Bài viết của Hà Vũ, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 27-08-2014] Thử thách “dội nước đá lên người” (Ice Bucket Challenge) phạm vi toàn cầu – một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về bệnh ALS (viết tắt của cụm từ Amyotrophic Lateral Sclerosis tạm dịch là xơ cứng teo cơ một bên), một dạng rối loạn thoái hóa thần kinh gây tử vong thường được gọi là bệnh Lou Gehrig, đã rất thành công.

Ngày nay, nhiều người đã biết về căn bệnh này, một căn bệnh đã được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là một trong năm bệnh nan y hàng đầu. Chỉ có 4% bệnh nhân ALS sống sót quá 10 năm. Hầu hết bệnh nhân chết vì suy hô hấp, thông thường trong vòng từ ba đến năm năm kể từ khi khởi phát triệu chứng.

Ít có người hiểu rõ về căn bệnh đó hơn ông Uông Chí Viễn, người đã được chẩn đoán mắc bệnh ALS vào năm 1983.

Cả hai vợ chồng ông Uông đều là những chuyên gia y tế, họ có niềm tin mạnh mẽ rằng họ sẽ sống, bất chấp tỷ lệ sống sót mỏng manh đó. Để cứu mạng ông Uông, vợ ông, một nhà thần kinh học, đã cố tìm được một công việc ở Trường Y khoa Havard, nhằm để cho chồng bà có thể nhận được mọi ích lợi từ các phương pháp chữa trị tân tiến hàng đầu trên thế giới.

Ba năm sau, ông Uông cũng đã chuyển tới Mỹ và bắt đầu công việc nghiên cứu tim mạch ở cùng trường với vợ ông.

Khi các triệu chứng bệnh của ông Uông phát triển và sức khỏe của ông xấu đi, vợ chồng ông đã mất hết hy vọng. Đến cuối năm 1997, ông Uông đã không còn phù hợp để làm công việc hiện tại sau hai giai đoạn xuất huyết dạ dày-ruột. Ông thậm chí còn không nhớ nổi địa chỉ nhà mình chứ chưa nói gì đến việc làm các công việc trong phòng thí nghiệm. Ông nghĩ đến việc phải quay trở lại Trung Quốc, vì không muốn chết ở nơi đất khách quê người.

Một người bạn đã nói với ông Uông về Pháp Luân Công. Vào thời điểm đó, ông mong muốn thử mọi phương pháp để kéo dài sự sống. Ông đã bắt đầu học các bài công pháp vào tháng 02 năm 1998 tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Boston.

Chỉ trong vòng ba tháng, ông đã hồi phục hoàn toàn khỏi căn bệnh ALS – một kỳ tích mà y học hiện đại vẫn chưa có lời giải thích. Qua bài viết này, ông chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng có thể giúp ích được cho những bệnh nhân ALS khác.

Ông Uông Chí Viễn tại một buổi mít tinh của Pháp Luân Công tại Washington, DC vào tháng 07 năm 2014

Đấu tranh để sống sót

Ông Uông tốt nghiệp Đại học Quân y số 4 ở Trung Quốc vào những năm 1970. Sau Cách mạng văn hóa, ông là thành viên của Ủy ban Khoa học và Công nghệ thuộc Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), và trong Ban biên tập của tạp chí Quân y Hàng không.

Năm 1983, trong khi sự nghiệp đang thăng tiến, là bác sỹ trưởng chuyên cung cấp các phương pháp điều trị y tế cho nhiều bệnh nhân, ông phát hiện thấy mình phát triển các triệu chứng của bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), một loại bệnh được coi là bệnh nan y đối với cả y học cổ truyền Trung Quốc và y học hiện đại của phương Tây.

ALS còn được gọi là hội chứng bệnh thần kinh vận động. Như tên gọi của nó, bệnh nhân dần dần bị suy yếu, bị teo cơ bắp và tủy sống bị ảnh hưởng. Triệu chứng bắt đầu từ các chi và phát triển dần lên các cơ ngực, thậm chí ngay cả những cơ nhỏ kiểm soát hoạt động phát ra âm thanh và những chuyển động của mắt cũng bị ảnh hưởng. Toàn cơ thể người bệnh xuất hiện trạng thái như bị đông lạnh.

Với một ý thức tỉnh táo, bệnh nhân hoàn toàn ý thức được rằng cơ thể mình đang dần dần bị hủy hoại. Họ bị mất khả năng nói hay diễn đạt bản thân. Họ không thể đi, thở, hay ăn uống được và dần dần cơ thể chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ chết vì nghẹt thở.

“Chưa đầy ba tháng sau khi được chẩn đoán bị mắc ALS, cân nặng của tôi từ 75 kg đã giảm xuống chỉ còn 59 kg. Tôi đã yếu như thế nào? Tôi cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt thậm chí chỉ mới bước lên được có một bậc cầu thang,” ông nhớ lại.

Mặc dù hiểu quá rõ bản chất của căn bệnh này, nhưng ông Uông Chí Viễn vẫn không từ bỏ hy vọng. Hầu hết các bạn học và bạn bè của ông đều là những giám đốc, phó giám đốc, giáo sư, và phó giáo sư tại các bệnh viện lớn, và vợ ông cũng là bác sỹ phụ trách Khoa Thần kinh. Ông có cơ hội tiếp cận rất tốt, nếu không nói là tốt nhất, với khoa học và các phương pháp điều trị y học tiên tiến ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau khi đã tới nhiều chuyên khoa và gặp các chuyên gia y tế nổi tiếng nhất Trung Quốc và cũng đã thử nhiều y học cổ truyền Trung Quốc, các bài thuốc dân gian, và khí công, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Ông chỉ có thể bất lực nhìn cơ bắp của mình tiếp tục teo đi.

Trong suốt cả quãng thời gian vợ ông mang thai, ông Uông đã phải nhập viện và không thể ở nhà để chăm sóc bà, và chỉ được nhìn thấy con trai mình sau khi cháu được sinh ra hai giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, thậm chí cả sau khi được về nhà, ông cũng không thể làm gì được. Thậm chí ông còn không có đủ sức để để ý về những gì đang xảy ra trong ngôi nhà của mình. Ông trở nên rất cục cằn, nóng tính, như thể ông đã bị biến thành một con người hoàn toàn khác hẳn.

Vợ ông tuyệt vọng: “Kể từ nay, tôi sẽ là niềm hy vọng duy nhất cho gia đình này!”

Tìm kiếm phương pháp chữa trị ở nước ngoài nhưng không hiệu quả

Bà đã đặt hết niềm hy vọng cuối cùng của mình vào trường Y khoa Harvard, một viện y khoa hàng đầu cách xa hàng ngàn dặm. Thông qua làm việc vất vả, bà đã được vào làm việc ở trường. Tuy nhiên, bà vẫn không tìm được phương pháp để tiêu diệt hoặc ngăn chặn quá trình tiến triển bệnh tật của chồng mình.

Năm 1998, ông Uông cũng được nhận vào trường này để làm các nghiên cứu về tim mạch.

Hai lần ông bị biến chứng xuất huyết tiêu hóa, và ông trở nên yếu hơn. Lần xuất huyết thứ hai xảy ra sau khi ông tới Hoa Kỳ. Ông không được truyền máu để tránh bị nhiễm trùng, mức huyết cầu tố của ông giảm xuống còn 6g, thấp hơn một nửa mức bình thường.

Huyết cầu tố giúp vận chuyển oxy lưu thông trong máu. Việc lượng oxy cung cấp cho não bị giảm có thể dẫn đến việc mất trí nhớ. Ông không những đã quên cả công việc trong phòng thí nghiệm, mà còn quên cả đường về nhà. Khi về tới nhà, ông phải nằm trên giường và không làm gì cả. Mọi người thân và bạn bè ông đều nói rằng, vì Harvard là một viện hàng đầu và rất cạnh tranh, ông nên trở về Trung Quốc.

“Không còn làm gì được nữa. Hãy tưởng tượng tôi cảm thấy như thế nào. Là một bác sỹ, tôi biết rằng không còn hy vọng gì nữa rồi. Tôi đã ở trong bờ vực của suy sụp,” ông nói.

Cuộc sống và hy vọng đã trở lại

Tháng 02 năm 1998, thời tiết ở Boston bắt đầu ấm dần, và mùa xuân đến sớm. Chuỗi ngày dài tuyệt vọng của ông Uông cũng đã tới hồi kết, cuộc sống của ông chuyển sang bước ngoặc mới. Ông nhận được một lá thư từ một người bạn ở Trung Quốc mà đã thay đổi định mệnh tưởng chừng như không thể xoay chuyển được của ông.

Người bạn nói: “Tôi tìm được rồi! Tôi tu luyện Pháp Luân Công đã được nửa năm rồi. Pháp môn này không những nâng cao về sức khỏe thể chất, mà còn là pháp môn tu luyện để đưa người ta lên cao tầng. Pháp này đúng thực là chính Pháp, là Pháp tốt nhất!” người bạn đó đã chia sẻ sự say mê các môn tu luyện truyền thống của Trung Quốc với ông Uông, và hy vọng ông có thể hồi phục nhờ tu luyện Pháp Luân Công.

Sau khi đọc xong thư, ông Uông đã ngay lập tức đi tìm kiếm Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Cuối cùng, ông đã tìm được một lớp học Pháp Luân Đại Pháp qua băng video kéo dài chín ngày tại MIT.

“Ngày đầu tiên, chúng tôi xem video bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí trong hơn một giờ đồng hồ. Sau đó, các học viên lâu năm dạy chúng tôi luyện các bài công pháp. Ngay khi vừa ngồi kiết già (một cách lỏng lẻo), tôi cảm thấy một luồng nhiệt tuôn xuống từ đỉnh đầu tới các ngón chân với một trường năng lượng mạnh mẽ mà tôi thậm chí không thể tưởng tượng nổi.

“Nghe Sư phụ giải thích rằng để bắt đầu tu luyện, đầu tiên người ta phải trở thành một người tốt trước, tại sao người ta cần phải trở thành một người tốt, người ta phải tu tâm tính như thế nào để trở thành người tốt? Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào? Tôi cảm thấy xúc động sâu sắc. Từng lời của Sư phụ như chạm vào tận sâu thẳm trái tim tôi khiến tôi không cầm được nước mắt, mà tự bao giờ đã chảy dài trên khuôn mặt và thấm đẫm vào áo. Tôi phải cúi người về phía trước để cho nước mắt rơi xuống sàn nhà…”

Hôm đó, sau khi bận rộn trong phòng thí nghiệm suốt cả ngày, ông trở về nhà sau khi lớp học kết thúc vào lúc nửa đêm. “Nếu đó là một ngày như bao ngày trước, thì tôi không thể trụ được lâu như vậy. Tôi ngạc nhiên làm thế nào mà tâm trí tôi lại có thể tỉnh táo được như vậy, sao mắt tôi có thể sáng như vậy, thính giác của tôi có thể thính nhạy như vậy. Tôi cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng – một cảm giác mà tôi đã quên mất hơn cả chục năm trời!”

Đến ngày thứ tư và thứ năm của khóa học, cơn đau ở dạ dày, vốn vừa mới bị xuất huyết, và cơn đau loét tá tràng, viêm ruột, sỏi đường tiết niệu v.v tất cả đã biến mất. “Tôi cảm giác như được bao bọc bởi một chùm năng lượng ấm áp suốt cả ngày, rất ấm áp và dễ chịu” ông nói.

Sau khi khóa học chín ngày kết thúc, Uông Chí Viễn đã rất háo hức nghe đi nghe lại băng thâu âm các bài giảng Pháp của Sư phụ. Ông nghe trong khi đang đi, nghe trong khi ăn, và đôi khi còn luyện các bài công pháp cả trong những giấc mơ. Sau đó, mỗi ngày, ông bắt đầu đọc một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân, đôi khi là hai, ba bài một ngày. “Khi tôi đọc cuốn sách tới lần thứ bảy, một điều kỳ diệu đã xảy ra với tôi.

“Mỗi lần tôi mở cuốn Chuyển Pháp Luân ra, những trang sách đã chiếu ra những ánh sáng màu đỏ và càng lúc càng đỏ khi tôi đọc sách. Màu sắc giống như than nóng đỏ. Và đôi khi cả những chữ cũng có ánh sáng màu vàng! Tôi bắt đầu hiểu ra rằng Chuyển Pháp Luân thực sự là một cuốn sách từ Thiên thượng,” ông nói với chúng tôi.

Chỉ trong vòng ba tháng kể từ khi ông Uông Chí Viễn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, không chỉ mọi triệu chứng bệnh tật của ông đã biến mất, mà ông đã tăng cân trở lại, thậm chí còn nặng hơn cả trước khi bị bệnh. Năng lượng và trí nhớ đã trở lại, chứng co giật, teo và yếu cơ đã biến mất. Mức huyết cầu đã trở lại bình thường. Xét từ góc độ y học, các tế bào máu đỏ có tuổi thọ là khoảng 120 ngày. Mà mức huyết cầu của ông đã khôi phục được chỉ trong vòng 90 ngày, đó quả là một kỳ tích.

Sau đó, ông Uông Chí Viễn đã tới làm việc ở Bệnh viện đa khoa Massachusetts. Các kiểm tra sức khỏe cho các nhân viên mới cho thấy sức khỏe của ông đã hoàn toàn hồi phục! Ông tràn đầy năng lượng và chỉ ngủ năm giờ mỗi ngày. Trong thời gian trước khi hồi phục, ông vẫn cảm thấy không tỉnh táo sau khi đã ngủ hàng chục tiếng đồng hồ. Khi một phóng viên của tờ Boston Globe tới phỏng vấn ông, anh ấy đã không tin vào mắt mình “Ông Uông đang chạy bộ!”

Sau khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, một thế giới mới tràn đầy sức sống và mãnh liệt đã trải ra trước mắt ông.

Một khoa học siêu thường

Ông Uông Chí Viễn chia sẻ kinh nghiệm và thể ngộ của mình tại một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Đã 16 năm kể từ khi sức khỏe của ông được hồi phục vào năm 1998. Sự hồi phục thần kỳ của mình, và trên cương vị là một giáo sư trong lĩnh vực y học, ông Uông Chí Viễn đã nói với một cảm xúc sâu sắc: “Đây là những gì mà khoa học thực nghiệm hiện nay không thể giải thích, bởi vì Pháp Luân Đại Pháp là một khoa học siêu thường. Nó giống như những khám phá khoa học mới. Đầu tiên, người ta không hiểu những khám phá mới đó, nhưng sau này người ta học cách để chấp nhận nó. Có thể nó cũng có một quá trình như vậy để cho người ta hiểu được Pháp Luân Công.”

Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Công, ông Uông Chí Viễn đã hiểu được rằng tư tưởng của con người và cơ thể vật chất là có sự liên kết. Cơ thể con người thuận theo tự nhiên và có khả năng chống lại các yếu tố khắc nghiệt từ môi trường bên ngoài.

Thế giới của con người hiện đại đã làm cho tư tưởng của con người ngày càng trở lên phức tạp. Khi những tư tưởng của con người không còn thuần tịnh nữa, thì những cơ chế bình thường của cơ thể bị gián đoạn và trở nên mất cân bằng, do đó họ sẽ bị bệnh. Tu luyện Đại Pháp có thể sửa chữa những cơ chế của cơ thể con người và khôi phục chúng trở về trạng thái bình thường ban đầu hay thậm chí còn ở tình trạng tốt hơn.

“Pháp Luân Đại Pháp là đại pháp chân chính đại đức. Nó dạy người ta rằng đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân – Thiện – Nhẫn. Nó cũng dạy người ta trở thành người tốt, nói lời chân, làm việc chân, đối xử tốt với người khác, biết quan tâm tới người khác và giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn bằng tính kiên nhẫn.

“Sức khỏe thân thể của người ta có quan hệ rất mật thiết với trạng thái tinh thần của họ. Một người tốt bụng, chân thành, lạc quan và cởi mở sẽ có một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Pháp Luân Đại Pháp là pháp môn tu luyện cả tâm và thân, nó cho phép người ta đạt được một sức khỏe tốt với những tư tưởng cao thượng, để trở thành một người tốt thực sự, và thậm chí là một người với những năng lực siêu thường.”

Trong số những học viên Pháp Luân Công, sự hồi phục kỳ diệu của ông Uông Chí Viễn không phải là trường hợp cá biệt. Có vô số người dân ở các dân tộc khác nhau, mắc các căn bệnh hiểm nghèo đã được hồi sinh cả tâm lẫn thân sau khi bắt đầu tu luyện.

Đầu tháng 09 năm 1998, Tổng cục quản lý Thể dục Thể thao Quốc gia của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân. Trong số 12.553 học viên Pháp Luân Công được tiến hành khảo sát, có 77,5% học viên đã hồi phục hoàn toàn hay đã hồi phục cơ bản, 20,4% sức khỏe có cải biến. Tỷ lệ hiệu quả của tu luyện Pháp Luân Công trong việc chữa bệnh và cải thiện sức khỏe đạt 97,9%. Tu luyện Pháp Luân Công đã tiết kiệm được hơn 21 triệu tệ chi phí y tế hàng năm. Trung bình một người một năm tiết kiệm được hơn 1.700 tệ.

Để biết thêm những ví dụ về những học viên đã hồi phục sức khỏe khỏi những căn bệnh nan y, xin tham khảo cuốn sách “Cuộc sống và hy vọng đã quay trở lại” trên Minh Huệ.

https://vn.minghui.org/books/life-and-hope-renewed.html

* * * * * * * *

Bối cảnh

Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một Pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia được ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào tháng 05 năm 1992. Môn tu luyện này chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ. Ngày nay, có hơn 100 triệu học viên trên toàn thế giới đang tu luyện Đại Pháp này. Ngoài việc chân chính đưa con người lên cao tầng, môn tu luyện Pháp Luân Công đã đóng một vai trò vô cùng tích cực trong việc ổn định xã hội, nâng cao sức khỏe và các tiêu chuẩn đạo đức của con người.

Vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch đàn áp để cố gắng tiêu diệt Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp này không những đã ảnh hưởng đến các học viên mà nó còn đang cố phá hủy đi các nguyên tắc đạo đức và giá trị tinh thần của con người. Các học viên Pháp Luân Công đã phản ứng bằng việc làm sáng tỏ sự thật, phơi bày cuộc đàn áp vô nhân tính của ĐSCTQ trên phạm vi toàn thế giới để nhằm mục đích chấm dứt cuộc đàn áp này.

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/31/2776.html

Đăng ngày 04-10-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share