Bài viết của một học viên ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 07-04-2014] Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã 15 năm, tuy vậy tôi không nhận ra được rằng có một chấp trước vẫn tồn tại sâu trong tâm tôi. Cha của một học viên đã qua đời vào tháng 08 năm 2012. Cô ấy phàn nàn về sự ích kỷ của chị gái mình. Trên đường về nhà, tôi xem xét lại những gì cô ấy nói và đánh giá bốn chị em. Qua đó tôi bất ngờ phát hiện ra chấp trước của mình – đó là tâm mong muốn được báo đáp và đối xử tử tế.
Sư phụ giảng trong bài thơ Đạo Trung–Hồng Ngâm:
“Tố nhi bất cầu
Thường cư đạo trung.”
Sau khi về đến nhà, tôi hướng nội để tìm ra bất cứ truy cầu nào mà mình vẫn còn – truy cầu danh, lợi, mong được đền đáp và đối xử tử tế. Tôi nhận ra rằng những chấp trước này xuất phát từ tình. Chúng tồn tại trong tôi từ rất lâu rồi, nhưng tôi không nhận ra chúng hoặc không tu bỏ chúng đi. Bất cứ khi nào tôi thất bại trong một khảo nghiệm tâm tính, tôi lại quy nó là do chấp trước vào tình. Các học viên cũng nói rằng tôi có chấp trước đó. Tôi đã không nghĩ về nó đủ sâu.
Tôi nghĩ mình đã tu bỏ các chấp trước vào danh và lợi. Tôi không còn chấp vào việc mình sẽ nhận được bao nhiêu tiền thưởng, mình có được tăng lương, hay nhận được nhiều phiếu bầu cho giải “nhân viên xuất sắc nhất” hay không. Tôi đã để cho mọi thứ thuận theo tự nhiên. Sau khi nghỉ hưu, tôi thậm chí rất ít chấp trước vào những thứ này, nhưng tôi vẫn gặp khó khăn trong việc loại bỏ tình. Sau lần suy ngẫm gần đây, tôi nhận ra rằng chấp trước mong được đền đáp và được đối xử tử tế của mình vẫn còn ẩn giấu rất sâu.
Khi ai đó không đối xử tử tế với tôi hoặc tôi không được đền đáp cho sự hy sinh của mình, tôi đã phản ứng giận dữ. Tôi có xung đột tâm tính với cháu trai của mình vào năm 2011. Bề ngoài tôi có biểu hiện chấp trước vào tình, đặc biệt là với em gái tôi, nhưng thực tế nó là tâm truy cầu danh và lợi. Khi vật chất xấu trong các trường không gian khác gia cố thêm chấp trước vào tình của tôi, nó khiến cho tôi không thể xử lý các vấn đề một cách hợp lý hoặc từ quan điểm của Pháp. Tôi đã hành động giống như một người thường.
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 04 năm 1998 và em gái tôi cùng con trai của cô ấy cũng bắt đầu tu luyện kể từ đó. Chúng tôi đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 12 năm 2000. Tôi và em gái bị bắt giữ bất hợp pháp và bị đưa về đồn cảnh sát địa phương. Họ từ chối nhận tôi vì tôi bị bệnh tim và chấn thương ở bàn chân, nhưng họ lại yêu cầu gia đình tôi nộp phạt 2.000 nhân dân tệ.
Em gái của tôi bị kết án ba năm lao động cưỡng bức. Trại lao động cưỡng bức từ chối nhận cô ấy vì sức khoẻ của cô không được tốt. Cô ấy bị kết án vào trại lao động cưỡng bức 05 lần và bị giam giữ 04 lần trong một trại lao động cưỡng bức với tổng số ngày lên đến 2008 ngày. Cháu trai của tôi bị giữ trong một trại lao động cưỡng bức khoảng một năm và bị tù 04 năm. Cậu ấy đã trải qua 1.825 ngày ở đó. Họ đã thả cậu ấy ra vào năm 2011.
Do không hiểu rõ Pháp, cháu trai của tôi muốn theo một học viên có thiên mục khai mở đi các nơi. Các học viên đã chia sẻ với cậu ấy và chỉ ra rằng hành vi của cậu ấy là không dựa trên Pháp, vì cậu ấy không có khả năng chi trả cho những chi phí của mình nếu cậu ấy thực hiện chuyến đi, và rằng cậu ấy có thể chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh tại địa phương, tất cả đều như nhau. Nhưng cậu ấy đã không lắng nghe.
Cái ngày trước khi cậu ấy đi, tôi đã đến gặp và can ngăn cậu ấy, nhưng tôi đã nói chuyện với cậu ấy bằng tâm người thường. Tôi nói: “Con đã ở tù bốn năm. Bác đã phải đánh taxi đến thăm con rất nhiều lần. Bác đã cho con tiền và thức ăn. Vào ngày con được thả ra, bác đã phải thuê hai chiếc taxi và tiêu mất 900 nhân dân tệ để ngăn chặn các nhân viên Phòng 610 mang con đi. Tổng cộng bác đã phải tiêu ít nhất 3.000 nhân dân tệ. Con không thể đi trước khi con trả lại toàn bộ số tiền đó cho bác.” Cậu ấy nói: “Con không hề yêu cầu bác phải đến thăm con.” Cậu ấy cũng nói: “Đây không phải là nhà của bác. Bác tự lo chuyện của bác đi.” Cậu ấy thực sự đã tát vào mặt tôi. Tôi không còn chịu đựng được nữa và quên mất rằng mình là một học viên. Tôi đã tức giận và cảm thấy bị tổn thương.
Tôi cảm thấy vô cùng tiếc nuối và buồn sau khi về đến nhà. Tôi không còn muốn làm bất cứ việc gì nữa và tắt luôn điện thoại di động của mình. Tôi không trả lời cửa khi có người gõ cửa, và tôi không làm bất cứ tài liệu giảng chân tướng nào trong suốt ba ngày liền.
Bị tát như thế không phải là một vấn đề nhỏ đối với tôi. Phải có gì đó không đúng ở tôi. Liệu tôi đã tu luyện bản thân mình chưa? Để giải cứu cho em gái và cháu trai, tôi đã phải đi đến đồn cảnh sát, sở cảnh sát, trại giam, viện kiểm sát, và toà án để đòi thả người. Tôi đến thăm họ trong trại lao động cưỡng bức và nhà tù. Tôi bất chấp rủi ro để mang đến cho họ các bài giảng mới của Sư phụ và nhờ sự bảo hộ của Sư phụ mà tôi mới được an toàn.
Các chấp trước lộ ra sau khi hướng nội
Tôi đã phát hiện ra tâm truy cầu danh, lợi và mong được đền đáp của mình. Tôi mong đợi mọi người đối xử tử tế với tôi. Thứ hai, tôi đã phàn nàn về cậu ấy quá nhiều và coi thường cậu ấy. Thứ ba, tôi không xem cậu ấy là đồng tu, mà là cháu trai của tôi. Tôi xem mình là bề trên. Thứ tư, khi tôi nói chuyện với cậu ấy, tôi đã khiển trách cậu ấy nhiều lần và cậu ấy không thể chấp nhận được điều đó. Nó có thể là một món nợ mà tôi đã nợ cậu ấy trong tiền kiếp và đó là lý do tại sao cậu ấy không trân trọng điều tôi đã làm cho cậu ấy?
Tôi tự hỏi: “Chẳng phải đó là một quá trình tu luyện cho mình khi mình cố gắng giải cứu họ sao? Liệu mình có phàn nàn khi mình gặp những đồng tu khác trong trại lao động cưỡng bức hay nhà tù không? Mình đã nhân cơ hội đó để chứng thực Pháp và giảng chân tướng cứu độ chúng sinh, tu bỏ đi nhiều nỗi sợ hãi của mình và chấp trước vào việc tìm kiếm sự thoải mái.”
Trong quá trình đó, tôi đã tu xuất tâm từ bi và tăng cường chính niệm của mình và tin vào Pháp và Sư phụ, điều đó đã cho phép tôi đề cao rất nhiều. Tôi đã đạt được những điều vô giá mà mắt thường không thể nhìn thấy được và nó hơn hẳn mọi lời cảm ơn hoặc bất cứ vật chất nào. Vậy tại sao tôi lại cảm thấy tổn thương? Đó không phải là một chấp trước của người thường khi mong được đối xử tử tế hay sao?
Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:
“Chẳng phải chư vị nên cảm tạ người ta? Trong tâm chư vị phải hết mực cảm ơn người ta, thật sự là như vậy. “Cần làm cho chư vị vứt bỏ những tâm nào mà chưa vứt bỏ được ở nơi người thường. Tất cả các tâm chấp trước, miễn là chư vị có, thì cần phải vứt bỏ tại các chủng hoàn cảnh [khác nhau]. [Sẽ] làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; tu luyện là như thế.”
Cảm tạ Sư phụ! Tôi đã tỉnh dậy từ vấp ngã này. Tôi đã nhận ra tại sao tâm tính của mình không cải thiện rõ rệt trong những năm qua. Đó là sự ích kỷ ẩn giấu sâu thẳm trong tâm tôi. Sự ích kỷ cũng được tạo ra và củng cố cho những chấp trước khác, như tâm hiển thị, tranh đấu, tự mãn, tật đố. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm ngay khi tôi ngộ ra các nguyên lý của Pháp. Tôi phát chính niệm để giải thể tất cả những chấp trước này và cầu xin sự giúp đỡ của Sư phụ.
Các đồng tu đã đến gặp tôi và động viên tôi học Pháp cùng họ. Họ bảo tôi rằng họ đang học thuộc lòng các bài thơ trong Hồng Ngâm III. Đêm đó tôi đốt nhang trước ảnh của Sư phụ và quỳ xuống, học thuộc lòng các bài thơ trong Hồng Ngâm III. Khi tôi học đến bài thơ thứ năm, tôi cảm thấy mình vô cùng biết ơn Sư phụ, tôi đã khóc và những dòng nước mắt của tôi đã rửa sạch mối hận trong tâm tôi.
Sư phụ giảng trong bài thơ Si – Hồng Ngâm III:
“Nhân sinh đoản
Lai trụ điếm
Biệt vong lai thời phát đích nguyện
Trì trù lộ thượng danh lợi tình thù
Hà thời tỉnh ngộ phản gia viện.”
Đến giờ phát chính niệm lúc nửa đêm, tôi đã có thể ghi nhớ được 27 bài thơ. Ngày tiếp theo, tôi ra ngoài và phát hiện ra vạn vật đang được tắm mình trong ánh nắng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/7/去掉根本执着-做师尊的真修弟子-284013.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/28/1395.html
Đăng ngày: 24-06-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.