Bài viết của Hồng Nguyện

[MINH HUỆ 23-11-2014] Ghi chú của người biên tập: Bài viết này là những điều nhìn thấy trong trạng thái của cá nhân, chỉ để các đồng tu tham khảo, mong các đồng tu dĩ Pháp vi Sư.

Gần đây có nhiều đồng tu thảo luận với tôi về vấn đề kinh doanh thua lỗ. Sau khi nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề này, tôi cố gắng phân tích một cách toàn diện mọi khía cạnh, Sư phụ đã triển hiện cho tôi thấy một vài cảnh tượng. Biểu hiện thì đa dạng phong phú nhưng căn nguyên đều là do vi phạm Pháp lý. Những tham khảo dưới đây chỉ là một phần tôi được nhìn thấy trong trạng thái ở giai đoạn hiện tại, những chỗ không thỏa đáng, mong các đồng tu quy chính.

1. Nhất thời phát nguyện kiếm tiền dùng cho Đại Pháp

Có một đồng tu tìm tôi vài lần nói rằng: “Không hiểu sao gần đây việc kinh doanh của tôi không thuận, người thường làm việc này thì đều kiếm được tiền, chỉ có mỗi tôi là không được. Trước đó chúng tôi đều đã thỏa thuận rồi, đợt này kiếm tiền là dùng cho Đại Pháp.”

Tôi thấy trở ngại kinh doanh của anh ấy vô cùng lớn, tại không gian khác can nhiễu vô cùng nhiều, muốn tránh cũng không được, đại đa số đều là chiêu mời từ bên ngoài vào. Còn thời gian chiêu mời can nhiễu bắt đầu chính từ sau khi họ cùng nhau quyết định như vậy. Nguyên nhân này tôi không thể nói thẳng ra, nếu nói thẳng ra thì lại càng khó hóa giải, tôi cùng với anh ấy học bài “Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu năm 2003 (phần hỏi đáp)”.

Học xong một lượt anh ấy vẫn chưa minh bạch ra, tôi liền bảo anh ấy xem đoạn này:

“Có người nói, nói rằng ‘Tôi trù tính là kiếm được nhiều tiền, tương lai cấp cho Pháp dùng’. Đó là nước xa không nhất định sẽ giải được khát gần. Nhưng mà chư vị định kế hoạch làm một số việc nào đó ở người thường, cái đó cũng không tính là sai. Chư vị không được nghĩ kiểu như ‘tôi kiếm bao nhiêu tiền cấp cho Đại Pháp dùng’, chư vị không cần nghĩ sẽ cấp cho Đại Pháp dùng. Chư vị nói ‘tôi muốn làm loại kinh doanh lớn này, tôi muốn làm kinh doanh lớn để kiếm nhiều tiền hơn’, chư vị thế là được rồi, (mọi người cười) chư vị không cần móc nối Đại Pháp vào đó. Tôi vẫn luôn cảm giác như đoạn câu cuối kia rất khiên cưỡng. (mọi người cười) Vì như tôi bảo chư vị rồi là làm đệ tử Đại Pháp chư vị có thể kiếm nhiều tiền, chư vị có thể làm công tác thế này, công tác thế kia, cái đó không thành vấn đề. Chỉ là chư vị làm gì cũng đều cần không thẹn với lương tâm, chư vị đều là người tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu năm 2003 (phần hỏi đáp))

Anh ấy vẫn chưa minh bạch, tôi liền bảo anh ấy học thuộc đoạn đó. Sau đó anh ấy ngộ ra rằng có lẽ anh đã bị mắc kẹt tại đây nhưng anh lại không biết vì sao lại kẹt tại đây. Kỳ thực trước kia tôi cũng chưa minh bạch được tầng sâu ý nghĩa của đoạn giảng Pháp này, tôi bèn nói: “Dù có hiểu hay không thì cũng phải làm theo Pháp, Sư phụ giảng: ‘Tố đáo thị tu’ (Thực tu, Hồng Ngâm). Anh làm được mới có thể lý giải được.”

Sau khi chính lại, anh ấy liền nghĩ rồi rằng mình muốn kiếm tiền, muốn làm giàu và yên tâm kinh doanh. Sau này, anh tìm tôi nói rằng đã có tiền về rồi, đã có biến chuyển, anh rất mừng, hóa ra là anh bị mắc kẹt tại đây. Tôi nhắc anh đừng quên phần sau của đoạn Pháp này: “Chỉ là chư vị làm gì cũng đều cần không thẹn với lương tâm” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu năm 2003 (phần hỏi đáp)), là đệ tử Đại Pháp, tương lai cũng phải xứng đáng với lương tâm mình, anh ấy minh bạch. Tôi thấy can nhiễu trong tương lai chính là khảo nghiệm đối với tư tâm của anh ấy.

Trong lịch sử, việc phát nguyện “Kiếm tiền dùng cho Đại Pháp” là rất bình thường, còn giai đoạn hiện nay, nhất thời phát nguyện như vậy can nhiễu sẽ rất lớn. Tôi thấy rất nhiều đồng tu đều có suy nghĩ như vậy, nhưng trong đó đa phần đều ẩn chứa tư tâm, ngoài miệng thì thề thốt rất đáng tin, trong lòng thì nghĩ chi dùng cho gia đình mình bao nhiêu, sau đó mới dùng cho Đại Pháp, kỳ thực suy nghĩ này chỉ cần ở mức độ vừa phải cũng là bình thường, nhưng sao lại phải nói ra ngoài miệng thể hiện ta đây như vậy? Điều đó đã khiến những nhân tố cựu thế lực nắm chắc lấy cái cớ này để bức hại, nếu không chính lại sẽ mãi gặp thua lỗ.

Có người quả thực là không pha lẫn tư tâm, anh ấy còn làm việc khác, cho nên muốn dùng doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh nào đó dùng cho Đại Pháp, như vậy chiêu mời can nhiễu cũng khá lớn, cũng là không làm theo yêu cầu giảng Pháp của Sư phụ ở phía trên.

2. Các nhóm kinh doanh do các đồng tu tập hợp lại tại Đại lục đa phần đều kết thúc trong thua lỗ

Mỗi một đồng tu đều bị cựu thế lực an bài những vật chất và nhân tố can nhiễu họ, cho nên đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp muốn làm thành việc gì độ khó cũng sẽ lớn hơn người thường rất nhiều. Nếu một nhóm kinh doanh đều là đồng tu, vậy thì những nhân tố can nhiễu này tập trung lại sẽ lớn ngần nào? Hơn nữa đó không phải là sự hợp lại một cách đơn giản. Bởi vì đây là những người tu luyện, theo lý lẽ ra nên làm tốt hơn, giống như Thần tại nhân gian vậy, mọi người tin tưởng lẫn nhau bớt đi biết bao phiền nhiễu, vậy thì cựu thế lực sẽ vin vào cớ này mà can nhiễu lớn hơn. Thêm nữa là vấn đề phối hợp… rất nhiều nhóm kinh doanh của các đồng tu Đại Lục đều thua lỗ từ đầu chí cuối. Dù cho những nhóm này đều có căn nguyên là tâm bất chính, đặc biệt là người đứng đầu, nhưng can nhiễu quá lớn cũng là một nhân tố, đương nhiên chủ yếu cũng là gia tăng tư tâm, tâm dục vọng, tâm lợi ích của mọi người. Nếu thực sự có thể làm tốt, thực sự có thể khắc phục được, nhưng chỉ một niệm không dựa trên Pháp, thì [can nhiễu] tà ác vẫn sẽ lặp lại.

Cho nên, tôi đề nghị các đồng tu Đại Lục, trong kinh doanh, chọn thành viên nòng cốt là người tu luyện không vấn đề gì, nhưng hãy cố gắng tận dụng nguồn tài nguyên của người thường, như vậy sẽ tiết kiệm tài nguyên Đại Pháp. Bởi vì Đại Pháp đã nhiều lần giảng: “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân), chuyện kinh doanh có tốt hay không, không phải là việc bạn dùng ai mà là ở việc bạn có Đức hay không? Tâm tu có tốt không? Đường đi có chính không? Ngôn hành, kinh doanh có ở trên Pháp không?

Tại hải ngoại, tà ác can nhiễu ít, nhóm do các đồng tu tập hợp thành không có trở ngại lớn như tại Đại Lục, chủ yếu là khảo nghiệm về sự phối hợp giữa mọi người. Chỉ cần có chế độ kiện toàn (cơ chế giám sát, minh bạch tài chính), có thể chính ngộ trong mâu thuẫn, hướng nội tu bản thân, thì nhân tố tà ác sẽ không dám lộng hành.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/23/300664.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/5/147175.html

Đăng ngày 06-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share