Bài viết từ phóng viên Minh Huệ Tử Vân

[MINH HUỆ 27-09-2014] Pirjo Svensson, một y tá chính người Thụy Điển, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Cô đã đến thăm Trung Quốc bốn lần khác nhau. Hai chuyến tham quan đầu tiên tới Trung Quốc của cô trái ngược với hai chuyến đi sau này khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999.

5565509465e1a84e4671f39d4e31287a.jpg

Cô Pirjo Svensson, một học viên Pháp Luân Công Thụy Điển

Bắt đầu bước trên con đường tu luyện

Vào đầu năm 1995, một người bạn đã hỏi cô trên đường họ đang cùng về nhà: “Pirjo, bạn có biết một bậc thầy khí công Trung Quốc đang đến Thụy Điển không? Ông ấy còn trẻ nhưng đầy trí huệ và năng lực. Ông ấy sẽ có một khóa chữa bệnh bằng khí công miễn phí. Bạn có muốn đi không?”

Vì Pirjo mắc phải một căn bệnh về sống lưng nghiêm trọng, cô đã quyết định tham gia sự kiện này. Trước đây cô đã thử các liệu pháp điều trị căn bệnh của mình bằng cả Tây y, tư vấn tâm lý, và khí công, nhưng đều vô ích.

“Khóa chữa bệnh” mà cô đã tham gia thực ra là một loạt bài giảng Pháp Luân Đại Pháp bảy ngày được tổ chức tại Gothenburg, Thụy Điển. Pirjo, cùng với hơn 120 người dân địa phương, đã tham gia bài giảng đầu tiên vào ngày 14 tháng 04 năm 1995, trong một tòa nhà cũ màu vàng ở thị trấn Nordgården.

Pirjo nhớ lại lần đầu tiên khi nhìn thấy Sư phụ Lý: “Sư phụ trông rất trẻ trung và hòa ái. Ngài mặc một bộ vest với sơ mi trắng. Tôi cảm thấy rất vui khi nhìn thấy Sư phụ và có một cảm giác hi vọng không thể giải thích được.”

“Không có một ai trong số khán giả đã từng nghe hoặc đọc những thông tin mà Sư phụ chia sẻ với chúng tôi. Sư phụ giải thích Pháp Luân Đại Pháp là gì, tu luyện là gì và ý nghĩ của cuộc đời là gì. Tôi rất háo hức nghe những lời giảng của Ngài.”

“Sau khi bài giảng đầu tiên kết thúc, tất cả mọi người tập trung xung quanh Sư phụ để đưa ra những câu hỏi. Nhìn chúng tôi, Sư phụ nói: ‘Tôi muốn cho mọi người thấy uy lực của Pháp Luân Đại Pháp.’”

“Sau đó, Sư phụ yêu cầu chúng tôi hãy nhìn Ngài trong khi tư tưởng mình nghĩ về những chỗ bị đau trên cơ thể. Sau đó, Sư phụ thực hiện một vài tiểu thủ ấn, trong đó bao gồm một thế tay rất phức tạp. Khi nghĩ về sống lưng của mình, đột nhiên tôi cảm thấy một làm gió chạy qua thắt lưng và cột sống của mình. Chỗ đau của tôi đột nhiên trở nên nhẹ nhàng và cơn đau biến mất. Thật là tuyệt diệu! Mọi người đều cảm nhận được uy lực [của Đại Pháp] và rất cảm động.”

“Cơ thể tôi có một phản ứng mạnh mẽ sau bài giảng thứ ba, gồm cả 1 cơn đau đầu dữ dội, tôi biết đó là Sư phụ đang gỡ bỏ vấn đề về thắt lưng của tôi từ tận gốc rễ của nó. Tôi tin vào Sư phụ và không coi phản ứng đó là bệnh.”

“Trong bài giảng thứ hai, tất cả các triệu chứng của tôi đã biến mất ngay khi tôi trên đường về nhà sau lớp học. Vào ngày cuối cùng của khóa giảng Pháp bảy ngày, toàn bộ cơ thể của tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng và khỏi hết các bệnh tật.”

“Tất cả những cảm xúc vì bị đối xử bất công khi còn bé dường như tan biến hết sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Công. Sư phụ dạy chúng ta trở thành người tốt và đối xử tốt với người khác. Khi đối diện với xung đột thì tôi cố gắng hướng nội và không cáu giận đối phương.”

“Một ngày nọ, một người hàng xóm bắt đầu tranh cãi với tôi vì một lý do không đâu, tuy nhiên tôi vẫn bình tĩnh và không tranh cãi lại. Là một y tá, mỗi ngày tôi phải tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân khó tính, nhưng tôi luôn hành xử làm sao cho họ thấy mình được tôn trọng và chăm sóc.”

“Đồng nghiệp đã cảm thấy bối rối vì cách hành xử mới của tôi, cô ấy hỏi: ‘Điều gì đã xảy ra với bạn vậy, Pirjo? Tại sao bạn đối xử với những người gây phiền phức và vô lý đó một cách kiên nhẫn và tôn trọng như vậy?’ Tôi mỉm cười và vui vẻ nói với cô ấy: ‘Pháp Luân Đại Pháp dạy tôi phải nhẫn. Tôi tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn.’”

Chuyến thăm đồng tu ở Trung Quốc

Loạt bài giảng của Sư phụ đã tác động rất lớn tới các học viên ở Thụy Điển. Vào thời điểm đó, rất nhiều cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp đã được dịch sang những ngôn ngữ khác nhau. Một năm sau, cuốn sách Chuyển Pháp Luân được dịch sang tiếng Thụy Điển và xuất bản sau đó. Pirjo rất vui mừng khi cô mua được một cuốn sách. Cô nói: “Tôi đã đọc lại từ đầu đến hết cuốn sách trong một đêm. Thật khó có thể tưởng tượng nếu không có cuốn sách này trong đời.”

Pirjo nói: “Tôi càng đọc lại càng hiểu rõ. Khi Sư phụ rời Thụy Điển, các học viên thực sự rất nhớ Ngài. Chúng tôi khao khát đến Trung Quốc và thăm các bạn đồng tu của mình.”

Mùa thu năm 1996, Pirjo và một vài học viên đã bay tới Bắc Kinh, Trung Quốc. Khi tới nơi, họ thấy mọi người tập luyện Pháp Luân Công tại mỗi công viên mà họ đến thăm. Điều này khích lệ sâu sắc các học viên Tây phương. Các học viên ở Trung Quốc vô cùng nồng nhiệt chào đón các học viên Tây phương và mời họ về nhà cùng nhau nấu ăn.

Pirjo giải thích: “Khi chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình với các học viên Trung Quốc, thường sẽ có ai đó tại đó có thể phiên dịch cho chúng tôi, nếu không chúng tôi chỉ có thể nhìn nhau và cười. Được chia sẻ kinh nghiệm với những học viên địa phương là một trải nghiệm thật sự tốt cho các học viên Tây phương chúng tôi, vì nó giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về tu luyện.”

“Một học viên Trung Quốc đã kể với chúng tôi rằng cô ấy từng bị bệnh tim và không thể lao động trong suốt 20 năm. Tuy nhiên, không lâu sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô đã hoàn toàn phục hồi. Một học viên khác nói rằng cô ấy bị chuẩn đoán có một khối u não và được cho biết mình chỉ sống thêm được một năm nữa. Sau khi học Pháp Luân Đại Pháp, khối u của cô ấy đã biến mất không dấu vết!”

“Ở nhà, tôi từng có một vấn đề khi luyện bài công pháp thứ hai. Khi mỏi tay, tôi muốn hạ tay xuống. Tuy nhiên, khi tôi luyện công cùng các học viên Trung Quốc, ý nghĩ hạ cánh tay xuống không bao giờ thoáng qua tâm trí tôi. Thậm chí, tôi còn có thể ngồi được tư thế song bàn, lần đầu tiên!”

Giải thích sự thật cho cảnh sát

Tháng 12 năm 1998, một nhóm hơn 20 học viên Tây phương đã bay tới Bắc Kinh, và sau đó đi tàu đến thành phố Đại Liên, nơi họ tổ chức mừng Năm mới. Khi đến nơi, họ được một nhóm đông các học viên Trung Quốc đón và mời họ về nhà các học viên địa phương.

Pirjo nhớ lại: “Họ đãi chúng tôi bảy loại bánh bao khác nhau. Đó là một dịp vô cùng đáng nhớ!” Sau Tết dương lịch, các học viên Tây phương đã tham gia luyện công buổi sáng ở Đại Liên với hơn 10.000 học viên Trung Quốc.

e439fb531ff91b46d81e3cbafab041fc.jpg

Luyện công tập thể ở thành phố Đại Liên

Đó là thời điểm mà ĐCSTQ bắt đầu giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến Đại Pháp. Để các quan chức chính phủ có một liễu giải tốt về Pháp Luân Đại Pháp, các học viên Trung Quốc địa phương đã sắp xếp cho Pirjo và vài học viên Thụy Điển khác tới gặp trưởng phòng cảnh sát Đại Liên.

“Chúng tôi đã được mời nói chuyện với hơn 100 cảnh sát viên. Thông qua phiên dịch viên, chúng tôi có thể giải thích một cách thuyết phục sự tốt đẹp của Đại Pháp, sử dụng chính những trải nghiệm của chúng tôi làm ví dụ.”

Rồi Pirjo đọc Luận Ngữ bằng tiếng Trung Quốc cho họ nghe, điều này gây ngạc nhiên lớn đối với các cảnh sát. Cô bảo họ rằng nhiều học viên Tây phương đã học tiếng Trung sau khi họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Giảng chân tướng với tâm trĩu nặng

Vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, ĐCSTQ đã khởi động một chiến dịch vu khống và bôi nhọ lớn chống lại Pháp Luân Đại Pháp. Khi các học viên Thụy Điển nghe tin này, họ đã vội đến đại sứ quán Trung Quốc tại Stockholm.

“Chúng tôi đã trao cho nhân viên đại sứ quán một lá thư thỉnh nguyện yêu cầu chấm dứt ngay lập tức cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi viết rằng: ‘Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Chúng tôi đều là những người tốt. Chúng tôi đã không làm gì sai. Chúng tôi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn.’ Không ngạc nhiên rằng đại sứ quán đã không trả lời.

“Bất cứ khi nào bật TV hoặc xem báo, chúng tôi đều bị sốc khi các phương tiện truyền thông quốc tế đã vô tình nhắc lại những lời dối trá do truyền thông nhà nước Trung Quốc tạo ra liên quan đến việc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Chúng hiển nhiên không phải là sự thật! Chúng tôi đã khóc khi đọc những báo cáo trên trang web Minh Huệ, đặc biệt là những bài về các học viên lớn tuổi bị bắt giam và tra tấn tàn bạo trong một nỗ lực buộc họ phải từ bỏ niềm tin của mình.”

Các học viên Tây phương ở nước ngoài đã rất lo lắng. Họ ngày càng khó liên lạc với các học viên Trung Quốc trong nước khi mà nhiều người bị bắt giữ trái phép hoặc đã dời đi theo một cách nào đó. Ngoài ra, ĐCSTQ đã chặn tất cả các đường thông tin liên lạc, do vậy rất khó để phương tiện truyền thông nước ngoài báo cáo tình hình.

Tháng 11 năm 1999, Pirjo và vài học viên Thụy Điển đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt tới Bắc Kinh. Họ đã liên hệ với một vài phóng viên báo chí nước ngoài có trụ sở tại Trung Quốc, nhằm tạo cơ hội [cho phóng viên] gặp gỡ với những học viên Trung Quốc để họ có thể nắm bắt sự thật về cuộc đàn áp.

Trong suốt chuyến đi tới Bắc Kinh, các học viên Thụy Điển đã bị cảnh sát Trung Quốc theo dõi chặt chẽ và ghi hình. Bầu không khí khủng bố và rất ngột ngạt khó thở. Đương nhiên, việc luyện công tập thể trong công viên đã đột ngột ngừng lại. Trong khi đi quanh quảng trường Thiên An Môn với tâm nặng trĩu, các học viên Tây phương đã phát nguyện: “Có ngày chúng tôi sẽ quay lại!”

Các học viên Tây phương thỉnh nguyện tại quảng trường Thiên An Môn

253ed57a67689153370b5cd44440ccb9.jpg

thỉnh nguyện của các học viên Tây phương làm thế giới kinh ngạc

Vào ngày 21 tháng 11 năm 2001, hơn 30 học viên Tây phương tới từ 12 quốc gia đã đến Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh để tổ chức thỉnh nguyện ôn hòa cho Pháp Luân Đại Pháp. Sự kiện táo bạo này đã được đưa tin trên toàn thế giới. Truyền hình và phương tiện truyền thông đều đăng tải nhiều bức ảnh của một nhóm người Tây phương đang cầm một biểu ngữ lớn màu vàng với các chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” viết bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh. Một số học viên ngồi trong tư thế song bàn.

Các khách du lịch gần đó đã choáng váng. Còi báo động có thể nghe thấy ở xung quanh quảng trường, cảnh sát từ mọi nơi đã xông tới để tịch thu tấm biểu ngữ. Hai cảnh sát đã bắt một học viên Tây phương, người đã hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Cả thế giới đều biết điều này!”

Pirjo giải thích: “Họ đã cố gắng đưa chúng tôi vào các xe cảnh sát đang đợi sẵn. Hai cảnh sát đã kéo tóc tôi và kéo tôi vào trong một chiếc xe tải. Họ đánh đập vài người trong chúng tôi khá mạnh. Khi họ khởi động xe, tôi đã mở cửa kính và hô lớn: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo!’ Các học viên khác cũng hòa theo. Một cảnh sát viên đã chạy lại và ngồi lên lưng tôi, làm tôi khó thở và không ngồi dậy được.”

Các học viên bị hộ tống đến một địa điểm bí mật. Pirjo âm thầm gọi điện cho phương tiện truyền thông tại Stockholm trong khi các học viên Tây phương khác đã báo động cho các hãng tin của nước họ.

“Chúng tôi đã bị giam trong một căn phòng nhỏ. Chúng tôi không biết cảnh sát sẽ làm gì với mình cũng như không biết được mình sẽ bị giam giữ trong bao lâu. Khi tôi yêu cầu sử dụng nhà vệ sinh, một cảnh sát nữ đã hộ tống và trông chừng tôi rất chặt chẽ. Khi ra khỏi nhà vệ sinh, tôi trông thấy ba cảnh sát đứng ngoài hành lang. Tôi ngay lập tức đọc lớn Luận Ngữ.”

Điều xảy ra tiếp theo thực sự làm Pirjo ngạc nhiên. Cảnh sát không những không cản cô mà họ còn khen ngợi! Họ dường như rất vui khi nghe một người nước ngoài nói tiếng mẹ đẻ của họ.

“Sau đó chúng tôi đã bị đưa tới một khách sạn. Vâng… thực tế, nó giống một nhà tù hơn. Chúng tôi bị thẩm vấn và liên tục bị tra hỏi về việc chúng tôi đã sắp xếp để bí mật đến Trung Quốc như thế nào cũng như những gì chúng tôi đã làm. Họ muốn thông tin. Chúng tôi đã nói với người phụ trách: ‘Pháp Luân Đại Pháp rất tốt. Ông không nên bức hại Pháp Luân Đại Pháp!’ Ông ta đập bàn và hét lên: ‘Tôi biết! Nhưng đây là công việc của tôi!’”

Cuộc thỉnh nguyện của những người Tây phương tại Trung Quốc đã được quốc tế chú ý. Các cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Trung Quốc đã làm mọi cách để đảm bảo an toàn cho công dân nước mình, bao gồm việc đón họ tại “khách sạn.”

Quan chức lãnh sự quán Thụy Điển đã được cảnh sát Trung Quốc dẫn dắt tìm kiếm lòng vòng. Cuối cùng khi xác định được vị trí của các học viên Thụy Điển, ông nói: “Tôi đã tìm các bạn khắp nơi! Cảnh sát đã đưa tôi đi tới đi lui. Căn bản, họ đã lừa dối tôi về việc các bạn ở đâu!”

Pirjo và các học viên khác nhanh chóng được chuyển tới những nơi an toàn và không lâu sau đã lên một chuyến bay thẳng tới Copenhagen, Đan Mạch, nơi mà họ đón chuyến nối về nhà.

Khi một người dẫn chương trình truyền hình phỏng vấn Pirjo rằng tại sao cô lại đến Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp, cô đã đáp: “Tôi tới Thiên An Môn bởi vì trong hai năm qua, các chính phủ trên thế giới đã hoàn toàn không làm gì để ngăn chặn cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Kết quả là cuộc đàn áp không chỉ leo thang mà con số học viên Trung Quốc bị bức hại đến chết ngày càng tăng!“

“Chúng ta nên làm gì nếu chính phủ của chúng ta không hành động để chống lại tội ác khủng khiếp chống lại nhân loại này? Là các học viên Đại Pháp, chúng tôi phải làm gì đó! Do vậy chúng tôi đã lên kế hoạch chuyến đi này và không nói cho ai biết!”

Hình ảnh cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của nhóm học viên Tây phương tại Quảng trường Thiên An Môn đã phần nào trở thành một biểu tượng cho lòng quyết tâm và can đảm không sợ hãi của các học viên Pháp Luân Đại Pháp khi đối mặt với cuộc đàn áp tà ác và hoàn toàn không có cơ sở này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/27/298245.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/24/146523.html

Đăng ngày 04-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share