[MINH HUỆ 03-01-2015] Năm 2014 chứng kiến 123 trường hợp học viên Pháp Luân Công qua đời vì chiến dịch đàn áp của chế độ Cộng sản Trung Quốc mới được xác nhận. Trong những trường hợp này, 91 học viên qua đời vào năm 2014, 17 học viên vào năm 2013 và 15 học viên trước năm 2013.

Báo cáo này cung cấp số liệu thống kê ngắn gọn và một số trường hợp tử vong đại diện. Thông tin được tổng hợp từ các báo cáo đã được đăng trên trang web Minh Huệ. Do các thông tin như vậy bị kiểm soát gắt gao tại Trung Quốc, nên khả năng có nhiều trường hợp bức hại chưa được báo cáo.

Giới tính, tuổi và khu vực

Trong số 91 trường hợp tử vong vào năm 2014, có 53 (58%) trường hợp là nữ và 38 (42%) trường hợp là nam. Trong số những trường hợp tử vong xảy ra trước năm 2014 được xác nhận gần đây, có 18 (56%) trường hợp là nữ, và 14 (44%) trường hợp là nam.

Trong số 91 trường hợp tử vong năm 2014, có 80 trường hợp lứa tuổi được xác định rõ ràng. Nạn nhân trẻ tuổi nhất là 28 tuổi, nhiều tuổi nhất là 80 tuổi. Hầu hết các nạn nhân (25 trường hợp, chiếm 31%) ở độ tuổi từ 46-60. Có 13 trường hợp (16%) ở độ tuổi từ 28-45, 16 (20%) trường hợp ở độ tuổi từ 61-65, 14 (16%) trường hợp có độ tuổi từ 66-70 và 12 (15%) trường hợp có độ tuổi trên 70.

Gần một nửa số trường hợp tử vong trong năm 2014 xảy ra ở ba tỉnh thuộc vùng đông bắc Trung Quốc: 21 (23%) trường hợp tại tỉnh Liêu Ninh, 15 (16%) tại tỉnh Cát Lâm, và 9 (10%) tại tỉnh Hắc Long Giang. Phân bố các trường hợp tử vong trong 23 tỉnh và thành phố được thể hiện trong Hình 1.

01560b90a0f0328031464d01374c4a38.jpg

Hình 1: Phân bố theo tỉnh số học viên Pháp Luân Công bị bức hại tới tử vong trong năm 2014

Nguyên nhân tử vong

Năm 2014, 28 (31%) học viên bị tra tấn đến chết trong tù; 17 (19%) học viên bị tử vong trong đồn cảnh sát hoặc Trại tạm giam vì bị tra tấn về thân thể; 10 (11%) chết sau khi bị buộc phải rời nhà trong khoảng thời gian dài; 8 (9%) và 7 (8%) trường hợp tử vong vì bị tra tấn tại các trại lao động và trung tâm tẩy não. Các trường hợp tử vong còn lại (21 trường hợp, chiếm 23%) gây ra do chịu sức ép quá lớn về thể chất và tinh thần, bao gồm bị sách nhiễu, đe dọa, tống tiền, bỏ tù bất hợp pháp, giám sát và lục soát nhà.

Trong các mục dưới đây, chúng tôi sẽ báo cáo ngắn gọn về một số trường hợp điển hình.

1.Một ngày sau khi bị bắt, bà Trương Thục Hiền bị tra tấn đến chết tại đồn cảnh sát

Ngày 07 tháng 08 năm 2014, các cảnh sát từ Đội An ninh Nội địa thành phố Đồ Môn đã bắt giữ phi pháp học viên Pháp Luân Công, bà Trương Thục Hiền. Ngày hôm sau, gia đình bà Trương đã được thông báo về cái chết của bà. Cảnh sát dẫn chồng bà Trương tới bệnh viện thành phố rồi nói với ông rằng bà Trương bị đau tim và được cấp cứu. Chồng bà cho biết, bà Trương không hề mắc bệnh tim trước đó.

f6d0b383faee217daf15977a42b7e7f9.jpg

Bà Trương Thục Hiền

Khi chồng của bà Trương thấy bà tại bệnh viện, bà không còn dấu hiệu của sự sống, có những vết bầm tím và những vết thương trên khắp ngực, bụng và chân của bà. Có một dấu chân trên lưng bà, dấu vết do một cú đá mạnh để lại. Bà Trương đã qua đời ở tuổi 53. (Xem báo cáo gốc)

2.Anh Vương Hải Kim qua đời sau 90 ngày bị tra tấn trong trại tam giam

Anh Vương Hải Kim từ quận Phủ Ninh, Tần Hoàng Đảo bị bắt giữ vào ngày 22 tháng 04 năm 2014 tại tiệm bánh của mình và bị đưa tới trại tạm giam quận Phủ Ninh. Trong suốt 90 ngày bị giam giữ ở đó, anh bị bức thực, đánh đập dã man, lạm dụng tình dục và bị bắt lao động cưỡng bức.

e484d5beaeee72ad9b8a476d370b1dc4.jpg

Anh Vương Hải Kim

Người đàn ông cao 1,77 mét đã sụt 27 kg và chỉ còn 63,5 kg khi anh được thả khỏi trại tạm giam. Anh thường nôn mửa sau khi ăn thậm chí cả sau khi uống nước. Một tháng sau khi trở về nhà, anh Vương không thể ngủ được vào buổi tối vì những ám ảnh khi bị tra tấn trong khoảng thời gian bị giam giữ. Khi đang nằm trên giường, tay chân anh căng gồng lên một cách không chủ định, như thể anh đang bị bức thực. Không ăn ngủ được, anh rất yếu.

Ngày 09 tháng 10 năm 2014, anh Vương Hải Kim đã qua đời ở tuổi 46. (Xem báo cáo gốc)

3.Bà Hạng Hiểu Ba bị đầu độc trong trại lao động

Bà Hạng Hiểu Ba đã qua đời vào ngày 20 tháng 02 năm 2014 ở tuổi 55. Bà rất tiều tụy và bị suy sụp tinh thần trước khi được Trại lao động cưỡng bức và phục hồi chức năng tỉnh Hắc Long Giang tạm tha để điều trị y tế vào ngày 05 tháng 06 năm 2013. Có người cho rằng bà đã bị đầu độc trong thời gian tám tháng bị giam ở đó.

f2e658f564940cf8201c4745c0056001.jpg

Bà Hạng Hiểu Ba

Khi trở về nhà, mắt bà Hạng trở nên đờ đẫn và không có phản ứng. Bà ăn rất ít và lẩm bẩm một mình. Bà thường chạy ra khỏi nhà hoặc đứng hay ngồi ở một chỗ hàng giờ đồng hồ mà không di chuyển. Hai tháng cuối cùng trước khi qua đời, bà Hạng nằm liệt giường, cuộn tròn và hầu như không ăn uống gì cả.

Theo một nhân chứng kể lại, một lính canh tại trại lao động cưỡng bức đã lệnh cho phạm nhân theo dõi bà trộn thứ bột màu vàng vào sữa đậu nành cho bà uống. Bà cũng bị tiêm một lượng lớn chất lỏng hàng ngày, thứ chất lỏng mà các lính canh nói đó là đường glucose. Hai tay của bà sưng lên vì bị tiêm liên tục vào tĩnh mạch.

Bà Hạng bắt đầu biểu hiện những hành vi kỳ lạ: đôi lúc bà lau đi lau lại sàn nhà hàng giờ liền, đột nhiên chạy hoặc úp mặt vào tường nói liên tục hàng giờ liền mới dứt.

Trong tháng cuối cùng của bà ở trại lao động cưỡng bức, bà bị tiêm thuốc hàng ngày. Bà bị mất phương hướng và la hét mất kiểm soát vào ban đêm. (Xem báo cáo gốc)

4.Học viên Hàn Hải Minh tử vong vì bị đánh đập trong tù

Ông Hàn Hải Minh bị bắt giữ tại làng Qicheng quận Qi vào ngày 07 tháng 04 năm 2011. Ông bị kết án ba năm rưỡi tù và bị đưa tới Nhà tù Tấn Trung, nơi ông cận kề cái chết vì bị ngược đãi.

Ngày 04 tháng 04 năm 2014, ông Hàn bị các viên chức nhà tù đánh đập và đã suy sụp. Ông nằm cạnh giường, nôn mửa qua mũi và miệng mọi thứ trong dạ dày. Cùng tối hôm đó, ông nhập viện nhưng không hồi phục tỉnh táo như trước nữa. Phía đầu bên trái của ông có những mảng da bị mất và có vết máu và thâm tím trên những phần da đầu còn lại.

Sáng sớm ngày 08 tháng 04, ông qua đời vì bị xuất huyết não ở tuổi 67. Gia đình ông nhận lại tro của ông vào buổi trưa; chính quyền địa phương đã hỏa thiêu thi thể của ông ngay lập tức. (Xem báo cáo gốc)

5.Anh Vương Hải Điền bị tra tấn đến chết trong trung tâm tẩy não

Anh Vương Hải Điền bị bắt giữ vào ngày 18 tháng 10 năm 2013, ở bên ngoài nhà anh tại thành phố Cát Lâm. Cảnh sát từ Phòng cảnh sát Cát Lâm và Đồn cảnh sát Trí Hòa đã đưa anh tới Trung tâm tẩy não Sa Hà Tử, nơi anh bị bức thực qua mũi bằng nước ớt và dầu mù tạc, họ cũng dùng cả thuốc lá chèn vào lỗ mũi của anh.

e6fdd6533feacfe21c29726b461905f5.jpg

Anh Vương Hải Điền

Sau khi được thả vào ngày 05 tháng 12 năm 2013, sức khỏe của anh xấu đi nhanh chóng. Anh gặp khó khăn khi hô hấp, bụng trướng lên nghiêm trọng và bị táo bón. Hai tháng sau khi được thả, anh đã qua đời ở tuổi 45 vào ngày 02 tháng 02 năm 2014.

Ba ngày sau khi qua đời, miệng của anh chuyển màu tím đen, mặt màu xanh lá cây. Trong tro cốt hỏa thiêu của anh người ta tìm thấy những hạt đen nhỏ kích cỡ hạt gạo. Gia đình của anh nghi ngờ anh đã bị tiêm thuốc độc. (Xem báo cáo gốc)

6.Ông Trịnh Tông Nghiệp bị cảnh sát sách nhiễu và bị ép phải rời nhà

Ông Trịnh Tông Nghiệp, 61 tuổi, cư dân tại quận Xích Thành, Bắc Kinh, đã qua đời vào tháng 01 năm 2014, vì liên tục bị căng thẳng do cảnh sát sách nhiễu hơn 10 năm qua.

Vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công, ông Trịnh cùng gia đình mình đã bị đuổi khỏi căn hộ thuộc quyền sở hữu của công ty vào ngày 28 tháng 03 năm 2000. Chính quyền thường xuất hiện tại nơi cư trú mới của ông mà không thông báo trước để thẩm vấn và bắt giữ ông.

Ngày 25 tháng 11 năm 2002, ông Trịnh cùng gia đình phải rời nhà để tránh bị sách nhiễu liên tục. Tuy nhiên, chính quyền đã liên tục truy lùng gia đình ông. Ông Trịnh đã bị ép phải di rời nơi cư trú gần 20 lần trong hơn 12 năm.

Ngày 07 tháng 01 năm 2014, ông Trịnh bị suy sụp và phải nhập viên. Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật địa phương đã lệnh cho bệnh viện không điều trị y tế cho ông Trịnh. Bệnh viện đã vâng lệnh nên ông Trịnh đã sớm qua đời. (Xem báo cáo gốc)

7.Bà Lưu Ngọc Hiền bị giám sát, sách nhiễu và đe dọa

Bà Lưu Ngọc Hiền từ thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm đã bị cảnh sát từ Đồn cảnh sát Cáp Đạt Loan bắt giữ vào ngày 18 tháng 04 năm 2014. bà Lưu bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Cát Lâm trong hai tuần.

Sau khi được thả, chính quyền địa phương thường sách nhiễu bà và gia đình. Họ cho bà Lưu biết điện thoại di động của chồng và con trai bà đã bị nghe lén, cảnh sát mặc thường phục chốt ở bên ngoài tòa nhà bà ở và bà đang bị giám sát rất nghiêm ngặt.

Bà Lưu thường xuyên phải sống trong sự sợ hãi. Bà bị lo lắng và chán nản khiến nôn mửa, mệt mỏi và không thể đi lại được. Bà cũng bị ớn lạnh và run rẩy mất kiểm soát. Sức khỏe của bà Lưu nhanh chóng xấu đi, và bà đã qua đời vào ngày 20 tháng 09 năm 2014 ở tuổi 56. (Xem báo cáo gốc)

Danh sách những trường hợp tử vong

Dưới đây là chân dung của 36 học viên bị tra tấn đến chết trong năm 2014, cùng với các thông tin về tên, quê quán và năm qua đời của họ.

adbc9bf1b22d8d44302fd1a05544a756.jpg

Hàng đầu tiên: Trì Mỹ Cần (Liêu Ninh, 2014); Khúc Huy (Liêu Ninh, 2014); Hạng Hiểu Ba (Hắc Long Giang, 2014); Cao Kiệt (Liêu Ninh, 2014); Đàm Hương Ngọc (Hồ Nam, 2014); Dương Thế Phân (Phúc Kiến, 2014); Trương Thục Hiền (Cát Lâm, 2014); La Giang Bình (Vân Nam, 2013); Thiệu Kính Mai (Chiết Giang, 2014)

Hàng thứ hai: Hứa Diễm Hương (Hà Bắc, 2014), Vương Nham (Cát Lâm, 2014); Vương Hải Kim (Hà Bắc, 2014), Ba Quan Nam (Liêu Ninh, 2014), Dương Xuân Linh (Liêu Ninh, 2014), Khổng Thu Các (Tân Cương, 2014) Trâu Quốc Cường (Hắc Long Giang, 2014) Ngô Trạch Tú (Quý Châu, 2013) Lưu Hương Lộ (Liêu Ninh, 2014)

Hàng thứ ba: Khúc Vĩ (Liêu Ninh, 2014) Nhâm Thục Văn (Liêu Ninh, 2014), Vương Mẫn (Liêu Ninh, 2014), Trương Quế Chi (Cát Lâm, 2014) Lý Liệt Phượng (Tây Giang, 2014) Trần Lệ Chi (Quý Châu, 2014) Dương Minh Phân (Nghiêm Đông, 2004) Chu Bách Sinh (Hồ Nam, 2010) Trương Hữu Duy (Bắc Kinh, 2011)

Hàng thứ tư: Chu Kim Thụy (Hắc Long Giang, 2014), Vương Hải Điền (Cát Lâm, 2014) Lưu Quế Hồng (Cát Lâm, 2014) Ngô Gia Tuấn (Sơn Đông, 2014), Chu Trạch Quần (Trọng Khánh, 2014) Trương Tuấn (Quý Châu, 2014) Khâu Ngọc Hà (Hắc Long Giang, 2013) Phan Duy (Cát Lâm, 2008) Nhạc Lương Trăn (Hồ Nam, 2014)

Danh sách đầy đủ các trường hợp tử vong, bao gồm tên, tuổi, giới tính, khu vực, ngày qua đời và nguyên nhân tử vong được cung cấp ở các file bên dưới:

Danh sách các trường hợp tử vong năm 2014(PDF)

Danh sách các trường hợp tử vong trước đó được xác nhận năm 2014 (PDF)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/3/302691.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/6/147869.html

Đăng ngày 30-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share