Bài viết của một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-06-2014] Tôi đã có nhiều suy nghĩ và cảm xúc sau khi đọc kinh văn “Giảng Pháp tại Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới [2014]”. Gần đây, tôi đã lơ là trong tu luyện. Mặc dù biết đó không phải là trạng thái đúng nhưng tôi vẫn rất lo lắng bởi tôi không thể tìm thấy quyết tâm để thay đổi. Tôi trở nên thờ ơ về trạng thái tu luyện của mình và không nhận ra lý do tại sao tôi lại ở trong trạng thái đó cho đến khi Sư phụ điểm hóa cho tôi qua bài giảng mới nhất.
Trong kinh văn mới nhất, một lần nữa Sư phụ lại giảng rõ ràng về vấn đề sao nhãng trong quá trình tu luyện. Tôi nhận ra rằng “thời gian” chính là một khảo nghiệm và trở ngại cho chúng ta. Có thể kiên trì vượt qua thời gian kéo dài đằng đẵng để làm tốt như thưở đầu hay không chính là một khảo nghiệm cho ý chí của người tu luyện. Mặc dù, thời gian của chúng ta có vẻ không ngừng trôi qua và không có rắc rối nào, tuy nhiên, nó cũng là khảo nghiệm khó khăn nhất để thực sự tôi luyện ý chí của một người. Chỉ những người có thể vượt qua nó mới có thể thành Thần!
Khi nghĩ về sự tu luyện của mình, tôi nhận ra rằng nó giống hệt với điều mà Sư phụ đã chỉ ra: Như thể là tôi đã trở nên quá quen thuộc và đánh mất sự nhiệt tình ban đầu của mình. Dù là làm ba việc hay tu luyện cá nhân, khi thời gian trôi qua và mọi thứ trở nên ít khó khăn hơn, cuộc sống hàng ngày của tôi bắt đầu lặp đi lặp lại. Tôi không hề nhận ra điều đó và trở nên buông lỏng, thờ ơ hơn mà không còn cảm giác cấp bách. Khi nhìn lại bản thân, tôi nhận ra rằng mình vẫn chưa hoàn toàn trân quý tu luyện và cứ như thế, trong mê mờ của cuộc sống hàng ngày và vòng xoáy của thời gian, tôi đã sao nhãng mà không tự nhận ra.
Bất cứ khi nào tôi làm một việc gì đó hoặc tham gia vào một hoạt động, ban đầu tôi luôn tràn đầy nhiệt huyết và tôi có thể duy trì điều ấy trong một thời gian vì tôi được thúc đẩy bởi niềm đam mê và trạng thái mới lạ. Nhưng sau một thời gian, khi cảm nhận mới mẻ qua đi, tôi dần dần trì trệ. Trong quá khứ, tôi không hiểu tại sao trạng thái tu luyện của mình cứ cải thiện được trong một thời gian thì sau đó lại giảm sút.
Bây giờ tôi đã hiểu: Theo thời gian, ý chí tu luyện của tôi đã bị bào mòn và tôi không có sự tinh tấn, bền bỉ trong tu luyện.
Nó cũng phản ánh một vấn đề mà tôi gặp phải: Tôi đã quá vội vàng và cẩu thả trong tu luyện của mình, cũng như thiếu sự kiên định và tận tâm. Khi tôi tham gia vào một hoạt động nào đó và bắt đầu chán, tôi có thể sẽ không nghĩ rằng cần phải kiên trì mà bắt đầu nghĩ đến việc làm những thứ khác.
Và khi tôi tìm kiếm các hoạt động khác để làm, tôi lại tìm kiếm cảm giác mới lạ và niềm đam mê. Khi tôi cảm thấy mới lạ và đam mê, tôi có thể kiên trì làm trong một thời gian, nhưng tôi sẽ lại trở nên thờ ơ và thụ động ngay khi cảm giác mới lạ đó biến mất.
Trong quá khứ, tôi không bao giờ hiểu các học viên khác khi họ nói rằng họ “cảm thấy cô đơn”. Tôi bận rộn với công việc cả ngày và hoàn toàn không cảm thấy cô đơn! Nhưng sau khi đọc bài giảng của Sư phụ, bây giờ tôi hiểu rằng việc làm điều gì đó thường xuyên trong vòng xoáy của thời gian là một loại đau khổ và cô đơn. Khi người ta có thể kiên định và tận tâm kiên trì thực hiện những gì nên làm, đó mới là điều thực sự đáng nể!
Tôi nhớ lại Pháp của Sư phụ:
“Càng trong vô vọng, có lẽ hy vọng ngay ở trước mắt. Càng trong cảm giác buồn chán, có lẽ chính là đang kiến lập uy đức của chư vị.” (Đệ tử Đại Pháp là gì?)
Khi hiểu được điểm này, tôi cảm thấy thực sự biết ơn sự cứu độ từ bi của Sư phụ, Ngài đã gỡ bỏ giúp tôi vấn đề rắc rối mà tôi gặp phải trong một thời gian dài.
Gần đây, một việc xảy ra gần nhà tôi đã gây chấn động sâu sắc trong tôi. Có một học viên lớn tuổi trong khu vực của chúng tôi phải trải qua nghiệp bệnh nặng trong một thời gian dài (bà có một vết thương hở trên ngực bị mưng mủ).
Nhưng dù đau đớn như thế nào, bà vẫn tiếp tục kiên trì làm những việc mà một đệ tử Đại Pháp nên làm và cố gắng hết sức có thể. Vào dịp Tết Nguyên Đán năm ngoái, điểm sản xuất tài liệu của chúng tôi hết vật liệu để in lịch và các học viên đang vận hành điểm sản xuất đã quá bận rộn để đi kiếm thêm vật liệu.
Khi học viên lớn tuổi này nghe nói về điều đó, bà đã cất công đi xa để mua vật liệu. Mùa đông năm ngoái, mặc dù tuyết rơi dày đến nỗi không thể đi bộ được, bà vẫn kiên trì đi ra ngoài và làm các việc Đại Pháp. Bà đã phải chịu đựng và phó xuất rất nhiều bởi nghiệp bệnh của mình. Nhưng bất chấp khó khăn, bà vẫn âm thầm kiên trì, và niềm tin của bà vào Sư phụ và Pháp không bao giờ lay động.
Một ngày, bà phát hiện ra rằng mái tóc của mình đã chuyển sang màu đen và răng của bà đã mọc trở lại. Bây giờ, mặc dù nghiệp bệnh của học viên này vẫn chưa hoàn toàn biến mất, tất cả các học viên nhìn thấy bà đều nói rằng trông bà khỏe hơn nhiều. Đây là sự khích lệ rất lớn với bà và các học viên xung quanh.
Một vài ngày trước, tôi đã nói chuyện với các bạn học viên về những gì là quan trọng nhất trong tu luyện, và chúng tôi kết luận rằng đó chính là có đức tin hoàn toàn vào Sư phụ! Thông qua học viên lớn tuổi này, tôi đã chứng kiến ý nghĩa của việc có niềm tin kiên định vào Sư phụ và Pháp và đó là bản chất của tu luyện.
Trước đây, bất cứ khi nào gặp khó khăn, tôi thường có những suy nghĩ tiêu cực như: “Tôi sẽ làm gì? Điều này thật khó khăn.” Tôi sẽ cảm thấy không có hy vọng và tuyệt vọng. Tôi cảm thấy mình không còn kiên trì.
Nhưng kinh nghiệm của học viên này khiến tôi bắt đầu suy nghĩ. Tôi không chỉ thiếu đức tin tuyệt đối vào Sư phụ mà khi lâm vào khó khăn, tôi còn luôn lo lắng về tương lai của mình. Tôi tin rằng chỉ bằng niềm tin tuyệt đối vào Sư phụ, chúng ta mới có thể vượt lên trên khảo nghiệm khó khăn với chính niệm, đức tin và sự kiên trì, và chỉ sau đó chúng ta mới có thể nhìn thấy hy vọng.
Như thế mới đúng là một học viên, người khi đối mặt với đau đớn to lớn nhưng vẫn duy trì sự kiên định và vững chắc trong tu luyện. Đó mới là đức tin chân chính và chính niệm. Đó là thái độ kiên định trong tu luyện và là điều cơ bản nhất mà một người tu luyện cần phải có.
Tôi tin rằng, có thể khi chúng ta chưa hiểu rõ các nguyên lý của Pháp ngay lập tức, khi chúng ta đang ở trong một khảo nghiệm khó khăn, nếu chúng ta duy trì một đức tin chân chính và vững chắc trong tu luyện của mình, chúng ta sẽ có thể vượt qua nó!
Sư phụ đã giảng:
“Nhưng có một điểm là, dù sao đi nữa, chư vị cứ chính niệm chính hành, chư vị sẽ không có ‘quan’ nào là không qua nổi. Ngay cả khi thật sự rất nguy hiểm nhưng lại không biết vấn đề xuất hiện ở đâu thì cũng không được không có chính niệm; bất kể là ở tình huống nào thì chư vị cũng không được dao động tín niệm căn bản đối với Đại Pháp, vì bấy giờ chư vị thậm chí chưa có suy nghĩ thông suốt hoặc là việc đó chưa làm được tốt, chưa vượt được quan ải lớn, thậm chí là mất đi thân thể mà rời bỏ thế gian, thì cũng sẽ viên mãn như thế, (vỗ tay) vì Sư phụ không thừa nhận cuộc bức hại này, mà [chỉ] là cuộc bức hại này tạo thành cho chư vị [khó nạn ấy]; vậy nên nhất định phải chú ý.” (Giảng Pháp tại San Francisco, 2005)
Tôi thực sự biết ơn sự nhắc nhở và điểm hóa từ bi của Sư phụ khi tôi buông lơi trong tu luyện. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để báo đáp ơn cứu độ của Sư phụ!
Xin từ bi chỉ ra bất kỳ điểm nào không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/5/信师信法-保持恒久的精進修炼之心-293058.html
Bán tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/11/1600.html
Đăng ngày 01-07-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.