong tu luyện của chúng ta.

Sư phụ giảng:

“Nếu một người không có chút nghiệp lực nào, đi ngoài đường ai thấy chư vị đều sẽ cười, người không [quen] biết chư vị đều sẽ chủ động phục vụ chư vị, chư vị quả là tự tại quá rồi!” (Giảng Pháp tại Sydney) (tạm dịch)

Vì vậy, khi chúng ta trải qua bất cứ việc gì làm cho chúng ta khó chịu, kể cả về thân lẫn tâm, bất kể là mâu thuẫn với các học viên, thành viên trong gia đình, hoặc những người mà chúng ta đang giảng chân tướng, đây chẳng phải do nghiệp lực của chúng ta sao? Đúng. 100% là do nghiệp lực của chúng ta.

Khi chúng ta đang trải qua một khảo nghiệm, nếu chúng ta tín Sư tín Pháp, chúng ta sẽ không kiếm cớ để bao biện cho những thiếu sót của mình hay hướng ngoại để tìm lỗi của những người khác, đặc biệt là những người không phải là học viên.

Nếu chúng ta mất bình tĩnh vì thái độ của người khác, các Thần sẽ coi thường chúng ta. Là người chân tu, gặp được cơ hội để đề cao tầng thứ, chúng ta nên cảm thấy mừng chứ. Chúng ta vẫn có thể nổi nóng hay sao? Rốt cuộc, liệu chúng ta có đang thực tu chăng? Đây là nguyên lý mà tôi đã ngộ ra.

Mặc dù cựu thế lực tạo ra can nhiễu, chúng ta đừng bao giờ coi điều này như một cái cớ để không đề cao bản thân. Tôi ngộ ra rằng nếu có bất kỳ triệu chứng nghiệp bệnh nào ngăn trở chúng ta ra ngoài giảng chân tướng, có lẽ đó là can nhiễu, và chúng ta nên tinh tấn loại bỏ nó.

Các học viên đã phải chịu đựng biết bao nhiêu khổ nạn khi chuyển sinh trong suốt thời kỳ lịch sử. Hôm nay, chúng ta là những đệ tử Đại Pháp mà những vị Thần khắp vũ trụ phải ganh tị. Đây là vinh diệu của chúng ta. Chúng ta nên sống sao cho xứng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp và không ngừng tu luyện bản thân, vượt qua các khảo nghiệm mà Sư phụ an bài. Khi đó, chúng ta sẽ đề cao và có thêm năng lực để cứu độ chúng sinh.

Con xin cảm tạ Sư phụ đã không ngừng cứu độ chúng con!


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/4/主动向内找与被动向内找差之千里-302722.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/31/148179.html

Đăng ngày 27-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share