Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-06-2014] Vào ngày 29 tháng 03 năm 2014, 9 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ phi pháp. Tại nơi ở của các học viên, cảnh sát đã tịch thu tài liệu giảng chân tướng và máy tính, máy in.

Có hai học viên được thả sau đó, trong khi bảy người còn lại bị đưa tới các Trại tạm giam. Đồng thời, vào ngày 26 tháng 03 và 17 tháng 04, có thêm ba học viên khác bị bắt giữ.

Tất cả 10 học viên này ở thành phố Trường Sa được xác định đã bị giam giữ trong hai tháng qua.

 

Cổng trước của các trại tạm giam ở thành phố Trường Sa. Ảnh nhỏ phía bên phải là hình ảnh phóng to của bốn hàng chữ ở bên phải cổng: trại tạm giam Trường Sa số 1, trại tạm giam Trường Sa số 2, trại tạm giam Trường Sa số 3, và trại tạm giam Trường Sa số 4 (dành cho nữ)

Các học viên gồm có bà Triệu Á Lâm, bà Ngôn Hồng, bà Chu Đức Nguyên, và bà Trương Linh Cách đã bị giam giữ ở trại tạm giam số 4 trong hơn hai tháng qua.

Bà Ngôn Hồng – Gần bị mù do tra tấn

Bà Ngôn Hồng 50 tuổi bị bắt vào ngày 29 tháng 03 năm 2014 và bị giam giữ kể từ đó tới nay. Lệnh bắt giữ chỉ được ban hành sau đó một tháng tức là vào ngày 29 tháng 04.

Hiện tại, bà đang đối mặt với một phiên xét xử phi pháp chỉ vì niềm tin vào Pháp Luân Công và nỗ lực của bà để giúp những người khác biết đến cuộc đàn áp đang diễn ra.

Trước đây, bà Ngân Hồng đã từng làm công chức nhiều năm trong Hội đồng Nhân dân địa phương. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, bà bị mất việc. Năm 2001, bà bị bắt và bị giam giữ trong sáu năm. Trong thời gian đó, bà bị tra tấn đến mức thị lực bị suy giảm nghiêm trọng.

Sau khi được thả vào năm 2007, bà mở một tiệm cắt tóc đế kiếm sống. Khi tay nghề của bà nâng cao, số lượng khách hàng cũng theo đó tăng lên.

Tuy nhiên, Phòng 610 tại địa phương và các cơ quan khác vẫn tiếp tục sách nhiễu và giám sát bà. Khi các nhân viên cảnh sát thành phố Trường Sa tiến hành cuộc bắt giữ số lượng lớn các học viên vào ngày 29 tháng 03, bà là một trong những đối tượng bị bắt giữ. Cảnh sát đã giữ bà tại trại tạm giam số 1 và còng tay chân của bà lại.

Minh họa cảnh tra tấn: Còng tay và chân

Cảnh sát địa phương đã thông báo tới gia đình bà rằng việc bắt giữ là chỉ thị của cấp trên và họ cũng là người sẽ quyết định kết quả các phiên xét xử.

Ông Quản Đăng Dương 66 tuổi hiện đang bị giam giữ

Ông Quản Đăng Dương, 66 tuổi, đã nghỉ hưu, từng làm giám đốc phân xưởng của một nhà máy ở Thường Đức, Hồ Nam. Ông và vợ tới Trường Sa sống để tiện chăm sóc cho đứa cháu của họ. Ông bị bắt vào buổi chiều ngày 29 tháng 03 năm 2014. Cảnh sát đã tịch thu máy tính, máy in và giam giữ ông trong hơn hai tháng qua.

Bà Triệu Á Lâm 70 tuổi hiện vẫn đang bị giam giữ mặc dù có những triệu chứng bệnh nghiêm trọng

Bà Triệu Á Lâm, 70 tuổi, là một nhân viên đã nghỉ hưu của Công ty Chế tạo Ôtô Trường Sa. Hiện bà đang sống trong khu nhà của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trường Sa.

Vào 2 giờ sáng ngày 30 tháng 03 Phòng an ninh Nội địa Trường Sa cùng cảnh sát địa phương đã bắt giữ bà, lấy đi máy tính và máy in.

Trong hai giờ bị giam giữ, bà Triệu bắt đầu có những triệu chứng xấu về sức khỏe. Có một cục u phát triển phía sau đầu, mưng mủ và chảy máu. Tuy vậy, hiện bà vẫn đang bị giam giữ tại trại tạm giam số 1 thành phố Trường Sa.

Chủ doanh nghiệp Lý Huyền Cương một lần nữa bị bắt giữ

Ông Lý Huyền Cương, 48 tuổi, là một học viên ở Trường Sa. Ông kinh doanh phụ tùng xe ôtô từ những năm 1980. Ông từng ủng hộ tiền để làm một con đường cho thị trấn nơi ông ở.

Mặc dù giàu có và thành đạt, nhưng đến khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, ông mới thực sự tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Ba năm sau đó, khi ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp, ông bị giam giữ bốn năm và một năm phải làm việc trong trại lao động cưỡng bức.

Vào năm 2005, ông Lý đầu tư vào các dự án giao thông và điện năng ở thành phố Xích Bích, tỉnh Hồ Bắc.  Tháng 04 năm 2012, khi Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đến thăm Xích Bích, Phòng 610 ở thành phố Xích Bích và Trường Sa đã câu kết với nhau để đưa ông Lý tới một trại tạm giam, sau đó ông tiếp tục bị đưa tới một trung tâm tẩy não và một trại lao động cưỡng bức.

Ông Lý chỉ được thả sau khi cảnh sát vơ vét của ông số tiền 450.000 nhân dân tệ. Một cảnh sát họ Diêu còn không biết xấu hổ mà nói rằng: “So với những phụ nữ cao tuổi kia (cũng là học viên Pháp Luân Công), chúng tôi thích bắt những người như ông hơn, vừa trẻ vừa giàu có. Nhờ thế, chúng tôi có thể thu được nhiều tiền hơn.”

Sau khi ông Lý được thả về, cảnh sát vẫn tiếp tục giám sát ông. Vào ngày 29 tháng 03 gần đây, ông bị bắt giữ lần nữa và chiếc ôtô BMW cũng bị lấy đi. Ông Lý hiện đang bị giam giữ ở trại tạm giam Trường Sa số 1.

Hơn 10 cảnh sát bắt giữ một phụ nữ lớn tuổi

Bà Chu Đức Nguyên, 61 tuổi, sống ở thành phố Trường Sa. Vào lúc 2 giờ chiều ngày 29 tháng 03 năm 2014, hơn 10 cảnh sát thuộc Phòng An ninh Nội địa Trường Sa cùng cảnh sát địa phương đã tới nhà bà. Sau khi lục soát và tịch thu tài sản cá nhân của bà, họ bắt giữ bà khi bà vừa về đến nhà lúc 5 giờ chiều.

Gia đình bà và hàng xóm không hiểu được vì lý do gì mà hơn 10 cảnh sát được đưa tới để bắt giữ một người phụ nữ lương thiện, người rất được lòng người dân trong khu phố. Đầu tiên, cảnh sát đã đưa bà Chu tới trại giam Lưu Dương, sau đó họ chuyển bà tới trại tạm giam Trường Sa số 4.

Ba học viên bị bắt giữ bởi cảnh sát huyện Ninh Hương

Vào ngày 29 tháng 03 năm 2014, cảnh sát huyện Ninh Hương, thành phố Trường Sa đã bắt giam bà Trương Tân Kỳ, ông Diêu Đại Hoa, và một học viên họ Lưu. Bà Trương và ông Diêu hiện vẫn bị giữ lại, còn học viên họ Lưu đã được thả.

Ba học viên này đang cùng làm kinh doanh phụ tùng ôtô. Sau khi họ bị bắt, cảnh sát đã lục soát nơi làm việc của họ và tịch thu máy tính, máy in và các tài sản cá nhân khác bao gồm các tài liệu về Pháp Luân Công.

Người thân của bà Trương (51 tuổi) và ông Diêu (61 tuổi, kỹ sư máy tính), chưa thể tìm ra nơi họ đang bị giam giữ.

Sau tám năm bị giam giữ, bà Chương lại bị bắt giam một lần nữa

Bà Chương Phù Dung, 55 tuổi, từng là công nhân tại Công ty Thiết bị Điện Trường Sa. Trước đây, bà bị ung thư tử cung và việc chữa trị không mang lại hiệu quả. Kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997, căn bệnh ung thư mà bà mắc phải đã biến mất.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu năm 1999, bà Chương đã bị sa thải vì không chấp nhận từ bỏ Pháp Luân Công. Năm 2000, bà bị đưa tới một trại lao động trong thời gian 18 tháng. Từ năm 2002, bà tiếp tục bị giam giữ thêm bảy năm nữa.

Buổi tối ngày 29 tháng 03 năm 2014, cảnh sát lại bắt giam bà lần nữa. Họ lục soát nhà bà và tịch thu tài sản cá nhân. Ngày 28 tháng 04, bà đã được bảo lãnh tại ngoại, thế nhưng cảnh sát địa phương vẫn tiếp tục quấy nhiễu và đe dọa tống giam bà.

Thêm ba học viên bị bắt vào những ngày khác

Cùng với các học viên bị bắt vào ngày 29 tháng 03, từ cuối tháng 03 đến tháng 04, có thêm ba học viên nữa bị bắt giữ.

Ngày 25 tháng 03 năm 2014, cảnh sát huyện Trường Sa đã bắt giữ bà Liễu Xuân Hà và bà Trương Linh Cách tại căn hộ mà hai bà đang thuê. Cảnh sát cũng lục soát nơi ở của họ.

Ngày 17 tháng 04, cảnh sát quận Lưu Dương cũng bắt giữ bà La Đan. Cảnh sát lục soát nhà bà và tịch thu các vật dụng cá nhân. Họ cũng lấy đi 30.000 nhân dân tệ từ cha của bà và bỏ mặc ông không còn gì để trang trải cuộc sống.

Bà Trương, 46 tuổi, bị giam giữ từ năm 2002 trong thời hạn sáu năm. Bà bị bắt lại vào năm 2009 và bị đưa tới một trại lao động trong 18 tháng. Bà cũng từng bị nhốt trong một trung tâm tẩy não. Trong mười lăm năm qua, bà Trương hoặc là ở trong tù, hoặc là sống lang thang không gần gia đình để tránh bị bắt giữ.

Bà Liễu Xuân Hà đã từng bị đưa tới trại lao động vào năm 2007 với thời hạn 18 tháng. Bà và gia đình liên tục bị cảnh sát quấy nhiễu trong những năm qua.

Những người liên quan chính:

Chung Cương (钟钢), Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp chế thành phố Trường Sa: +86-731-88667377 (điện thoại), +86-731-88667373 (fax)

Hồ Á Quân (胡亚军), trưởng Phòng 610 thành phố Trường Sa: +86-731-88667548 (cơ quan), +86-13787151617 (di động)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/4/长沙十名法轮功学员被劫持构陷-293006.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/8/1561.html

Đăng ngày 29-10-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share