Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Italia

[MINH HUỆ 17-07-2014]

Ngày 11 tháng 07 năm 2014, Nghị viện Italia lần đầu tiên tổ chức hội thảo chuyên đề về đạo đức trong cấy ghép . Các bác sỹ, luật sư và các chính trị gia đã lên án tội ác thu hoạch tạng của chế độ Trung Quốc, và lên ý tưởng về các hành động pháp lý nhằm chấm dứt tội ác phản nhân loại này. Kênh tin tức Rai, kênh truyền hình chính ở Italia và Đài phát thanh truyền hình quốc gia do Bộ Kinh tế tài chính quản lý, đã phát sóng một bản tin liên quan vào ngày kế tiếp.

Bản tin dẫn lời Thượng nghị sỹ Romani, rằng một đạo luật chống thu hoạch nội tạng đang trong quá trình soạn thảo, và ông tin rằng cách tốt nhất để chấm dứt nó là chặn đứng và áp dụng các án phạt nặng

Dưới đây là bản dịch tiếng Anh của bài báo “Chống buôn lậu nội tạng quốc tế: Quyền được cứu mà không phải mất phí.”

“Tôi sẽ kê một chế độ điều dưỡng có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi và không bao giờ làm hại bất kỳ ai,” trích từ lời thề Hippocrat. Hội thảo chuyên đề cấp quốc gia về đạo đức ghép tạng lần đầu tiên được tổ chức ở Rome, Italia.

Bài viết của Carla Toffoletti, ngày 12 tháng 07 năm 2014.

“Có bao giờ quý vị đặt ra câu hỏi những tạng này đến từ đâu không?”

“Điều duy nhất tôi biết là giờ đây tôi có thể chăm sóc bọn trẻ của mình!” Một bệnh nhân vừa tới Trung Quốc ghép tạng nói với Tiến sỹ Jacob Lavee, một bác sỹ người Israel đến từ bệnh viện lớn nhất ở Trung Đông, trung tâm Y tế Sheba ở Tel Madical Hashomer.

Hội thảo chuyên đề cấp quốc gia đầu tiên về đạo đức ghép tạng được khai mạc ở Rome. Tại văn phòng quốc hội (của lưỡng viện), giới y khoa đã tham gia cùng với giới chính trị để tìm ra câu trả lời cụ thể nhằm chấm dứt nạn buôn lậu tạng quốc tế. Họ cũng bàn luận vấn đề trọng tâm là đạo đức trong xã hội… quyền được sống và quyền về toàn vẹn thân thể của con người đang bị đe dọa bởi những thông lệ phi đạo đức và hình thức “ăn thịt người” mới.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một phần năm trong số 70.000 ca ghép tạng trên thế giới được thực hiện qua việc mua bán tạng. WHO thúc giục các nước có biện pháp bảo vệ những nhóm người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, và nhấn mạnh quan ngại của họ về vấn đề buôn lậu mô và tạng người quốc tế đang gia tăng.

Về vấn đề này, bốn tháng trước Thượng nghị viện đã thông qua một nghị quyết yêu cầu chính phủ có hành động chống nạn cưỡng bức ghép tạng ở Trung Quốc, vốn bị lên án bởi luật sư David Matas, người được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2010, vì những điều tra của ông về thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Sở dĩ các bệnh nhân ở Châu Âu cũng như các nước khác du lịch tới Trung Quốc để ghép tạng là vì thời gian chờ đợi là từ 1-2 tuần, trong khi ở Châu Âu thời gian chờ đợi của một ca ghép tạng thường phải mất vài năm.

Hàng chục nghìn tạng không có nguồn gốc hợp pháp, theo như các nhân chứng và các bằng chứng đã được xác nhận, là từ các tù nhân lương tâm mà không cần sự đồng ý của họ. Tháng 07 năm 2006, Matas và David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada về khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã công bố một báo cáo điều tra dài 140 trang đưa ra “kết luận đáng tiếc là các cáo buộc là đúng.”

Trung Quốc đã giới thiệu với vũ đài thế giới một thứ man rợ dị thường là “du lịch ghép tạng,” và chúng ta phải làm điều gì đó với nó. Du lịch chữa bệnh ra đời ở các nước văn minh, các nước phương Tây chúng ta, những người bắt đầu mua các bộ phận tạng có thể tiếp cận được cho những người có khả năng mua nó.

Đó là các cơ cấu tổ chức tốt, so với những tổ chức buôn bán trẻ em hay nô lệ, nó gồm nhiều cá nhân can dự, từ các nhà môi giới (trung gian), các bác sỹ những người thực hiện việc ghép tạng, và nhiều người khác.

“Chúng ta phải yêu cầu thế giới có hành động đối với vấn đề này,” thượng nghị sỹ Ivana Simeoni, thành viên của Ủy ban Chăm sóc Y tế nói, “Chúng ta đã có thể thông qua một nghị quyết, kêu gọi các nhà ngoại giao của tất cả các tổ chức thuộc liên minh Châu Âu can thiệp vào Trung Quốc, nơi mà có nhiều người bị giết để lấy nội tạng.”

Một đạo luật do Thượng nghị sỹ Maurizio Romani, phó chủ tịch Ủy ban Chăm sóc Y tế ký, đã có những bước tiến xa hơn trong việc không để cho nạn buôn lậu nội tạng trở nên phức tạp hơn.

“Luật này xác định tội buôn lậu tạng người để cấy ghép cũng tương đương với tội buôn lậu người,” ông Romani nói, “Điều này khiến tất cả những người tham gia đều có tội, người hiến, người tổ chức, bác sỹ phẫu thuật thực hiện cấy ghép, và thậm chí cả người mua tạng.”

Thượng nghị sỹ Romani, từng là một bác sỹ y khoa trước khi trở thành một chính trị gia, nói rằng ông muốn chấm dứt nạn buôn lậu tạng bằng cách chặn đứng nó. Và mất 6 năm để ngăn chặn nạn buôn lậu tạng, trong điều luật này ông yêu cầu nâng mức phạt từ 8 lên 22 năm để chống lại âm mưu thực hiện buôn lậu nội tạng.

“Ủy ban Chăm sóc Y tế đã nhất trí thông qua đạo luật này. Ủy ban tư pháp đang hoãn việc thông qua bởi vì họ muốn nghe ý kiến của tôi. Sẽ có vài thay đổi nhưng nó sẽ được thông qua vào ngày 24 tháng 07,” ông Romani khẳng định.

Để ngăn chặn buôn lậu tạng người thì chỉ có luật pháp là không đủ. Nếu vẫn có cung và cầu, thì sẽ chẳng có gì thay đổi. Chúng ta cần một cuộc cách mạng văn hóa để xóa bỏ cầu thông qua hệ thống hiến tạng. Ông Alessandro Anselmo, tham dự hội nghị các nhà vật lý của tổ chức phẫu thuật cấy ghép UOC tại Đại học Poloclinio Tor Vergata ở Rome, giải thích, “Ở Italia, đảm bảo là có một hệ thống (hiến tạng) hoạt động theo những quy định cụ thể và nó hoạt động rất hoàn hảo.”

Mọi thứ đều xoay quanh người hiến, sẽ không có cấy ghép nếu không có người hiến. Nhưng ai là những người hiến tiềm năng? Những người bị chẩn đoán bị chết não từ các chấn thương vùng đầu, xuất huyết não, và thiếu máu cục bộ. “Việc chẩn đoán chết não phải chắc chắn,” Tiến sỹ Alessandro khẳng định.

Việc đồng ý hiến tạng có thể bị hủy, và các thành viên gia đình được yêu cầu tham gia vào việc ra quyết định. Chúng tôi không công nhận sự đồng ý bằng cách im lặng.

Hệ thống của chúng tôi không có sự thiên vị và không có trao đổi tiền bạc. Tuy nhiên ở Italia, trong ba người có nhu cầu thì chỉ một người được đáp ứng. Danh sách chờ cho một ca ghép là 9.000 người. Tỷ lệ hiến ở Italia vào khoảng 22%, cao hơn mức trung bình là 16,9% ở Châu Âu một chút. Nhưng phần lớn chúng tôi cấy ghép từ những người chết. Hiếm khi ca ghép được thực hiện từ người hiến đang còn sống như hệ thống hiến tạng đang hoạt động ở Mỹ. Thậm chí ở Châu Âu tỷ lệ là rất thấp.

Những gì trong các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng có thể đã xảy ra với chúng tôi. Có khả năng trong tương lai sẽ có nhiều người hơn cần tạng, và có thể sẽ khơi mào cho những tội ác khác. Ở Châu Âu và Mỹ có những luật lệ nghiêm khắc, nhưng con người có thiên hướng vi phạm quy định. Vì lý do này, xóa bỏ buôn lậu tạng người và giữ gìn y đức là tối quan trọng.

Tuyên bố Istanbul được áp dụng vào năm 2008, nhưng những quy định này không được tất cả các nước công nhận. Với toàn cầu hóa, mọi thứ đã thay đổi, và có vài cách để có được nội tạng. Chúng tôi biết rằng đằng sau việc ghép tạng có một luồng tiền lớn được trao đổi. Vào năm 2005, Trung Quốc thừa nhận việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân bị tử hình. Trung Quốc không tôn trọng người hiến bởi vì nó giết họ. Vào năm 2007 Trung Quốc đã có luật điều tiết cấy ghép, nhưng luật này không được thi hành.

Tháng 11 năm ngoái, hiệp hội cấy ghép quốc tế đã gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc cưỡng bức cắt bỏ nội tạng, nhưng kết quả là vào tháng 03 năm 2014, Trung Quốc đã bổ sung nguồn hiến tự nguyện vào nguồn hiến bị cưỡng bức. Chúng ta phải chấm dứt tội ác này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/17/意最大媒体-移植医学伦理研讨会谴责中共活摘-294802.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/23/2191.html

Đăng ngày 11-08-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share