Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-12-2014] Khi phiên toà phúc thẩm của học viên Pháp Luân Công, ông Vưu Dược Hoành kết thúc vào ngày 27 tháng 11 năm 2014, không có phán quyết nào được đưa ra từ phía chánh án, ông này cũng đã không bác bỏ những lập luận bào chữa chẳng định rằng ông Vưu không phạm pháp khi tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Vưu đã bị tuyến án bốn năm tù giam vì “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật,” một “tội danh” thường được hệ thống tư pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng để định tội các học viên Pháp Luân Công.

Trong phiên điều trần, ông Vưu đã đề cập đến “bằng chứng” [dùng để] chống lại ông và biện hộ rằng ông không vi phạm pháp luật khi sở hữu một chiếc máy tính, các cuốn sách, đĩa DVD, tem thư, và tiền giấy với thông điệp phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản. Bởi vì chủ đề này bị kiểm duyệt rất gắt gao, nên các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc thường sử dụng những tờ tiền giấy ghi [thông điệp giảng chân tướng] này để thanh toán nhằm nâng cao nhận thức của dân chúng về cuộc bức hại.

Luật sư của ông Vưu, ông Lan Chí Học, đã thay mặt cho thân chủ của mình bào chữa vô tội và cho rằng thân chủ của ông có quyền pháp định với tín ngưỡng vào Pháp Luân Công.

Ông Vưu trước đây đã từng bị kết án lao động cưỡng bức vào năm 2003 vì tu luyện Pháp Luân Công. Khi công tố viên cố gắng sử dụng câu nói đó để luận tội ông Vưu, luật sư của ông đã khẳng định rằng chính hệ thống trại lao động cưỡng bức tự bản thân nó cũng đã là phi pháp.

“Tu luyện Pháp Luân Công không hề vi phạm pháp luật”

Ông Lan khẳng định rằng cái cớ “sử dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật” nhằm buộc tội thân chủ của ông là không có cơ sở pháp lý.

“Trước hết, cơ quan lập pháp ở Trung Quốc, Quốc hội, chưa từng ban hành bất kỳ một điều luật nào cấm Pháp Luân Công. Như vậy, thân chủ của tôi tu luyện Pháp Luân Công là không hề phạm pháp,” ông khẳng định.

“Thứ hai, lời cáo buộc ‘phá hoại việc thực thi pháp luật’ là vô căn cứ. Làm thế nào mà một người dân thường lại có thể phá hoại việc thực thi pháp luật được? Ông ấy có năng lực làm việc ấy chăng?” ông đã chất vấn công tố viên. “Thân chủ của tôi đã lợi dụng tổ chức này như thế nào? Ông ấy giữ vai trò gì trong tổ chức này? Quyền lợi của ông ấy khi ‘sử dụng’ tổ chức này là gì? Ông ấy có thể mang đến tổn thất gì cho tài sản quốc gia và quần chúng nhân dân? Trong bản cáo trạng không có chi tiết nào đề cập đến những điều đó,” ông tiếp tục.

Hơn nữa, ông đã chỉ ra rằng Điều 36 của Hiến pháp Trung Quốc quy định rằng công dân có quyền tự do tín ngưỡng. Do đó, thân chủ của ông không vi phạm bất cứ một luật lệ nào khi tu luyện Pháp Luân Công và khi tin vào “Chân – Thiện – Nhẫn.”

Khi công tố viên bị chất vấn như vậy, ông ta đã liên tục lặp lại rằng “những nhận định về tà giáo là do Tòa án tối cao và Viện kiểm sát tối cao đưa ra.”

“’Những nhận định do Viện kiểm soát tối cao và Tòa án tối cao đưa ra không phải là luật, nó cũng không phải là phát ngôn của một quan chức hay một bài báo nào cả,” luật sư Lan bác bỏ, “Không có tổ chức hay cá nhân nào cao hơn luật và Hiến pháp. Không một ai có thể được phép dùng lời nói của bản thân họ để thay thế luật pháp, và không một ai có thể được phép dùng quyền lực của họ để phá hoại hoặc bẻ cong luật pháp vì sự ích kỷ của bản thân.”

“Hệ thống trại lao động cưỡng bức tự bản thân nó đã là phạm pháp”

Ông Vưu tốt nghiệp Đại học Công nghệ Đại Liên và làm việc tại Cục thuế ở khu Liên Sơn, thành phố Hồ Lô Đảo. Ông nói rằng ông từng mắc bệnh lao nghiêm trọng nhưng ông đã nhanh chóng phục hồi sức khỏe ngay sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Năm 2003, cảnh sát đã bắt ông Vưu tại cơ quan và đưa ông đến Trung tâm tẩy não Hưng Thành, tại đó họ đe dọa sẽ tuyên án ông đến một trại lao động cưỡng bức nếu ông không từ bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công. Ông Vưu đã khẳng định rằng ông tu luyện Pháp Luân Công và tuân theo các nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” là không hề sai. Tháng 11 năm đó, ông đã bị kết án ba năm lao động cưỡng bức.

Trong phiên tòa phúc thẩm hiện tại, công tố viên lập luận rằng phán quyết lao động cưỡng bức và thời hạn trong trại lao động cưỡng bức đưa ra trong bản án trước kia đều là kết quả do tội lỗi của ông gây ra.

Ông Lan đáp lại: “Hệ thống trại lao động cưỡng bức tự bản thân nó đã là vi phạm Pháp luật và Hiến pháp của Trung Quốc, bởi vì nó hạn chế phi pháp quyền tự do cá nhân của những công dân vô tội. Trung tâm tẩy não thậm chí là nơi gần như không có luật pháp. Nó không gì hơn là một nơi giam giữ bất hợp pháp và lạm dụng công quyền để bức hại quyền tự do tín ngưỡng của công dân và hạn chế quyền tự do cá nhân. Đây mới là điều cần phải sửa lại. Làm thế nào mà ôn lại có thể sử dụng nó như là một cái cớ để vu oan hãm hại cho thân chủ của tôi?”

Vị luật sư này đã nói thêm rằng những cảnh sát kia không mặc cảnh phục cũng như không đưa ra được bất kỳ giấy tờ xác minh hay lệnh bắt nào khi bắt giữ và tịch thu các đồ đạc cá nhân của thân chủ của ông. Ông cáo buộc rằng những thủ tục cần thiết đến sau này đã được ngụy tạo, và do đó, hành vi của các nhân viên kia chính là vi phạm pháp luật.

Những cá nhân tham gia vào phiên xét xử sơ thẩm:

Vương Hạnh, Thẩm phán

Lưu Đan Hồng, Hội thẩm nhân dân:+86-0429-3166419

Lưu Kỷ Thế, Thẩm phán

Điền Trụ Hoa, Công tố viên

Tô Phi, Công tố viên

Những cá nhân tham gia vào phiên xét xử sơ thẩm: Tòa án khu Long Cảng

Cổ Nguyệt, Chánh án

Trương Đông Vân, Hội thẩm nhân dân

Trần Long, Hội thẩm nhân dân

Tần Na, Thư ký viên

Viện kiểm sát khu Long Cảng

Vu Diễm Thu

Vương Phúc Tiêu


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/1/300955.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/8/147215.html

Đăng ngày 27-12-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share