Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 18-9-2014] Khi Sư phụ giảng cho chúng ta về tầm quan trọng của việc các học viên Pháp Luân Đại Pháp phối hợp và làm việc với nhau như một chỉnh thể, tôi cho rằng có thể rút ra một bài học từ chuyện Tây du ký nổi tiếng của Trung Quốc, được xuất bản vào thế kỷ thứ 16.

Câu chuyện miêu tả việc Đường Tăng cùng ba đồ đệ của mình đã vượt qua bao sóng gió khổ nạn trong cuộc hành hương từ Trung Quốc sang Ấn Độ để thỉnh kinh Phật như thế nào.

Đường Tăng là người dẫn đường nhưng dường như ông là một vị thầy không đủ bản sự khiến đồ đệ của ông là Ngộ Không phàn nàn rất nhiều. Tuy nhiên, những khổ nạn đó đã cấp cho Ngộ Không một hoàn cảnh tu luyện tốt và cuối cùng đã giúp cho Ngộ Không hoàn thành sứ mệnh và đạt được quả vị Đấu Chiến Thắng Phật.

Liệu có phải Đường Tăng thật sự không đủ bản sự hay không? Theo thể ngộ của tôi, việc ông nhất tâm thỉnh kinh Phật đã giúp các đồ đệ của mình đi đúng hướng.

Nếu Ngộ Không nhìn nhận rằng Đường Tăng không đủ bản sự, rồi ly khai và tổ chức một nhóm người khác đi thỉnh kinh thì liệu Thiên Thượng có đồng ý và thừa nhận hành vi như vậy không? Liệu Ngộ Không có thỉnh được kinh Phật hay không? Nếu vậy thì hoàn toàn có thể là Ngộ Không sẽ không thể dành được quả vị Đấu Chiến Thắng Phật và sẽ vẫn là một sinh mệnh bình thường trong thế giới này.

Sư phụ đã trả lời câu hỏi của một học viên về chỉnh thể:

Đệ tử: [Có] học viên nhìn nhận rằng an bài của điều phối viên là không tốt, mục tiêu dẫn đến là không thể đạt đến điều gì tốt lắm; vậy nên anh ấy nỗ lực chiểu theo nhận thức bản thân mình về [Pháp] lý chứng thực Pháp để xử lý độc lập. Con nhìn nhận rằng cách làm anh ấy có lợi cho chứng thực Pháp, [nên] quyết định giúp đỡ anh ấy cùng nỗ lực [làm].

Sư phụ: Việc như vậy là có; người phụ trách suy nghĩ không toàn diện, hoặc là người phụ trách quả thực không có làm tốt về phương diện đó. Có học viên muốn để tự mình chủ động làm cho tốt, việc về phương diện này cũng có nhiều. Nhưng có học viên khi tập thể muốn làm sự việc gì thì vị ấy không đồng ý, vị ấy muốn làm cách khác, và lôi kéo một số người theo. Tôi bảo mọi người rằng, dẫu người phụ trách về phương diện đó làm không tốt đi nữa, thì đều vẫn cần phối hợp để cho nó làm cho tốt, không thể lôi kéo người ra làm đơn lẻ; ai làm thế là đều là làm sai; tôi, Sư phụ, sẽ không thừa nhận việc đó (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles 2006).


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/18/297862.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/16/146409.html

Đăng ngày 10-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share