Bài viết của một học viên ở hải ngoại

[MINH HUỆ 12-10-2014] Tôi đã trải qua ma nạn về nghiệp bệnh và điều này đã cho tôi một động lực để suy nghĩ một cách thấu đáo về việc là một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi cảm thấy chóng mặt và đầu tôi sưng lên khi tôi đổ bệnh. Có một vài triệu chứng, bao gồm giảm thị lực, suy nhược, mệt mỏi, đổ mồ hôi lạnh, mất thính lực và đi lại khó khăn. Khi không thể ngủ, tôi đã học Pháp.

Tôi ở trong phòng để học Pháp ngoại trừ giờ ăn để tránh bị người nhà của tôi vốn không phải là học viên nhận thấy. Tôi vẫn đi làm bởi vì tôi cần phải thể hiện rằng mình khoẻ.

Nhiều tư tưởng đã xuất hiện trong tâm trí tôi, đặc biệt có một luồng tư tưởng đang nói với tôi rằng có lẽ tôi thật sự bị ốm. Tôi nghĩ rằng mình cần phải xem xét lại chế độ ăn uống, ăn ít đi hay không ăn loại thức ăn nào đó và rằng có lẽ tôi đã bị tác dụng phụ nếu tôi ăn quá nhiều.

Cũng có tư tưởng xuất hiện trong tâm tôi rằng tình trạng như thế này cũng là hảo sự, vì càng nhiều nghiệp lực đang được loại bỏ. Tôi quyết định rằng mình nên đối đãi với vấn đề này như một hảo sự.

Tôi tự nhủ: “Vì đây không phải là bệnh, sao mình lại có thể đối đãi với vấn đề này bằng những quan niệm người thường như vậy được?” Một tư tưởng xuất hiện trong tâm tôi, “Các Giác Giả đang quan sát từng niệm đầu của mình.”

Tiêu trừ nghiệp lực

Tôi chắc chắn rằng bao nhiêu nghiệp lực được tiêu trừ không phụ thuộc vào việc tôi ăn bao nhiêu và ăn cái gì. Ngược lại, bản thân quan niệm về bệnh đó là một chấp trước cần phải được loại bỏ. Nếu không loại bỏ nó, khổ nạn sẽ ngày càng khó vượt qua. Như vậy các can nhiễu sẽ phát sinh thêm và gia tăng thêm lên khổ nạn này nhằm “giúp” loại bỏ chấp trước đó. Một bậc Giác Giả không nên có quan niệm về bệnh như vậy.

Người thường chỉ mong muốn sống sao cho được thoải mái nhưng các học viên sống là để tiêu trừ càng nhiều nghiệp càng tốt. Tất nhiên chúng ta không nên cố ý truy cầu rắc rối. Việc ôm giữ quan niệm về bệnh trong tâm chúng ta chỉ là để cố gắng tiêu trừ nghiệp lực thì không tốt. Chúng ta nên buông bỏ những quan niệm và suy nghĩ về bệnh ấy của người thường. Mỗi tư tưởng đều cần phải phù hợp với các nguyên lý của Pháp.

Tôi cũng từng có những tư tưởng và suy nghĩ tiêu cực. Bất cứ khi nào tôi gặp một sự việc, tôi sẽ nghĩ “nếu chẳng may?” Ví dụ, nếu chẳng may người nhà phát hiện ra và ép mình đi bệnh viện thì sao? Nếu chẳng may mình không thể vượt qua được khổ nạn mà từ đó gây ra tác dụng phụ diện đối với Pháp thì sao.

Tôi đã nhận được một bức thư quảng cáo với tiêu đề “Không có đường thất bại.” Tôi biết đó là một điểm hoá của Sư phụ muốn nói với tôi rằng nếu tôi tín Sư tín Pháp, tôi sẽ có thể vượt qua bất kỳ khảo nghiệm nào mà tôi không cần phải nghĩ quá nhiều. Sư phụ giảng rằng chúng ta nên phù hợp với đời thường nhưng không có nghĩa là chúng ta nên đến bệnh viện mới là phù hợp và rằng tôi không nên lo lắng về điều đó.

Phát hiện ra những cạm bẫy khi hướng nội tìm thiếu sót

Tôi đã hướng nội để xem mình đã có những thiếu sót gì. Dường như tôi có chấp trước muốn sống một cuộc sống thoải mái, tôi rất lười và luôn không thức dậy được vào buổi sáng. Can nhiễu đã khiến tôi ốm yếu.

Về căn bản tôi đã loại bỏ chấp trước vào sắc dục và không còn quan niệm về nó nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn chấp vào tình với mẹ của mình. Mẹ tôi cũng là một học viên. Sau khi bà qua đời, tôi cảm thấy mình đã không làm tốt một số việc khi bà còn sống. Do vậy tôi đã đóng góp một ít tiền cho một hạng mục nhằm giúp mọi người biết chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng việc mình đang làm là không đúng. Nhưng tôi biết rằng tôi làm việc đó vì chấp trước vào tình đối với mẹ tôi. Tôi đã trộn lẫn chấp trước vào tình với cái cớ là vì Đại Pháp. Việc tu luyện và cứu độ chúng sinh là vô cùng nghiêm túc, làm sao tôi lại có thể trộn lẫn việc đó với chấp trước vào tình đối với mẹ tôi kia chứ? Bên cạnh đó tôi không thể quyết định được sẽ cấp uy đức cho ai bởi vì mọi thứ đều do Sư phụ an bài. Việc đóng góp như vậy là để cứu độ chúng sinh và không nên nhập nhằng với việc tích đức.

Tôi cảm thấy một lượng lớn nghiệp lực đang ép xuống tôi và gần như ngất đi. Tâm tôi cảm thấy vô cùng náo loạn. Tuy nhiên, tôi phải giữ vững một niệm rằng mình phải kiên định. Một lúc sau Sư phụ đã loại bỏ một lượng lớn nghiệp lực cho tôi và tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Tôi khóc thầm bên trong bởi vì tôi vô cùng biết ơn những gì mà Sư phụ đã làm cho tôi.

Quyết định đúng đắn

Tôi vẫn cảm thấy yếu nhưng tôi dự định sẽ đi phát tờ rơi. Để làm việc này, tôi đã mang một ba lô rất nặng và đi bộ trong vài giờ đồng hồ. Tôi không nói với bất kỳ ai về kế hoạch này bởi vì tôi không chắc mình thực hiện được không. Tôi quyết liều mình và phân phát tờ rơi trong hai ngày.

Tôi liên tục nhẩm Pháp để tăng cường chính niệm. Sư phụ đã an bài mọi thứ và tôi không còn cảm thấy yếu nữa vào buổi sáng ngày thứ ba.

Trải nghiệm này đã cho tôi thấy rằng tôi không đủ mạnh mẽ để chịu khổ và ý chí của tôi quá kém. Thậm chí tôi đã nghĩ đến việc từ bỏ tu luyện. Tôi đã đối đãi với tình huống đó như một căn bệnh của người thường và tôi cảm thấy rất xấu hổ.

Làm thần hay làm người không phải quyết định ở lời nói mà bằng sự tu luyện kiên định và ở việc tín Sư, tín Pháp. Kể từ nay trở đi tôi sẽ giữ vững một ý chí mạnh mẽ.

Nhiều lần Sư phụ cũng đã giảng về việc tôi luyện ý chí của chúng ta trong Hồng Ngâm II và Hồng Ngâm III. Giờ đây tôi đã biết rằng mình không thể đi đường tắt. Tôi cần phải chấp nhận rằng sẽ có khổ nạn. Tu luyện là một vấn đề vô cùng nghiêm túc. Các vị Giác Giả sẽ nhìn tôi như thế nào? Nếu tôi không đáp ứng được tiêu chuẩn, tôi sẽ không vượt qua được khảo nghiệm.

Đây là thể ngộ của tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/12/放下观念-走出人来-298832.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/22/146496.html

Đăng ngày 07-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share