Bài viết của Zihua

[MINH HUỆ 27-01-2015] Đầu tháng 01 năm nay, nhiều độc giả tại Trung Quốc thông báo họ liên tục gặp trục trặc khi truy cập các trang mạng liên quan đến Pháp Luân Công (như Minh Huệ). Phần mềm chống kiểm duyệt (như Dynaweb) cũng bị vô hiệu hóa không thể đột phá phong tỏa internet của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một độc giả viết: “Tôi không sử dụng được Freegate (một phần mềm chống kiểm duyệt phổ biến) tới mấy ngày.”

Một độc giả khác cũng thông báo Freegate gần đây bị chặn, còn UltraReach (một công cụ khác để phá phong tỏa internet của Trung Quốc) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vấn đề này đã nhanh chóng được khắc phục nhờ các chuyên gia kỹ thuật từng sáng tạo và bảo trì các chương trình vượt tường lửa. Độc giả của chúng tôi giờ lại có thể truy cập Minh Huệ và các trang mạng bên ngoài Trung Quốc.

Qua việc này, chúng tôi nhận ra các công cụ vượt tường lửa này quan trọng thế nào vì nhiều độc giả Trung Quốc (không chỉ là các học viên Pháp Luân Công) dựa vào các công cụ này để kết nối với thế giới bên ngoài.

Nhưng vấn đề này cũng đặt ra một câu hỏi: Tại sao ĐCSTQ phải nỗ lực nhiều đến vậy để phong tỏa các trang mạng liên quan đến Pháp Luân Công?

Câu chuyện của bà Xu

Bà Xu Chunxia, một học viên ở thành phố Phủ Thuận, Tỉnh Liêu Ninh, bị bắt giữ hồi tháng 12 năm 2013 vì phân phát tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công. Bà bị kết án bốn năm tù và bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh vào ngày 26 tháng 11 năm 2014.

Do tình trạng sức khỏe xấu, bà được đưa đến Bệnh viện 739 ở thành phố Thẩm Dương vào ngày hôm sau. Ở đây bà bị chẩn đoán tắc ruột nghiêm trọng.

Sau khi tin bà bị bắt giữ phi pháp được công bố trên Minh Huệ, các viên chức Trung Quốc lập tức đe dọa và chất vấn gia đình bà Xu làm thế nào mà thông tin lại bị “rò rỉ” tới Minh Huệ – nếu gia đình bà không hợp tác, họ sẽ phải chịu tù theo bà Xu.

Bà Xu qua đời vào ngày 02 tháng 12 năm 2014 do thể trạng tồi tệ sau một năm bị giam giữ phi pháp.

Trường hợp của bà Xu không phải là hiếm. Minh Huệ đưa tin nhiều học viên bị đưa đến bệnh viện này rồi mất tích sau thời gian bị tra tấn tàn khốc trong tù.

Có vẻ như các viên chức cũng biết rằng họ đang phạm pháp khi ngược đãi tù nhân – nếu không thì tại sao phải che giấu những điều này?

Do cuộc bức hại được điều khiển bởi bộ máy đồ sộ của ĐCSTQ nên việc đàn áp Pháp Luân Công có thể trở nên tàn khốc tới mức kinh hoàng.

“Các vị đều là người tốt, nhưng chúng tôi cũng không làm gì được.”

Một học viên từ thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông tới Bắc Kinh thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công vào tháng 11 năm 1999. Cô bị bắt và trả về Duy Phường. Ông Zhao Jie, bí thư Đảng ủy tỉnh ra lệnh cho côn đồ bức thực cô và các học viên khác bằng phân người. Sau đó cô bị lột hết quần áo, trói vào cây và bị bỏ ngoài trời suốt đêm đông giá rét.

Một cảnh sát biết chuyện cô bị tra tấn đã nói với cô: “Chúng tôi biết các vị đều là người tốt, nhưng chúng tôi cũng không làm gì được. Chúng tôi phải tuân lệnh của cấp trên.”

Những thông tin như vậy không thể lọt ra ngoài nếu không có Minh Huệ hay các công cụ vượt tường lửa của Trung Quốc (vì hiện tượng phong tỏa internet ở Trung Quốc là phổ biến). Đó là do ĐCSTQ sợ sự thật lan ra nước ngoài. Bằng cách phong tỏa các trang mạng này, họ hy vọng có thể thoát được sự trừng phạt vì những hành động của mình.

Gần đây, khi ngày càng nhiều viên chức từ bỏ việc bức hại Pháp Luân Công, hiệu ứng đô-mi-nô sẽ tiếp tục xảy ra, và cuối cùng, ai cũng sẽ phải trả giá cho những việc đã làm.

Đúng như câu tục ngữ: “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/19/303353.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/27/148121.html

Đăng ngày 09-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share