Quá muộn để hối hận
Khi Lỗ Chiêu Công lưu vong đến Tề quốc, Cảnh Công hỏi: “Ngươi vẫn còn trẻ. Điều gì đã xảy ra?” Chiêu Công hối hận trả lời: “Khi còn nhỏ, nhiều người chăm sóc cho tôi. Tôi không biết ơn họ. Nhiều người đã nói với tôi về thái độ của tôi, nhưng tôi không nghe theo họ và cải thiện bản thân. Thành thử, bên trong không có nhân sĩ phụ trợ, bên ngoài không có quân thần phò tá. Trong ngoài chân chính phò tá cho tôi không có nổi một người, toàn những kẻ siểm nịnh và ngu dốt. Tôi giống như cây bồ công anh bị thối gốc, cành lá tuy đẹp nhưng chỉ cần cơn gió mùa thu đầu tiên thổi qua có thể dễ dàng thổi bay gốc.”
Cảnh Công nghe vậy rất cảm khái và nghĩ rằng điều mà Chiêu Công nói rất có đạo lý. Ông kể với Yến Tử về phản ứng của Chiêu Công và hỏi: “Nếu Chiêu Công có thể quay trở lại Lỗ quốc, hắn ta sẽ không thể trở thành một hiền quân như những người thời xưa phải không?”
Yến Tử trả lời: “Không phải như vậy. Kẻ ngu muội thường đầy hối tiếc, kẻ vô đạo đức thường nghĩ rằng mình trung thực và công bằng. Nó giống như người chết đuối không tự hỏi nước sâu ngần nào, hay một người lạc đường không hỏi đường. Chỉ là đã quá muộn cho kẻ chết đuối hỏi nước sâu ngần nào, hay là người lạc đường bắt đầu hỏi đường. Chẳng hạn như, khi kẻ thù bao vây, và đất nước sắp tiêu vong, và chỉ khi đó quốc gia mới bắt đầu làm vũ khí. Một ví dụ khác, khi ai đó bị mắc nghẹn, anh ta vội vàng đào giếng để lấy nước. Dù nỗ lực hết mình đi nữa thì cũng là quá muộn. Không còn đủ thời gian để làm gì nữa. Sau khi lưu vong quốc ngoại, Chiêu Công mới cảm thấy hối hận sâu sắc, nhưng đã quá muộn.“
Nhiều người mắc cùng những sai lầm tương tự trong suốt cuộc đời của họ. Chỉ khi đối mặt với hậu quả thống khổ họ mới bắt đầu thấy hối hận bởi sai lầm của mình. Nhưng với những điều đã làm, họ không còn đường quay về và khắc phục nữa.
Sau đó, họ có thể cảm thấy hối hận và tự trừng phạt bản thân bởi những lỗi lầm đã gây ra. Tuy nhiên, họ lại không rút ra bài học từ sai lầm và bắt đầu làm điều đúng đắn. Sau một thời gian, họ lại làm sai như trước, và lại cảm thấy tội lỗi. Cái vòng luẩn quẩn này cứ diễn ra tới lui, đi theo họ suốt cuộc đời với sự hối hận.
Cổ nhân có câu: “Hành thiện không thể đợi.” Chúng ta cũng không nên trì hoãn việc chỉnh lại sai lầm và cải chính bản thân. Chúng ta không thể luôn nghĩ rằng vẫn còn thời gian và trì hoãn việc làm đúng đắn. Nếu chúng ta không cố gắng để kiên quyết thay đổi hành vi bản thân, chúng ta có lẽ sẽ không thể khắc phục được dù chỉ một lỗi lầm cho dù phải đánh đổi bao nhiêu thời gian. Không làm gì cuối cùng có thể dẫn đến những sai lầm lớn hơn, và chúng ta sẽ kết thúc đầy nuối tiếc. Vậy chúng ta nên luôn cảnh giác và chính lại những sai sót ngay khi nhận ra chúng.
Giữ thái độ hòa ái mà tiếp nhận can gián
Một ngày, sau khi Cảnh Công bãi triều với các quan, Yến Tử đã đến gặp và nói: “Trong buổi thiết triều, hà cớ gì mà thái độ của Ngài lại quá mức uy nghiêm như vậy?” Cảnh Công nói: “Khi thiết triều, thái độ uy nghiêm, làm sao có thể phương hại đến việc trị quốc được?”
Yến Tử trả lời: “Khi đang lắng nghe các quan viên trên triều, nếu Ngài quá nghiêm khắc, có thể họ sẽ sợ nói một sự thật nào đó mà có thể khiến Ngài tức giận. Nếu họ không dám nói thật thì Ngài không biết điều gì đang thật sự xảy ra cho đất nước, và Ngài sẽ không bao giờ biết được nhân dân thật sự cảm thấy thế nào và họ muốn gì. Đại thần không nói ra, Quân vương không nghe được, điều này nếu không tính là phương hại đến quốc gia đại sự, thì tính là gì đây? Huống hồ, một kho thóc vốn chất đầy bởi những gàu thóc, một bức màn được dệt bởi những sợi tơ. Núi Thái Sơn rất cao nhưng nó không phải chỉ là một hòn đá lớn. Rất nhiều đất đá cùng nhau hình thành nên ngọn núi cao nhất. Để xây dựng nên một quốc gia hòa bình thịnh vượng, Ngài không thể chỉ dựa vào lời nói của một người. Dĩ nhiên, Ngài không cần phải làm theo mọi lời khuyên của các quan, nhưng không nên ngăn cản họ nói.”
Yến Tử thấy rằng thái độ của Cảnh Công đối với các quan đáng sợ đến nỗi họ không dám lên tiếng, nên ông đã nói với Cảnh Công về điều này. Trách nhiệm của một quan viên là giúp vua quản lý đất nước. Khi thấy vua có lỗi, họ cần lên tiếng và chỉ ra. Họ không nên làm ngơ trước sai lầm để bảo vệ bản thân. Chỉ bằng cách đó họ mới có thể giúp vua nhận ra sai sót, cải thiện bản thân, và cứu đất nước khỏi tai họa.
Nếu một người luôn kiêu ngạo thì không ai sẵn lòng chỉ ra lỗi lầm của anh ta hay mọi người sẽ lánh xa anh ta. Vì những người kiêu ngạo không thể thấy được lỗi lầm, và họ không có bạn để chỉ ra lỗi lầm, họ trở nên sa lầy vào vũng lầy của những lỗi lầm, và họ chìm ngày càng sâu hơn, cho đến khi chịu tổn thất không thể bù đắp.
Khi chúng ta nói với người khác về sai sót của họ, liệu chúng ta có thể như Yến Tử và đưa ra lời khuyên hợp lý một cách chân thành? Nếu chúng ta thấy bạn bè và người thân mắc sai sót, để bảo vệ bản thân, chúng ta không khuyên họ đúng lúc thì sẽ dẫn đến tổn thất cho họ. Điều đó có nghĩa là chúng ta không làm tròn trách nhiệm của một người bạn hay người thân trong gia đình.
Mọi người đều có lỗi lầm. Điều quan trọng nhất là học hỏi từ sai lầm và không ngừng cải thiện bản thân. Cổ ngữ có câu: “Quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên.” (Ai người không có lỗi lầm? Có lỗi mà có thể sửa, chẳng gì tốt đẹp bằng) Nếu chúng ta chỉ che đậy lỗi lầm của mình thì đó lại càng sai thêm, và sẽ cản trở việc cải thiện đạo đức bản thân.
Trong “Đệ tử quy” viết: “Quá năng cải, quy ư vô. Thảng thiểm sức, tăng nhất cô.” (Nếu sửa lỗi, thì hết tội. Hễ che giấu, càng thêm tội) Khổng Tử từng nói người có ích có ba dạng, trong đó người chính trực đứng đầu danh sách. Thật hạnh phúc khi có những người bạn có thể khuyên can những sai lầm của chúng ta.
Cảnh Công rất may mắn khi có Yến Tử bên cạnh. Cuộc nói chuyện ngay thẳng của Yến Tử đã giúp ông nhận ra lỗi lầm của mình, phản ánh những sai lầm và cải thiện bản thân. Yến Tử thật sự là một viên quan chính trực và là một thần tử hữu ích. Cảnh Công có thể chấp nhận lời phê bình và khuyên can của Yến Tử, điều đó thật đáng khen.
Đôi khi, Cảnh Công cảm thấy xấu hổ bởi lời khuyên của Yến Tử và cảm thấy mất mặt. Nhưng ông đồng ý với mọi điều mà Yến Tử nói và ngưỡng mộ dũng khí của Yến Tử vì luôn lên tiếng vì lợi ích của quốc gia và nhân dân.
Khi Yến Tử qua đời, Cảnh Công rất buồn và khóc: “Khanh luôn khuyên răn ta ngày đêm và chỉ ra những sai lầm dù là nhỏ nhất. Nhưng ta lại làm ngơ và không cải biến. Giờ khanh đi rồi, nếu Tề quốc gặp nạn, nhân dân sẽ hỏi xin ai giúp đỡ!”
Yến Tử không bao giờ phạm tội tâng bốc giả dối. Ông luôn thẳng thắn với mọi người, và không nói chuyện sau lưng người khác. Tính trực ngôn và cách quản lý đất nước cùng lối sống cá nhân tất cả đã phản ánh lương tâm trong sạch và tính cách “nghĩ về người khác trước tiên” của ông.
Nhìn lại Trung Quốc ngày nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng lối văn hóa đảng “giả ác đấu” để thay thế văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nó phá nát “lương tri”, nghịch thiên phản đạo và không coi trọng sinh mệnh, tuyên truyền “đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người”. Điều này đã dẫn đến vô số thiên tai cho người Trung Quốc: sự hủy hoại môi trường, tài nguyên quốc gia bị ô nhiễm trầm trọng, giá trị đạo đức truyền thống hoàn toàn bị mất, thực phẩm nhiễm độc và hàng giả tràn lan.
Quan chức tham nhũng và sự thông đồng giữa doanh nhân với viên quan chính phủ, giữa công an và xã hội đen tạo nên rất nhiều khó khăn cho người dân bình thường.
ĐCSTQ tuyên truyền những lời dối trá và trừng phạt tàn bạo bất kỳ ai dám nói sự thật. Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công đã diễn ra 15 năm. Sự tàn bạo của đảng sẽ bị trừng trị. Sự phẫn nộ và bất mãn của người dân Trung Quốc ngày càng gia tăng và lan rộng cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSTQ.
Hơn 180 triệu người đã thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Thông qua miệng truyền miệng, ngày càng nhiều người đang tìm kiếm sự thật và lựa chọn điều đúng đắn – trở lại với chân lý, đạo đức và lương tâm để họ có thể có một tương lai tươi sáng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/14/293354.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/29/2733.html
Đăng ngày 16-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.