Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-08-2014] Ít nhất 10 thẩm phán ở Tòa án Thanh Nguyên, thành phố Phủ Thuận đã bị bắt giữ, chờ điều tra thêm về các cáo buộc tham nhũng. Những người bị bắt giữ bao gồm có Phó Viện trưởng Trương Vĩnh Nghĩa và Vương Duy Tiên, Chánh án Đàm Hy Hoành, Dụ Tú Văn, Lưu Tuấn Kiệt, Cao Duy, Triệu Cư Côn, Vưu Hoành Vĩ, và những người khác. Lưu Tương Quân, một phó viện trưởng khác, đã trốn thoát.

Thanh Nguyên là một huyện nhỏ ở Trung Quốc. Tình trạng tham nhũng ở đây cũng không hơn gì các quận khác ở Trung Quốc, nhưng tại sao nó lại bị điều tra? Nhiều người cho rằng số phận mà những thẩm phán bị bắt giữ đó sẽ phải đối mặt chính là hậu quả của những hành động sai trái mà họ đã thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của họ, đặc biệt là trong việc đàn áp Pháp Luân Công.

b92b2f83af6a6d78f71eee17cde68819.jpg

Tòa án quận Thanh Nguyên ở thành phố Phủ Thuận (ảnh từ Internet)

Khái quát về tình hình bức hại ở huyện Thanh Nguyên

Từ năm 1999, tòa án huyện Thanh Nguyên đã tích cực phối hợp với Ủy ban Tư pháp Chính trị và Phòng 610 và tham gia vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Có ít nhất 39 học viên đã bị kết án tù thông qua tòa án huyện Thanh Nguyên. Những phán quyết hình sự của thẩm phán đã gây ra những tổn hại lớn cho các học viên cùng với gia đình, người thân, và đặc biệt là con cái của họ. Các học viên Từ Đại Vi, Lô Quảng Lâm, Trương Hữu Kim, Lưu Thanh Xuân, Ký Long đã bị tra tấn đến chết.

Ít nhất 22 học viên ở huyện Thanh Nguyên đã chết vì bị bức hại. Hơn 250 học viên đã bị gửi tới các trại lao động, hơn 39 học viên đã bị bỏ tù, 6 học viên hoàn toàn khỏe mạnh đã bị đưa tới các bệnh viện tâm thần và nhà chức trách đã tống tiền phi pháp (được gọi là “tiền phạt”) đối với rất nhiều học viên.

39 học viên bị đưa tới các nhà tù là:

Trương Kim Sinh (13 năm), Lô Quảng Lâm (13 năm), Sở Đức Phúc (12 năm sáu tháng), Hàn Quế Bình (10 năm), Tang Ngọc Vân (13 năm), Lữ Diễm (13 năm), Vương Hoành Vĩ (10 năm), Lâm Quế Lan (9 năm), Đới Thủ Đồng (9 năm), Từ Đại Vi (8 năm), Mã Đức Sinh (8 năm), Cái Tú Cần (8 năm), Lưu Quế Anh (7 năm), Trương Chí Cần (7 năm), Lý Văn Tùng (6 năm), Chu Ngọc Nhân (6 năm), Vương Pháp Quân (5 năm), Tôn Hồng Xương (5 năm), Ký Long (5 năm), Lưu Hồng Xương (5 năm), Lương Thục Quyên (4 năm sáu tháng), Cao Quế Lan (4 năm sáu tháng), Vu Thế Toàn (4 năm sáu tháng), Cát Duy Đông (4 năm sáu tháng), Lưu Thanh Xuân (4 năm), Vu Tuấn (4 năm), Vương Hữu Tài (4 năm), Đỗ Kim Linh (4 năm), Cao Tài (4 năm), Khúc Kim Hà (4 năm), Trương Hữu Kim (3 năm sáu tháng), Cao San (3 năm sáu tháng), Tùy Anh Hoa (3 năm sáu tháng), Trịnh Hồng Anh (4 năm), Vương Á Bình (4 năm), Lưu Lực (4 năm), Lưu Hải Đào (4 năm), Lưu Lệ Anh (3 năm 10 tháng), Cái Vĩnh Kiệt (4 năm).

Dưới đây là bản tóm tắt về những gì đã xảy ra với một số học viên.

Ông Trương Kim Sinh bị tuyên án 13 năm tù, hiện vẫn còn đang bị giam giữ

Ông Trương Kim Sinh, một học viên ở thị trấn Thanh Nguyên đã bị các cảnh sát thuộc Đội 1 Sở cảnh sát thành phố Phủ Thuận bắt giữ vào ngày 25 tháng 04 năm 2004. Ngày 06 tháng 09 năm 2004, Tòa án huyện Thanh Nguyên đã mở phiên tòa xét xử ông Trương. Công tố viên Tào Cát Hưng, Phạm Đông Phượng đã ngụy tạo tội danh để buộc tội ông. Tòa tuyên phạt ông tám năm tù vì tội đã chỉ cho người khác cách truy cập vào trang web Minh Huệ. Khi ông Trương hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” thẩm phán đã giận dữ và tuyên phạt ông thêm năm năm tù giam nữa. Ngày 05 tháng 11 năm 2004, ông đã bị đưa tới nhà tù Đại Bắc ở thành phố Thẩm Dương và hiện ông vẫn đang bị giam giữ tại Nhà tù số 1 thành phố Thẩm Dương.

Ông Lô Quảng Lâm bị tuyên án 13 năm tù, nhưng đã bị tra tấn đến chết

0608595808bbd2c92dabf475d694c490.jpg

Ông Lô Quảng Lâm

Ông Lô Quảng Lâm, 60 tuổi, làm việc tại Kho lương thực huyện Thanh Nguyên. Vào năm giờ chiều ngày 15 tháng 05 năm 2005, hơn 10 cảnh sát từ Đội 1 Sở cảnh sát thành phố Phủ Thuận đã tới bắt ông, vợ ông cùng với ba học viên khác. Vào ngày 22 tháng 03, ông bị gửi tới Trại giam số 1 thành phố Phủ Thuận và bị tuyên án 13 năm tù giam. Tại Nhà tù Bàn Cẩm, ông đã bị sốc điện. Tháng 02 năm 2009, ông đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại, và bị trừng phạt bằng cách tra tấn nặng nề hơn. Răng của ông bị gãy khi họ đánh đập ông một cách tàn bạo, và có nhiều vết bỏng do bị đốt trên khắp cơ thể ông.

Bà Trịnh Hồng Anh bị tuyên án bốn năm tù

Bà Trịnh Hồng Anh, 71 tuổi, người làng Cảnh Gia Bảo, thị trấn Nam Khẩu Tiền, huyện Thanh Nguyên đã bị chánh án Dụ Tú Văn và Lưu Tuấn Kiệt kết án bốn năm tù giam.

Ngày 06 tháng 09 năm 2011, bà Trịnh tới làng Cảnh Gia Bảo, thị trấn Nam Khẩu Tiền để giảng chân tướng. Bà đã bị Lý Quốc Hoa tố cáo và bị cảnh sát địa phương bắt giữ.

Vào ngày 18 tháng 11, Tòa án huyện Thanh Nguyên đã mở phiên tòa xét xử bà Trịnh. Gia đình bà đã thuê luật sư Vương tới để biện hộ cho bà. Ông Vương chỉ ra rằng bà Trịnh đã nhận được rất nhiều lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần thông qua việc tu luyện Pháp Luân Công. Mọi bệnh tật của bà đều đã khỏi và bà chia sẻ kinh nghiệm này của mình với những người khác. Mọi việc bà làm như: giảng chân tướng hay phát tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Công đều là những hoạt động cá nhân và nó phù hợp với Hiến pháp. Bà không làm hại ai và không vi phạm pháp luật. Luật sư nói rằng những lời cáo buộc của công tố viên Lý Tĩnh chống lại bà Trịnh, theo Luật hình sự, là không có giá trị, và yêu cầu tòa phóng thích bà Trịnh vô điều kiện.

Tuy nhiên, công tố viên Lý Tĩnh vẫn khăng khăng kết tội bà Trịnh và tòa đã bí mật tuyên án bà bốn năm tù giam.

Phó viện trưởng tòa án huyện Thanh Nguyên Trương Vĩnh Nghĩa, Vương Duy, Cao Duy Đẳng (thành viên của “Hợp Nghị Đình” một tòa án đặc biệt được thiết lập để chuyên xử lý những vấn đề này) và chánh án Dụ Tú Văn, nhân viên thụ lý vụ án Lưu Tuấn Kiệt, tất cả đã tham gia vào việc tuyên án bà Trịnh.

Người thân của bà Trịnh sau đó đã biết được rằng những chứng cớ mà công tố viên Lý Tĩnh sử dụng để chống lại bà là do cảnh sát ngụy tạo ra. Người thân của bà Trịnh và một số học viên đã tới tòa án huyện Thanh Nguyên và nói với thẩm phán Lưu Tuấn Kiệt những chuyện gì đã xảy ra, nhưng những nhân viên tòa án này không những đã không chịu lắng nghe, mà thay vào đó, họ đã gọi cho Đội An ninh Nội địa và Đồn cảnh sát Yêu Trạm và ra lệnh cho họ bắt giữ ba học viên là: Vương Nam Phương, Quan Diễm, và Trần Thục Hoa. Trần Thục Hoa đã bị giam giữ 15 ngày, Vương Nam Phương và Quan Diễm đã bị gửi tới trại lao động cưỡng bức.

Phó viện trưởng Lâm Khắc Tuấn bức hại các học viên để được thăng chức.

Lâm Khắc Tuấn, kẻ đang trốn tránh vì bị điều tra là người đứng đầu thị trấn Anh Ngạch Môn, huyện Thanh Nguyên. Năm 1999, ông ta 34 tuổi. Để được thăng chức, ông ta đã tích cực làm theo ĐCSTQ và tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Vào thời điểm đó, có khoảng 40 học viên trong thị trấn Anh Ngạch Môn. Chính quyền thị trấn đã gom tất cả các học viên lại, đưa vào trung tâm tẩy não và ép họ phải từ bỏ đức tin của mình. Mỗi học viên đã bị tống tiền 1000 nhân dân tệ, bị cấm ngủ và bị đánh đập bằng dùi cui. Họ đã đánh các học viên mạnh đến nỗi vài cái dùi cui đã bị gãy. Các học viên Lưu Minh Tài, Lưu Quảng Diễm, thầy giáo Phan, thầy giáo Trần đã bị tra tấn. Một số học viên đã bị buộc phải rời khỏi nhà mình để tránh bị bức hại. Nhiều học viên đã “chuyển hóa” (bị buộc phải từ bỏ tu luyện).

Lâm Khắc Tuấn đã truyền mệnh lệnh xuống từng thôn làng. Ông ta không những bắt các học viên từ bỏ đức tin của mình mà còn ra lệnh cho các trưởng thôn phải tịch thu tất cả các sách Đại Pháp và ông ta cử nhân viên xuống từng thôn làng để thu hồi sách. Có hơn 10 học viên ở thôn Trương Gia Bảo, và tất cả họ đã bị buộc phải giao nộp các sách Đại Pháp.

Lâm Khắc Tuấn cũng đi tới các làng để giám sát và thúc giục các trưởng thôn bức hại Pháp Luân Công. Thậm chí ông ta còn tới nhà của các học viên để buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/3/抚顺市清原县法院11名法官遭恶报被审查-295530.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/30/2753.html

Đăng ngày 01-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share