Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-09-2014] Liễu Điệp (柳晔), cựu phó viện trưởng của một tòa án địa phương ở Thẩm Dương, đã chết do bị xuất huyết não nghiêm trọng vào ngày 10 tháng 07 năm 2014. Liễu bị đột quỵ khi ông ta đang đi bộ cùng với các đồng nghiệp của mình. Đây là cái chết bất thường thứ ba được biết đến của một thẩm phán tòa án quận Thẩm Bắc Tân thành phố Thẩm Dương mà đã kết án các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Trương Văn, cựu thành viên của ủy ban tư pháp và phó viện trưởng của cùng tòa án này, là trường hợp đầu tiên. Ngay sau khi kết án bốn học viên vào tù vào tháng 12 năm 2008, ông ta đã bị các vấn đề nghiêm trọng ở não vào tháng 02 năm 2009. Ông ta đã chết trên đường đến Bắc Kinh để điều trị.

Ngạc An Phúc (鄂安福), trường hợp được biết đến thứ hai, đã chết ở tuổi 45 vào ngày 18 tháng 02 năm 2011, sau hai tháng bị đột quỵ và xuất huyết não. Vào năm 2001, Ngạc An Phúc đã chỉ đạo bí mật xét xử phi pháp năm học viên Pháp Luân Công địa phương, khiến cho tất cả họ đều bị kết án dài hạn.

Trong lúc hấp hối, ông đã nói với người nhà của mình rằng: “Nhanh tìm giúp tôi một học viên Pháp Luân Công!” Khi có cơ hội nói chuyện với một học viên, ông đã bày tỏ sự hối hận về các hành động sai trái của mình và thừa nhận rằng tình trạng thảm khốc của ông chính là kết quả của quả báo, gặt lấy những hậu quả do các hành động trước đó của mình.

Quan niệm về nhân quả đã bén rễ sâu sắc trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Lời dạy “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo” đã được truyền từ hơn 2000 năm trước đây. Bất chấp những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm phá hủy suy nghĩ truyền thống này, nhiều người ở Trung Quốc vẫn thừa nhận nó và các sự kiện gần đây sẽ khiến họ luôn nghĩ đến lời dạy này.

Sau khi biết rằng hai kiểm soát viên ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh bị bệnh bạch cầu vào tháng 09 năm 2009 như là quả báo cho việc kết án các học viên Pháp Luân Công vô tội, một kiểm soát viên địa phương cho biết: “Tôi còn biết nhiều trường hợp hơn hai trường hợp này. Không chỉ bệnh bạch cầu. Nhiều người còn bị ung thư gan. Không chỉ ở mỗi viện kiểm soát, mà còn ở cả tòa án.

“Đáng sợ là những cái chết đi theo một trình tự: một người từ viện kiểm soát, sau đó một người từ tòa án. Khuôn mẫu này rất rõ ràng. Những người chết đều tham gia bức hại Pháp Luân Công.”

Để cảnh báo các thủ phạm và giúp họ thay đổi cuộc sống của mình được tốt hơn, các học viên Pháp Luân Công đã cố gắng nhắc nhở họ về mối liên hệ nghiệp báo giữa các hành động của họ và những hậu quả trong tương lai.

Trong khi một số người đã lắng nghe và thay đổi, những người khác vẫn tiếp tục con đường của mình.

Dương Đông Thăng (杨东升) là một thẩm phán tại huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam. Trong năm 2011, tòa án này đã kết án phi pháp ít nhất chín học viên Pháp Luân Công, còn bản thân Dương đã kết án tù dài hạn cho hai học viên.

Các học viên địa phương đã cố gắng nói cho ông ta và các thẩm phán khác về luật nhân quả và những gì đã xảy ra với các thủ phạm.

Các thẩm phán đã từ chối lắng nghe: “Chúng tôi không quan tâm đến tín ngưỡng hay pháp luật. Chúng tôi chỉ cần làm theo Đảng Cộng sản, và không nương tay đối với Pháp Luân Công.”

Ông ta đã bị một tai nạn xe hơi ngay sau khi tuyên án. Vào ngày 14 tháng 08 năm 2011, một chiếc xe tòa án gồm 10 thẩm phán và nhân viên đã gặp tai nạn trên Đường cao tốc Trịnh Châu. Ba thẩm phán, bao gồm có Dương Đông Thăng, đã chết tại hiện trường, còn bảy người khác bị thương.

Uông Cánh Nghiệp (汪竟业), một thẩm phán ở quận Hạc Thành, thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam, đã kết án tù ít nhất 17 học viên, bao gồm có Phan Kiến Quân (潘建军), người đã bị tra tấn đến chết trong nhà tù Võng Lĩnh vào tháng 01 năm 2004. Vào tháng 04 năm 2013, Uông đã kết án học viên Trần Khai Ngọc (陈开玉) 11 năm tù.

Các học viên địa phương đã cố gắng nói chuyện với ông ta, nhưng ông nói: “Tôi sẽ phấn đấu theo gót chân của Đảng Cộng sản cho đến chết.” Ba tháng sau, khi đang câu cá ở Hoài Hóa vào ngày 21 tháng 07 năm 2013, ông ta đã bị ngã xuống nước và chết đuối, khi hơn 40 tuổi.

Các học viên Pháp Luân Công đã thu thập được rất nhiều trường hợp chịu quả báo trong những năm qua để cố gắng làm thức tỉnh các thủ phạm trong cuộc bức hại. Trang web Minh Huệ sẽ sớm công bố một báo cáo sơ lược, và một vài ví dụ được đưa ra ở đây.

Trần Viện Triều (陈援朝) ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, là thẩm phán đầu tiên ở Trung Quốc kết án phi pháp các học viên Pháp Luân Công vào tù. Trần đã được đảng cộng sản khen thưởng và công nhận. Hai năm sau, vào năm 2003, ông ta đã qua đời vì bệnh ung thư phổi ở tuổi 51.

Nguyên Toàn Sinh (原 全 生), một thẩm phán ở quận Nam Cương, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đã kết án hai học viên đến 12 và 15 năm tù khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công mới bắt đầu. Vào tháng 06 năm 2002, ông ta bị chẩn đoán ung thư gan và xương. Ba tháng sau, ông ta qua đời ở tuổi 40.

Lý Yếu Binh (李 要 兵), một thẩm phán ở quận Hồng Sơn, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã tham gia một buổi xét xử các học viên vào tháng 04 năm 2009. Chính quyền địa phương đã xúc tiến những hành động của ông ta và gọi nó là “mô hình Hồng Sơn.” Hai tháng sau, Lý đột ngột qua đời ở tuổi 49.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/17/297799.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/18/3316.html

Đăng ngày 14-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share