[MINH HUỆ 21-07-2014] Ngày 20 tháng 07 năm 2014, Vũ Trường Thuận, Phó Chủ tịch CPPCC (Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc) thành phố Thiên Tân và là Giám đốc Sở cảnh sát thành phố Thiên Tân đã bị chính thức điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Ông ta là quan chức hàng đầu thành phố Thiên Tân bị điều tra theo nghị quyết của Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Vũ Trường Thuận, sinh vào tháng 01 năm 1954 tại Thiên Tân, đã làm việc trong hệ thống cảnh sát Thiên Tân được 44 năm (kể từ năm 1970) và đã đạt được hạng Thanh tra cảnh sát hàng đầu. Ông ta trở thành giám đốc Sở cảnh sát Thiên Tân, phó bí thư đảng ủy Sở cảnh sát Thiên Tân, chính trị viên, và sĩ quan an ninh đầu tiên thuộc Quân đoàn cảnh sát vũ trang Thiên Tân năm 2003.
Từ tháng 11 năm 2005, ông ta giữ chức phó bí thư đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp Luật Thiên Tân và kể từ năm 2011, là phó chủ tịch CPPCC (Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc)
Cựu Giám đốc Sở cảnh sát Thiên Tân Vũ Trường Thuận
Trên bề mặt, Vũ đã bị sa thải bởi dính dáng vào những vụ bê bối ở bên trong nội bộ của ĐCSTQ.
Nhưng sự thật thì là Trời đang trừng phạt kẻ đã tham gia bức hại Pháp Luân Công. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính “Chân – Thiện – Nhẫn” của vũ trụ. Vũ trụ sẽ tưởng thưởng cho những hành động phù hợp với đặc tính này, trong khi những hành động như đánh đập, tra tấn và giết người sẽ phải nhận nghiệp báo.
Những trường hợp liệt kê dưới đây tập trung vào những tội ác của ông ta liên quan tới bức hại Pháp Luân Công.
1. Chỉ đạo Sở cảnh sát Thiên Tân bức hại các học viên Pháp Luân Công
Ngay từ đầu, Thiên Tân đã tích cực tham gia thực hiện chính sách bức hại các học viên Pháp Luân Công của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân là “hủy hoại thể xác, bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính.”
Phòng 610 của ĐCSTQ đã chỉ đạo sở cảnh sát và các đồn cảnh sát địa phương chủ động tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công. Hàng nghìn học viên ở Thiên Tân đã bị bắt giữ, tẩy não, gửi vào các trại lao động cưỡng bức, và kết án tù. Tính đến tháng 07 năm 2014, 92 học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã bị bức hại đến chết.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng năm 2012, 110 học viên ở Thiên Tân đã bị bắt giữ, bị sách nhiễu, và nhà của họ bị lục soát. 11 học viên bị gửi vào các trại lao động cưỡng bức, và 11 người khác đã bị bắt giữ, đưa ra xét xử và kết án. 11 học viên bị bức hại đã trên 60 tuổi, ba người trong số họ đã bị cắt lương hưu.
Năm 2013, 76 học viên ở Thiên Tân đã bị bắt giữ và nhà của họ bị lục soát, trong khi 22 người khác đã bị bắt giữ và kết án tù. Nhiều học viên lớn tuổi đã bị bắt và kết án. Nhiều người phải chịu bức hại trong tù đến gần chết hay bị thương tổn về tinh thần. Trong nửa đầu năm 2014, 50 học viên ở Thiên Tân đã bị bắt giữ và 11 người khác đã bị tuyên án hay bị đưa ra xét xử.
2. Trực tiếp bức hại các học viên Pháp Luân Công ở huyện Tĩnh Hải, Thiên Tân
Tối ngày 07 tháng 03 năm 2006, các học viên Ngụy Đồng Vân, Từ Ngọc Phượng, Địch Thụ Cầm, Trình Điện Vinh đã bị báo cho cảnh sát trong khi đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công tại thôn Thái Công và thôn Tứ Đương Khẩu. Ba người đã bị bắt và đưa về Đồn cảnh sát thôn Thái Công.
Từ Ngọc Phượng, Ngụy Đồng Vân đã trốn thoát trong lần bao vây đầu tiên. Từ Ngọc Phượng sau đó đã bị cảnh sát an ninh nội địa bắt giữ khi đang đi trên đường. Ngụy Đồng Vân đã đi bộ hơn 18 dặm để về nhà. Ngày hôm sau, cảnh sát đã đột nhập vào nhà và dùng vũ lực bắt cô đi.
Sáng hôm sau, cảnh sát từ Sở cảnh sát huyện Tĩnh Hải và đội an ninh nội địa đã lục soát nhà của tất cả các học viên này và dùng vũ lực lấy đi các ảnh của Sư phụ Lý, sách Đại Pháp, và tài liệu giảng chân tướng.
Không bao lâu sau, vài người thân của các học viên này đã bị đuổi việc. Một số người nhà đã tới đồn cảnh sát năm lần để yêu cầu thả các học viên, nhưng đều bị từ chối. Một tháng sau, cảnh sát tuyên bố với người nhà của các học viên rằng, cả năm học viên đều đã bị phê chuẩn việc bắt giữ và đã bị tuyên án.
Chính Vũ Trường Thuận đã chỉ huy việc bức hại này và đưa cảnh sát tới huyện Tĩnh Hải để theo dõi và bức hại các học viên.
3. Ra lệnh cho cảnh sát địa phương và các tài xế taxi bức hại học viên Pháp Luân Công
Năm 2006, sau hội nghị toàn quốc của ĐCSTQ lên kế hoạch bức hại các học viên Pháp Luân Công, Thiên Tân đã phát động một chiến dịch bắt giữ quy mô lớn. Tất cả 18 huyện của Thiên Tân đã tham gia vào việc bắt giữ các học viên Pháp Luân Công.
Các máy tính cá nhân bị giám sát chặt chẽ, bố trí cho các bưu điện và bộ phận an ninh kiểm tra thư điện tử, và cài đặt các thiết bị theo dõi trên các hệ thống thông tin thuộc sở hữu của học viên nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc gọi điện thoại giảng chân tướng đến các cơ quan chính phủ. Biện pháp này sau đó đã được Phòng 610 truyền bá đến các vùng khác.
Tháng 08 năm 2006, sau khi Vũ Trường Thuận tham dự cuộc họp quan chức ĐCSTQ cấp cao ở Bắc Kinh trở về, ông ta đã chủ trì cuộc họp với những người lãnh đạo ĐCSTQ cấp sở ở Thiên Tân và lên các kế hoạch tiếp theo để bức hại Pháp Luân Công. Sở cảnh sát và cảnh sát an ninh nội địa đã cài đặc vụ trà trộn vào các học viên Pháp Luân Công, dẫn đến nhiều vụ bắt giữ.
Tháng 12 năm 2006, phòng giao thông công cộng thuộc Sở cảnh sát Thiên Tân đã tổ chức các cuộc họp dành cho các đặc vụ công an ở mỗi phòng ban. Họ đã huấn luyện được 200 đặc vụ là những tài xế taxi.
Sau đó, ông ta tuyên bố kế hoạch tăng đáng kể số lượng đặc vụ đóng vai các tài xế taxi và cơ cấu giải thưởng được trả đến 20.000 tệ cho những thông tin mà dẫn đến việc bắt giữ được các học viên Pháp Luân Công.
4. Những trường hợp bức hại mà Vũ Trường Thuận phải chịu trách nhiệm
Tội ác của Vũ Trường Thuận đã bị Tổ chức Thế giới về điều tra bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) điều tra. Những trường hợp liệt kê dưới đây là những trường hợp điển hình mà ông ta phải trực tiếp chịu trách nhiệm.
Ông Phạm Kỳ Tuấn biến mất và hiện vẫn không rõ nơi ở
Ông Phạm Kỳ Tuấn sinh ngày 22 tháng 01 năm 1948. Ông từng sống ở tầng 4 Tòa nhà 2-1, Phục Khang Lý, đường Phục Khang, phường Nam Khai, Thiên Tân. Ông là bộ đội về hưu và là cán bộ Phòng cựu chiến binh thành phố Thiên Tân và cũng là một điều phối viên tình nguyện địa phương.
Ngay sau khi ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, ông đã bị bắt và bị giam hơn hai tháng. Trong khi bị giam giữ, đầu tiên ông bị giam giữ trong một ngôi nhà ở huyện Kế, sau đó bị chuyển đến trung tâm giam giữ của Sở cảnh sát thành phố Thiên Tân
Không lâu sau, ông đã bị kết án hai năm lao động cưỡng bức. Sau khi được thả, dưới sức ép của ĐCSTQ, vợ ông đã li dị ông, và con trai thì từ mặt ông. Lãnh đạo cơ quan sa thải ông, và ông bị khai trừ khỏi đảng. Ông đã bị bỏ rơi không có một chút thu nhập nào và chỉ sống nhờ vào lòng hảo tâm của người khác. Để tồn tại, ông phải làm những công việc tạm thời như trông xe, nhân viên gác cổng hay đi canh gác đêm.
Nhiều lần, ông đã khiếu nại với sở cảnh sát để có được điều kiện sống tốt hơn, nhưng ngay cả những nhu cầu sống thiết yếu cơ bản nhất cũng bị từ chối. Tháng 08 năm 2010, ông Phạm Kỳ Tuấn biến mất và nơi ở hiện nay của ông ở đâu vẫn không rõ.
Lý Hy Vọng bị tra tấn đến chết
Ngày 21 tháng 12 năm 2010, cặp vợ chồng học viên là Lý Hy Vọng và Trần Lệ Ngạn ở Thiên Tân đã bị cảnh sát địa phương và cảnh sát đồn cảnh sát Đại Doanh Môn thuộc huyện Hà Tây bắt giữ ở Tiểu khu Nộ Giang Lý, đường Hải Môn và bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ huyện Hà Tây.
Cảnh sát còn cưỡng chế lấy đi 500 tệ, ba điện thoại di động, một xe tải nhỏ, một máy tính và một máy in. Mẹ vợ của ông Lý Hy Vọng, người đã hơn 70 tuổi, cũng bị cảnh sát đánh đập tàn nhẫn và bị cướp đi 1990 tệ mà bà có.
Tại xưởng làm việc của ông Lý Hy Vọng, cảnh sát đã lấy đi hai điện thoại di động, ba máy tính, hai máy in và các hộp băng ghi âm. Những việc làm của họ đã khiến xưởng sản xuất phải ngừng hoạt động. Đồng thời, cảnh sát dùng những số điện thoại được lưu trong điện thoại của ông Lý để theo dõi và bắt giữ tất cả những người có tên trong điện thoại, bất kể là họ có phải là học viên hay không.
Hàng chục người đã bị bắt tại Thiên Tân. Một số đã chạy trốn và bị buộc trở thành vô gia cư và nghèo đói. Các học viên ở thành phố Thâm Quyến cũng bị bắt. Trần Lệ Ngạn đã được thả ra ngay sau đó, nhưng Lý Hy Vọng đã bị giam giữ ở Trung tâm giam giữ Hà Tây hơn sáu tháng, sau đó bị xét xử bí mật, và bị kết án tù.
Chỉ 10 ngày sau khi được chuyển từ Trung tâm giam giữ huyện Hà Tây đến nhà tù Cảng Bắc, ông đã bị tra tấn tàn bạo đến chết vào sáng sớm ngày 29 tháng 07 năm 2011.
Vương Thụy Hoa bị hủy hoại nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần
Ngày 26 tháng 02 năm 2011, Sở cảnh sát Thắng Lợi đã bắt giữ học viên Vương Thụy hoa và chồng bà là ông Đỗ Vạn Thành, cùng với các học viên khác ở Đại Cảng, Thiên Tân trong khi họ đang dán các tờ rơi chân tướng Pháp Luân Công.
Tại Đồn cảnh sát Thắng Lợi, ba cảnh sát nam bước vào phòng giữ bà Vương Thụy Hoa và khóa cửa lại. Cảnh sát Vương Tòng Hà đã dùng gậy đánh đập bà tàn bạo khiến nó bị gãy. Vương sau đó đã cố kéo quần bà Vương để cưỡng hiếp bà. Bà Vương đã cố hết sức chống cự khiến ba tên cảnh sát không thực hiện được hành vi thú tính của chúng. Một sĩ quan cấp cao cùng với hai cảnh sát nữa bước vào phòng, nhưng họ đã không làm gì để ngăn những kẻ kia lại.
Người thân của bà Vương Thụy Hoa đã làm đơn kháng cáo lên Văn phòng kiểm tra kỷ luật của Sở cảnh sát Thắng Lợi ở Thiên Tân để phơi bày tội ác của các cảnh sát thực hiện vụ bắt giữ, tra tấn, và ý định hiếp dâm các học viên nữ. Họ kiến nghị các cảnh sát đó phải bị trừng phạt theo pháp luật và bà Vương Thụy Hoa phải được bồi thường cho những gì mà bà đã phải chịu đựng.
Người thân của bà cũng đã gửi đơn kháng nghị tới Trương Quốc Dân, là phó đồn cảnh sát Thắng Lợi. Trương Quốc Dân ban đầu đã cố phủ nhận sự thật, sau đó ông ta nói dối với gia đình rằng, đợi khi nào bà Vương Thụy Hoa được thả ra, ông ta sẽ hỏi bà Vương để xác minh những cảnh sát đã tham gia phạm tội.
Điều này không bao giờ trở thành hiện thực, mà thay vào đó, bà Vương Thụy Hoa đã bị tuyên án lao động cưỡng bức và bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức Bản Kiều ở Thiên Tân. Bà cũng đã phải chịu các hình thức tra tấn như tẩy não, cấm ngủ, và lao động nô dịch. Việc bị đối xử tàn bạo đã khiến bà rất yếu và không thể ăn uống được. Bà đã bị ngất vài lần và cần phải dìu đi.
Nhiều lần, gia đình bà lo lắng đề nghị thả bà ra để điều trị y tế, nhưng trại lao động đã từ chối những đề nghị này. Lý do? Là vì bà Vương Thụy Hoa từ chối “chuyển hóa”, và từ chối từ bỏ đức tin của bà với Pháp Luân Đại Pháp.
Hoàng Lễ Kiều phải chịu đựng sự tra tấn tàn bạo suốt bảy năm trong tù
Học viên Pháp Luân Công, ông Hoàng Lễ Kiều, 47 tuổi, là một kỹ sư làm việc tại Công ty ống thép Thiên Tân đã bị bắt giữ nhiều lần, và đã ba lần bị gửi vào trại lao động cưỡng bức trong tổng thời gian bảy năm.
Trong tù, ông bị đánh bằng dùi cui điện, bị tra tấn kéo căng, bị còng tay trái và treo lên, cấm ngủ trong thời gian dài, bức thực, và phải chịu nhiều loại hình thức tra tấn khác. Ông đã bị liệt trong hai tháng, hai lần đi tiểu ra máu.
Năm 2008, trong khi vẫn đang bị giam giữ ở trại lao động cưỡng bức, nơi ông làm việc đã sa thải ông. Sau khi được thả, ông Hoàng Lễ Kiều đã khởi kiện người chủ cũ của mình vì đã chấm dứt hợp đồng lao động với ông trái luật. Tòa án huyện Đông Lệ ở Thiên Tân đã trì hoãn phiên tòa một năm sau khi đã thụ lý vụ án, và sau đó đã ra phán quyết chống lại ông Hoàng Lễ Kiều vào ngày 14 tháng 06 năm 2011.
Ông đã kháng cáo lên Toà án trung cấp số hai ở Thiên Tân, nhưng vụ án của ông vẫn bị trì hoãn. Bởi vụ án bị trì hoãn, nên ông Hoàng Kiều Lễ bị mất thu nhập từ việc làm của mình và bị buộc phải đi giao nước để kiếm sống.
Vào ngày 30 tháng 03 năm 2012, Phòng 610 Thiên Tân đã xúi giục công ty cấp nước sa thải ông Hoàng Kiều Lễ. Ngày 07 tháng 04, cảnh sát lại bắt và giam giữ ông tại Trung tâm giam giữ quận Hà Bắc. Ngày 12 tháng 04, Phòng 610 Thiên Tân gây ảnh hưởng lên Tòa án Trung cấp để ra phán quyết chống lại ông Hoàng Lễ Kiều trong khi ông vẫn đang bị giam giữ. Phòng 610 cũng đã chỉ đạo các cơ quan tư pháp quận Hà Bắc khởi kiện ông.
Ông Hoàng Kiều Lễ đã tuyệt thực để phản đối việc bị đối xử như vậy. Ông bị bức thực và bị giam giữ tại bệnh viện Trác Viễn Từ Tể bên trong Trung tâm giam giữ để tra tấn thêm.
Vào ngày 24 tháng 07, tòa án quận Hà Bắc đã xét xử ông Hoàng. Khi đã tuyệt thực được hơn 70 ngày, ông rất yếu ớt và tham dự phiên tòa trên một chiếc xe lăn. Phiên tòa đã tuyên án phi pháp ông bảy năm tù. Ông hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Dương Liễu Thanh ở Thiên Tân.
Các học viên kêu gọi Vũ Trường Thuận dừng lại
Năm 2006, các học viên Pháp Luân Công tại Thiên Tân đã gửi cho Vũ Trường Thuận một lá thư ngỏ nói với ông ta nguyên lý “Thiện hữu thiện báo, Ác hữu ác báo” và cảnh báo ông: “Khi ông yêu cầu các lái xe taxi thu thập tin tức về các học viên Pháp Luân Công, không chỉ ông đang phạm tội ác, mà còn làm cho cả những người khác cũng phạm tội. Hãy thu hồi mệnh lệnh của ông lại. Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.”
Điều này dường như không có tác dụng gì với Vũ Trường Thuận. Trong tám năm qua, ông ta không hề tỏ ra ăn năn hối hận về những tội ác mình đã làm, mà thay vào đó đã tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Bằng việc bị bắt giữ, ông ta đang nhận quả báo cho những tội ác của mình. Đây là lời cảnh tỉnh cho tất cả những quan chức của ĐCSTQ mà vẫn còn tham gia vào việc bức hại Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/21/294962.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/25/3436.html
Đăng ngày 19-11-2014. Bản dịch là từ bản tiếng Hán, có bổ sung phần giới thiệu từ bản tiếng Anh. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.