Bài viết của Tĩnh Viễn

[MINH HUỆ 24-05-2014]

Tiếp theo Phần 1

IV. Nơi nào cũng có thể giáo hóa

Dưới thời vua Thuấn, nông dân ở vùng Lịch Sơn thường hay xâm chiếm đất của nhau. Sau khi vua Thuấn đi làm nông ở Lịch Sơn trong một năm, việc chiếm đất đã ngừng lại và không còn xảy ra nữa. Ngư dân trên sông Hoàng Hà thường tranh đoạt vị trí cao hơn, thuận lợi hơn trên con sông. Sau khi vua Thuấn đánh cá trên sông Hoàng Hà một năm, những ngư dân đó đã học được cách kính trọng người cao tuổi. Cư dân nghề gốm ở Đông Di thường làm ra sản phẩm kém chất lượng. Khi vua Thuấn tới đó chế tác gốm một năm, gốm của họ làm ra đã trở nên bền chắc và chất lượng cao.

Khổng Tử đã ca ngợi hành động của vua Thuấn và nói: “Làm nông, đánh cá, chế tác gốm, đều là những việc mà vua Thuấn quản, thế nhưng, ông đi đến đâu cũng đều làm được việc đồng dạng, chính là cứu những nghề này. Thuấn là người thành tín nhân đức, tự nguyện đến nơi gian khổ cày ruộng mà nuôi sống bản thân, do đó bách tính đều nguyện ý noi theo. Do đó mới nói rằng, giáo hóa đạo đức của bậc thánh nhân.“

Thời Tây Chu, vua của hai nước Ngu và Nhuế phát sinh tranh chấp biên giới. Họ đã đến gặp Chu Văn Vương để nhờ ông phân xử ai đúng ai sai. Sau khi hai vị vua đến nước Chu, họ thấy những nông dân nhường ranh giới ruộng cho người khác, và thậm chí khách bộ hành cũng nhường đường nhau. Khi vào đến thành thị, họ thấy nam và nữ đi trên hai làn đường khác nhau. Người lớn tuổi không mang vật nặng. Khi vào triều, lại thấy các vị quan sẵn lòng nhường chức cho những người có tài hơn. Ở khắp nơi họ luôn nhìn thấy những hành động cao quý và ngay thẳng của người dân.

Hai vị vua cảm thấy xấu hổ. Họ nói với nhau: “Hai kẻ tiểu nhân như chúng ta, còn mặt mũi nào lại dám đi hỏi về một tranh chấp ngu xuẩn như vậy trên đất nước của vua Văn chứ?” Thậm chí trước khi gặp được vua Văn, họ đã nhường phần đất tranh chấp cho nhau, nhưng không ai lấy nó. Cuối cùng mảnh đất không được sử dụng. Thế hệ sau gọi nó là “đồng hoang.” Khi các vị chư hầu lân cận nghe câu chuyện này, họ đều noi gương vua Văn và áp dụng cho đất nước của họ.

Khổng Tử đã ca ngợi vua Văn và nói: “Đạo của vua Văn phi thường vĩ đại! Ông đã giúp người khác thay đổi tích cực mà không cần bất kỳ hành động nào, không có ý làm việc gì mà vẫn thành công. Đây là vì ông cẩn thận để ý những việc nhỏ nhặt, nghiêm khắc với chính mình và tôn trọng người khác. Nhờ ông mà hai nước Nhuế, Ngu đã làm hòa. Như trong Kinh Thư viết: ‘Vua Văn là người duy nhất có thể tu dưỡng và nghiêm khắc với bản thân một cách thận trọng và chân thành. Đây chính là sự cảm hóa của một Thánh nhân đức hạnh.’”

V. Lợi ích của lời can ngăn

Khổng Tử từng dạy học trò: “Mặc dù thuốc hay có thể chữa bệnh, nhưng nó thường gây khó chịu. Tương tự, lời khuyên chân thành thường gây phật lòng người. Vua Thang triều Thương và vua Vũ triều Chu có những thần tử trung thành dám đưa ra lời can gián tốt, từ đó giúp quốc gia phát triển thịnh vượng.”

Vua Kiệt triều Hạ và vua Trụ triều Thương không thể nghe nhận lời khuyến thiện. Họ có những vị quan chỉ làm theo lệnh một cách mù quáng, và điều này đẩy nhanh đất nước đến chỗ diệt vong. Nếu như nói, bậc quân chủ không có sự can gián chính trực của trung thần, một bậc làm cha không có lời khuyên chân thành của con trai, một người anh không có lời khuyên can của người em, hay một cá nhân không có lời khuyên nhủ của bè bạn, mà hành sự không mắc sai phạm nào, thì từ xưa đến nay là chưa từng có.

Do đó mới nói rằng, vua mà phạm lỗi, quan có thể bù đắp sửa chữa; cha mà phạm lỗi thì con bù đắp; anh mà phạm lỗi thì em bù đắp; bản thân phạm lỗi thì bạn bè có thể giúp đỡ bù đắp mà quy chính. Nhờ thế, quốc gia mới tránh khỏi nguy vong, gia đình tránh được bất an mâu thuẫn; phụ tử huynh đệ không mất đi lễ tiết, mới có thể bảo trì luân thường đạo lý, tình hữu nghị bè bạn cũng được bảo trì lâu dài vĩnh viễn.“

VI. “Lý nhân vi mỹ” (Nơi có đức nhân thì tốt đẹp)

Khổng Tử nói: “Lý nhân vi mỹ, trạch bất xử nhân, yên đắc trí?” (Nơi có đức nhân thì tốt đẹp, chọn lựa ở nơi không có nhân, sao được gọi là sáng suốt?) Trung Quốc cổ đại, “Lý” là chỉ nơi người dân sinh sống, chữ “trí” ở đây hiểu là trí tuệ. Câu này có ý rằng, con người sinh sống ở nơi có nhân đức thì mới là tốt đẹp nhất. Nếu như con người không thể tìm được nơi nhân đức cho bản thân cư ngụ, làm sao có thể nói là có trí tuệ được đây? Khổng Tử lại nói: “Trí giả lợi nhân” (người có trí tuệ vận dụng nhân đức), ý nói rằng một người có trí tuệ sẽ biết truy cầu nhân đức, khiến bản thân luôn hành xử nhân đức, từ đó mới có thể đạt được mục đích.

Khổng Tử dành cả cuộc đời để cổ xướng lòng nhân ái, hy vọng người trên thế gian sẽ hưởng được cái đẹp của nó. Ông đề xuất “Nhân giả ái nhân” và “yêu quần chúng”, lại nói cầu nhân đức, ước thúc bản thân, công chính, vô tư chính; là thánh nhân, quân tử thì nên tu dưỡng đức tính. Nguyên tắc cơ bản nhất làm để thực hành nhân đức chính là “kính”, mà tiền đề của “kính” ở đây chính là kính Thiên địa, bởi vì thiên địa vạn vật đều có mối quan hệ tương quan, nếu như tự nhiên có phát sinh biến hóa, thì con người nhất định phải nên phản tỉnh mà thay đổi.

Nếu con người vi phạm thiên pháp, họ sẽ không được phúc báo. Một người nhân đức nên thuận theo Thiên lý. Một cá nhân có chí theo Đạo thì ở gần thánh nhân, hiền nhân, người nhân đức và người theo Đạo, từ đó có thể học theo những giáo huấn thánh hiền.

Khổng Tử từng nói với Tăng Sâm: “Học thức của Tử Hạ đề cao rất nhanh vì anh ta thích ở với người nhân đức. Do đó nói rằng, ở gần với thiện nhân, thì như thể sống trong một ngôi nhà đầy hoa trái thơm hương. Khi thời gian qua đi, người ta sẽ ảnh hưởng và đồng hóa. Thành thử, bậc quân tử phải chọn lựa kỹ càng người ở bên cạnh phò tá mình. Đệ Tử Quy cũng viết: “Năng thân nhân, vô hạn hảo. Đức nhật tiến, quá nhật thiểu. Bất thân nhân, vô hạn hại. Tiểu nhân cận, bách sự phôi”. (Nếu gần với người có nhân đức, thì vô cùng tốt. Đức sẽ ngày một tiến bộ, lỗi lầm cũng sẽ giảm thiểu. Không gần với người có nhân đức, thì vô cùng tai hại. Kẻ tiểu nhân sẽ đến gần, lúc đó thì vạn sự đều hỏng). Điều này cũng nói lên rằng, nếu ở gần với người nhân đức, gần với những bậc thầy tốt, ắt có thể đề cao đạo đức học thức của bản thân.

Giáo hóa thánh hiền cổ đại đều dạy con người hướng thiện, hướng tới đạo đức lương tri. Khi con người thuận theo đạo Trời, nhân ái và khiêm nhường, tôn trọng lẫn nhau thì xã hội sẽ sống trong hòa bình. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phá hủy văn hóa và đạo đức truyền thống Trung Hoa, nghịch Thiên bất Đạo, không để người dân hướng thiện, lấy “giả-ác-đấu” thay thế văn hóa truyền thống, tuyên dương “đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người”, phá hoại quan hệ giữa người với người, quan hệ hài hòa giữa con người và trời đất. Khi lương tâm trong con người mất đi, xã hội sẽ mất trật tự, đạo đức xuống dốc, và môi trường trở nên ô nhiễm, thiên tai xảy ra. Nó là nguyên nhân của mọi bệnh dịch trong xã hội.

Cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công vô tội, những người theo đuổi nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, thiên lý bất dung, và tất yếu sẽ mang đến sự trừng phạt. Ngày càng nhiều người Trung Quốc đã thoái khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản sau khi thấy được bản chất tà ác của nó. Họ đã lựa chọn tương lai tươi sáng cho chính mình. Biết được sự thật, bảo vệ sự thật và khôi phục đạo đức và lương tâm là cách duy nhất để hồi phục sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, và để bảo đảm cho cái đẹp của cuộc sống, từ thế hệ này sang thế hệ khác, vĩnh viễn tốt đẹp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/5/24/292454.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/6/1533.html

Đăng ngày 27-10-2014; Bản dịch có thể sẽ được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share