Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-09-2014] Trong 15 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chỉ đạo cuộc bức hại tàn bạo môn tu luyện tinh thần ôn hòa Pháp Luân Công, dẫn đến những vụ giam giữ phi pháp vô số học viên Pháp Luân Công trong các nhà tù và trại lao động cưỡng bức.

Phòng 610 được thành lập vào ngày 10 tháng 06 năm 1999, với nhiệm vụ đặc biệt là thi hành bức hại trên quy mô toàn quốc.

Nhưng riêng Phòng 610 thì không đủ để bỏ tù những người vô tội này; những tòa án, do Đảng thao túng, đã làm theo mọi chỉ thị của Đảng. Đây là một vài ví dụ để minh họa cách những con rối tòa án thực thi công lý của chúng.

Một thẩm phán cảnh báo các luật sư không được biện hộ cho Pháp Luân Công

Ngày 13 tháng 05 năm 2010, tại Tòa án thành phố Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, bốn học viên Pháp Luân Công bị xét xử vì phân phát các tài liệu có liên quan đến Pháp Luân Công. Trước khi phiên xử bắt đầu, thẩn phán Dương Ba đã đưa chỉ thị cho ba luật sư biện hộ cho các học viên.

“Các ông không được biện hộ ủng hộ cho Pháp Luân Công, cũng như không được đặt câu hỏi lập trường của chính phủ về điều đó,” ông ta nói. Sau đó, ông ta dẫn chứng đến một tài liệu được cho là của Tòa án Nhân dân Tối cao đã tuyên bố như vậy; tuy nhiên, khi một luật sư yêu cầu được xem bản tài liệu, Dương Ba đột nhiên nhấn mạnh rằng tài liệu là “nội bộ” và “không được công bố rộng rãi.”

Không bị bối rối bởi điều được xem là tuyên bố rỗng tuếch, đội luật sư cuối cùng đã biện hộ “vô tội” dựa trên tiền đề rằng tu luyện Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp và không gây ra bất kỳ hành vi phạm pháp nào, hành động quảng bá một môn tu luyện tốt như vậy nên được pháp luật xem là tốt.

Lo sợ hậu quả từ Phòng 610, tòa án bắt giữ một người vô tội

Ngày 25 tháng 07 năm 2011, tại Viện kiểm sát quận Tống Kiều, thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, giống các học viên ở trên, bà Triệu Bảo Lỵ cũng bị xét xử vì sản xuất và phân phát các tài liệu Pháp Luân Công.

Luật sư của bà đã chuẩn bị lập luận biện hộ cứng rắn với một cơ sở pháp lý vững chắc, mà khi kết hợp với thái độ nghiêm chỉnh của bà để minh chứng bà vô tội, đã khiến thẩm phán Đàm Chấn, phó thẩm phán Ngụy Văn Khuê, chủ tọa Tống Nhất Dân – và thậm chí là kiểm sát viên Thái Kế Dân – phải chịu thua.

Trường hợp của bà Triệu đã xét xử ba lần. Dù tòa án chưa bao giờ thành công trong việc kết tội bà, bà vẫn không được thả ra do tòa án phải chịu áp lực bởi Phòng 610 địa phương.

Thẩm phán nói với luật sư: “Chúng tôi không chịu trách nhiệm”

Ngày 01 tháng 06 năm 2009, Bao Vĩnh Thắng và hai học viên khác bị đưa ra xét xử, tại tòa có một kiểm sát viên đã có một hành vi kỳ lạ.

Đó chính là Thân Tương Phúc, ông ta dường như đã quên đi mọi khái niệm về nghi thức của phòng xử án, lớn giọng la lối và gào thét trong khi ông ta tranh luận và biện hộ.

Sau khi bên biện hộ yêu cầu rằng ông ta phải cho phép họ lên tiếng theo thời gian quy định, ông ta bắt đầu làm trò trẻ con là làm ồn bằng một chai nước. Khi nỗ lực thất bại, ông ta dùng đến cách vào nhà vệ sinh thường xuyên để phá vỡ quy trình tố tụng.

Rõ ràng Thân Tương Phúc tin rằng ông ta cần dùng đến những cách trẻ con như vậy vì ông ta không có bất kỳ câu hỏi nào với bên biện hộ. Sau hết, làm sao mà một người tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn lại có tội? Trở thành một người tốt là gây hại cho xã hội sao? Có sức khỏe tốt và tiêu chuẩn đạo đức tốt là xấu ở Trung Quốc hay sao?

Các thẩm phán biết điều này, nhưng họ lại không làm điều đúng đắn.

“Vậy thì, các người muốn chúng tôi làm gì?” họ hỏi.

Bên biện hộ đáp: “Chúng tôi muốn các ông ngay lập tức trả tự do cho Trương Bồi Huấn, Bao Vĩnh Thắng, Lật Tùng Phú.”

Các thẩm phán đã lập tức hoãn phiên tòa. Khi người nhà của học viên muốn gặp bị cáo, họ đã bị ngăn lại và cho biết rằng “thảo luận thêm là cần thiết” để quyết định số phận của các học viên.

Đồng thời, các thẩm phán đã nói điều cuối cùng với nhóm biện hộ đằng sau những cánh cửa đóng kín: “Chúng tôi không chịu trách nhiệm. Trường hợp này cần đi đến cấp thẩm quyền cao hơn.”

Dĩ nhiên, cấp thẩm quyền là Phòng 610. Anh Bao và hai học viên đã bị kết án 11 năm chỉ sau đó hai tuần.

Phòng 610 gây áp lực ép Tòa án Thẩm Dương kết án tù một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Tháng 08 năm 2011, tại Tòa án Tân Khu, quận Trầm Bắc, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, dù đã thắng kiện tại tòa, học viên Vương Mẫn – một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối – vẫn bị kết án tù bốn năm rưỡi vì áp lực của Phòng 610.

Điều tồi tệ nhất, đây là lần thứ hai bà bị kết án tù, lần thứ nhất bị kết án năm năm. Đối diện với thẩm phán, bà Vương đã kiên định tuyên bố: “Tôi tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn không phải là phạm tội. Tuy nhiên, nếu các ông kết tội tôi, hành động của các ông chính là một tội ác.”

Đáp lại, thẩm phán Trần Khắc chỉ nói: “Nếu Đảng Cộng sản muốn thì tôi không có sự lựa chọn nào khác.”

Viên chức tòa án: “Nếu họ không vào tù, chúng tôi sẽ phải vào.”

Ngày 19 tháng 10 năm 2012, tại Tòa án huyện Tuy Tân, thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang, năm học viên Pháp Luân Công đã bị kết án phi pháp dù không có bằng chứng nào cho thấy họ phạm tội.

Hy vọng vào công lý, họ đã thỉnh nguyện lên Tòa án Trung thẩm Hạc Cương, nhưng bản án ban đầu vẫn được giữ mà không có bất kỳ phiên xử hay tuyên bố nào biện minh cho quyết định của họ.

Một viên chức tòa án thừa nhận: “Chúng tôi biết các học viên Pháp Luân Công này đều là người tốt. Tuy nhiên, Nếu họ không vào tù, chúng tôi sẽ phải vào.”

Kết luận

Vài ví dụ này chỉ là một mô hình thu nhỏ của những gì xảy ra mỗi ngày; nhiều trường hợp liên quan đến Pháp Luân Công cũng bị xử lý tương tự mỗi năm. Và nếu hệ thống những phiên tòa trò hề này do Đảng chỉ đạo tiếp tục tràn lan ở Trung Quốc, những phán quyết bất công kể trên sẽ còn tiếp tục.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/6/296980.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/17/3292.html

Đăng ngày 24-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share