Bài viết của Mục Văn Thanh và Hoa Thanh, phóng viên báo Minh Huệ tại Canberra, Úc

[MINH HUỆ 18-07-2014] Ngày 16 tháng 07 năm 2014, các học viên Pháp Luân Công trên toàn nước Úc đã tập trung trước Tòa nhà Quốc hội ở Canberra để tổ chức mít tinh lên án tội ác mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Thượng nghị sỹ John Madidan, thành viên Quốc hội Craig Kelly và giáo sư Maria Fiatarone Singh của Đại học Sydney đã có bài phát biểu tại buổi mít tinh. Dân biểu Andrew Wilkie cũng gửi một lá thư đến Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Úc để lên tiếng ủng hộ buổi mít tinh này.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên khắp nước Úc tổ chức mít tinh trước Tòa nhà Quốc hội ở Canberra.

Đại diện cho các học viên Pháp Luân Công, ông John Deller phát biểu tại buổi mít tinh.

Ủng hộ việc chấm dứt ngay lập tức hành động mổ cướp tạng sống ở Trung Quốc

Thượng nghị sĩ John Madigan và dân biểu Craig Kelly là sáng lập viên của Hiệp hội Nghị sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng (PAFOH). Họ đã đến buổi mít tinh từ giữa trưa và lên tiếng ủng hộ nỗ lực của các học viên trong việc kêu gọi chấm dứt ngay lập tức nạn mổ cướp tạng do nhà nước Trung Quốc bảo hộ.

Nghị sĩ Quốc hội Madigan phát biểu tại buổi mít tinh để biểu đạt sự ủng hộ của mình.

Thượng nhị sĩ Madigan bày tỏ rằng hi vọng chính phủ Úc sẽ lên tiếng và giúp đỡ ngăn chặn tội ác mổ cướp tạng sống: “Tôi hi vọng rằng trong tương lai không xa, Úc sẽ lên án việc mổ cướp tạng phi pháp này, bất kể là chúng diễn ra ở đâu. Nhưng những bằng chứng mà chúng tôi biết đã cho thấy Trung Quốc giữ vai trò lớn trong ngành công nghiệp phi đạo đức này. Điều chúng ta đang nói đến không phải là hàng hóa, mà là con người.”

Dân biểu Craig Kelly phát biểu tại buổi mít tinh của Pháp Luân Đại Pháp để thể hiện sự ủng hộ của mình.

Dân biểu Craig Kelly đã nói với các phóng viên tại buổi mít tinh rằng từ năm 2001 đến năm 2008, có khoảng 65.000 học viên Pháp Luân Công đã bị lấy đi nội tạng ngoài ý muốn.

Ông nói: “Những con số này quá khủng khiếp đến nỗi không thể tưởng tượng được. Bất hạnh thay, chúng ta không thể thay đổi điều đó, nhưng chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ nó… và [đảm bảo rằng nó] không tiếp diễn.”

Ông Kelly tuyên bố rằng ông sẽ tiếp tục đưa vấn đề này ra trước Quốc hội và ông cũng mong muốn các kênh truyền thông chú ý đến nó. Ông khẳng định rằng du lịch cấy ghép tạng phải được chấm dứt. Ông Kelly kêu gọi Úc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đã có hành động mang tính pháp lý để ngăn chặn du lịch cấy ghép tạng.

Trong lá thư gửi đến buổi mít tinh, dân biểu Andrew Wilkie đã bày tỏ sự đánh giá cao của ông trước những nỗ lực kiên trì của các học viên Pháp Luân Công trong hơn 15 năm qua nhằm chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc. Ông Wilkie viết: “Cuộc mít tinh ngày hôm nay kỷ niệm 15 năm ngày ĐCSTQ bắt đầu phát động chiến dịch khủng bố chống lại các học viên Pháp Luân Công. Hơn 15 năm qua, rất nhiều người đã bị giết hại và tra tấn, vô số người bị giam giữ trong những nơi gọi là trại ‘giáo dục cải tạo thông qua lao động’.”

“Nhân quyền là điều cốt yếu trong bất kỳ một xã hội nào. Quyền tự do tín ngưỡng và không bị đàn áp là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhân quyền. Trong 15 năm qua, các báo cáo đưa ra từ Trung Quốc thực sự rất sốc. Đó là những vi phạm khủng khiếp mà người Úc không thể làm ngơ.”

Dân biểu Wilkie đã kết thúc lá thư của mình với một lời ghi chú khích lệ: “Tôi ủng hộ Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp tiếp tục vận động và hỗ trợ cho những người đang chịu khổ sở ở Trung Quốc. Tôi ủng hộ các bạn tiếp tục nâng cao nhận thức cho dân chúng Úc và các dân biểu. Và tôi cũng khích lệ họ cố gắng hết sức mình để làm cho thế giới này trở thành một nơi có nhiều tình thương hơn.”

Phát biểu trên góc độ y đức và trách nhiệm xã hội, giáo sư Maria Fiatarone Singh của Đại học Sydney đã trình bày một phân tích xuyên suốt toàn bộ vấn đề mổ cướp tạng trong phiên điều trần diễn ra cùng ngày. Tại buổi mít tinh, bà đã hứa rằng sẽ tiếp tục vận động trong ngành y tế nhằm chấm dứt việc mổ cướp tạng sống và sử dụng các tạng thu được bằng con đường phi pháp.

Giáo sư Fiatarone Singh cũng khích lệ các học viên Pháp Luân Công tiếp tục kêu gọi các đại biểu ở địa phương họ ban hành điều luật để bảo vệ nhân quyền và ngăn chặn người dân Úc vô tình trở thành đồng phạm của dịch vụ buôn bán tạng phi pháp này.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công và nạn mổ cướp tạng đang diễn ra ở Trung Quốc

Học viên Pháp Luân Công bà Trương Phượng Anh vừa từ Bắc Kinh đến Úc vào tháng 02. Bà đã bị tra tấn tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Thiên Đường Hà ở Bắc Kinh từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2013. Trong thời gian đó, các nhân viên của chính quyền đã lấy máu bà ba lần để làm các xét nghiệm khác nhau nhưng họ không bao giờ thông báo cho bà về kết quả của các xét nhiệm.

Học viên Pháp Luân Công ông Vu Mạn Hoa và bà Trương Vịnh đã rời tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc và đến Canberra vào tháng 06 năm 2014. Năm 2002, họ bị bắt giữ và bị đưa đến Trại Lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở Liêu Ninh, nơi họ bị tra tấn và tiêm thuốc phá hủy thần kinh cũng như bị ép lao động nặng nhọc. Ông Vu và bà Trương cũng đã tố cáo các nhân viên ở Mã Tam Gia thực hiện lấy máu của các học viên Pháp Luân Công.

Học viên Pháp Luân Công bà Triệu Kinh Mẫn từ Bắc Kinh đến Canberra vào ngày 10 tháng 05 năm 2014. Bà đã chịu nhiều loại tra tấn khác nhau khi còn ở trong trại giam tại Trung Quốc. “Trước khi tôi đến đây, tình hình ở Trung Quốc vẫn chưa được cải thiện. Các nhà chức trách Trung Quốc vẫn bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Tôi hi vọng rằng cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc, bao gồm cả việc lấy tạng của các học viên còn sống,” bà Triệu nói.

Kháng nghị ôn hòa của Pháp Luân Đại Pháp được ghi nhận

Buổi kháng nghị ôn hòa ngày hôm đó đã gây ấn tượng cho các nhân viên an ninh quốc hội được giao giám sát trật tự cuộc biểu tình. Sỹ quan chỉ huy nói với các học viên: “Các bạn là nhóm người tuyệt vời nhất từ trước đến nay.”

Nghị sĩ Madigan cũng công nhận rằng buổi mít tinh của các học viên đã diễn ra một cách ôn hòa và trật tự. Ông nói: “Tôi phải khen ngợi những người theo Pháp Luân Công vì các bạn đã tự hành động một cách rất ôn hòa, có trật tự. Trong cuộc mít tinh chống lại những bất công đang diễn ra với những người cùng tu luyện Pháp Luân Công của các bạn, các bạn chưa bao giờ gây ra tình trạng hỗn loạn hoặc bạo lực, và đó là điều đáng được khen ngợi.”

Giáo sư Fiatarone Singh cho biết bà đã tiếp xúc với nhiều học viên, những người từng bị tra tấn ở Trung Quốc. Bà nói rằng việc gặp họ thật sự là một trải nghiệm đáng kinh ngạc, Không chỉ bởi những đợt tra tấn khủng khiếp mà họ phải chịu đựng, mà còn bởi họ không hề có chút dấu hiệu nào của sự thù hận hay muốn trả thù. Bà nói rằng phẩm cách của các học viên đã khiến bà rất cảm kích.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/18/澳洲国会山集会-谴责中共活摘器官-294839.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/20/2119.html

Đăng ngày 02-08-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share