Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Ireland
[MINH HUỆ 20-06-2014] Lưu Vân Sơn, thành viên của Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đến thăm Ireland từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 06 năm 2014. Đây là chặng dừng chân thứ ba trong chuyến viếng thăm bốn quốc gia châu Âu của ông này. Là cựu giám đốc Phòng 610 và cựu giám đốc của Ban tuyên truyền, Lưu là một trong những thủ phạm chính chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tại mỗi điểm dừng ở Ireland, Lưu đều gặp phải sự phản đối và yêu cầu đòi đưa ông ta ra công lý.
Với tư cách là giám đốc Phòng 610, Lưu Vân Sơn tích cực thực hiện chính sách đàn áp của cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và gây nên cái chết của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công vô tội. Tổ chức Điều tra Khủng bố Pháp Luân Công Thế giới (WOIPFG) đã ban hành “Thông báo Điều tra Trách nhiệm của Lưu Vân Sơn trong Cuộc đàn áp Pháp Luân Công” vào ngày 11 tháng 06 năm 2014.
Với tư cách là Giám đốc Ban tuyên truyền từ năm 2002 đến 2012, Lưu tích cực chỉ đạo điều phối các chiến dịch hận thù của ĐCSTQ nhằm biện minh cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ví dụ như, vào tháng 01 năm 2010, ông ta gọi việc tịch thu các tài liệu giảng chân tướng của Pháp Luân Công là “một cuộc tấn công mạnh mẽ vào sự xâm nhập của các lực lượng thù địch”.
Các học viên Pháp Luân Công cầm biểu ngữ đứng dọc đường khi Lưu đến thăm Cơ quan Phát triển Công nghiệp ở Ireland.
Khi Lưu Vân Sơn và đoàn đại biểu của ông ta đến thăm Cơ quan Phát triển Công nghiệp (IDA) vào khoảng 11 giờ sáng ngày 16 tháng 06, các học viên Pháp Luân Công đã đứng chờ ở cửa trước với các tấm biểu ngữ lớn có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Mang Lưu Vân Sơn ra công lý”.
Ông Eamonn Fingleton, một nhà báo Ireland và là tác giả của tác phẩm Hàm Rồng đã tình cờ đi ngang qua cuộc biểu tình. Ông đã tìm hiểu về cuộc đàn áp từ các học viên Pháp Luân Công và bày tỏ lo ngại, liệu ĐCSTQ có trả đũa những người biểu tình này không. Ông đã ở lại cho đến khi kết thúc và bị ấn tượng bởi sự ôn hoà của cuộc biểu tình. Ông Fingleton là cựu biên tập viên của tạp chí Financial Times và Forbes và tác giả của tác phẩm Hàm Rồng.
Vào thời điểm khởi hành, đoàn xe hộ tống của Lưu Vân Sơn đã rời khỏi bằng cửa trước, nhưng bản thân Lưu lại ra về qua lối sau của toà nhà.
Biểu ngữ “Mang Lưu Vân Sơn ra công lý” của các học viên tại lối vào Nhà vườn Powerscourt.
Lưu đã tới thăm Nhà vườn Powerscourt, một địa điểm du lịch nổi tiếng, vào chiều ngày 16 tháng 06. Các học viên đã đến từ sớm và trưng bày các biểu ngữ có dòng chữ “Mang Lưu Vân Sơn ra công lý” ngay tại lối vào.
Các học viên đã hỏi một sỹ quan cảnh sát liệu anh ấy có thể chuyển lá thư của họ đến cho Lưu được không. Người sỹ quan này nói rằng anh ấy có thể đưa nó cho trợ lý của Lưu. Họ đã đưa cho anh ấy thông báo điều tra của WOIPFG và một lá thư ngỏ từ Tổ chức Luật Nhân quyền.
Bất cứ khi nào nhìn thấy một khuôn mặt người Trung Quốc, các thành viên trong đoàn đại biểu của Lưu lại nhìn vị sỹ quan này đầy vẻ lo lắng. Khi Lưu bước vào khu vườn, hai học viên đã xuất hiện trước mặt ông ta và kêu lên: “Mang Lưu Vân Sơn ra công lý! Pháp Luân Đại Pháp hảo!” “Ngừng đàn áp Pháp Luân Công!” Lưu và phái đoàn của ông ta hiển nhiên đã bị chấn động.
Các học viên cầm biểu ngữ đứng trước Bộ Ngoại giao và Thương mại.
Khi Lưu bước vào Bộ Ngoại giao và Thương mại bằng cửa sau, ông ta không hề mong đợi trông thấy các học viên Pháp Luân Công đứng chờ sẵn ông ta ở đó. Ngõ đằng sau rất hẹp nên đoàn xe hộ tống của Lưu đã bị mắc kẹt, và ông ta cùng phái đoàn phải ngồi trong xe khi các học viên nhắc nhở họ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” “Ngừng đàn áp Pháp Luân Công!” “Mang Lưu Vân Sơn ra công lý!”
Các thành viên trong đoàn của Lưu quan sát cuộc biểu tình của các học viên Pháp Luân Công từ tầng hai của Bộ Ngoại giao và Thương mại.
Các học viên đã dựng một dãy biểu ngữ dài và trưng bày các tấm bảng chi tiết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công dọc con đường từ Bộ Ngoại giao và Thương mại. Đó là vào giờ cao điểm, và nhiều người qua đường đã hỏi xin bản sao thông báo điều tra của WOIPFG. Một học viên đã dùng loa để đọc lớn bản thông báo. Một số thành viên trong đoàn của Lưu đang quan sát từ một cửa sổ của tầng hai, một số khác nhìn từ cửa trước.
Đoàn đại biểu của Lưu sợ phải chạm chán với các học viên Pháp Luân Công nên đã yêu cầu cảnh sát dẹp đường cho họ. Cảnh sát công bằng nhưng cũng đã làm hết sức mình cho những người biểu tình. Một cảnh sát đã hỏi các học viên rất nhiều câu hỏi, ví như liệu Lưu có thực sự là cựu giám đốc của Ban tuyên truyền hay không. Khi anh ấy phát hiện rằng điều đó là thật, anh nhận xét rằng vị trí này làm anh nhớ đến Hitler ở thời Đức Quốc xã.
Vào cuối ngày, khi đoàn xe của Lưu tiến về khách sạn Ballsbridge, các học viên và biểu ngữ của họ đã đứng chờ ông ta dọc con đường. Cuộc biểu tình diễn ra suốt đêm. Nhiều khách qua đường đã xúc động bởi quyết tâm của họ và chào họ. Một số người đã chụp hình và giúp truyền rộng thông tin này trên mạng.
Các học viên biểu tình phản đối Lưu Vân Sơn tại phủ thủ tướng
Lưu đã được chào đón với lời nhắc nhở tương tự khi ông ta bước vào phủ thủ tướng khoảng trưa ngày 17 tháng 06. Các học viên đã ngồi bên ngoài để biểu tình bất chấp thời tiết oi bức. Sự kiên cường của họ đã thu hút chú ý của giới truyền thông và nhiều người qua lại.
Các nhiếp ảnh gia từ các công ty truyền thông chụp ảnh các học viên Pháp Luân Công.
Brian Lawless, một phóng viên của Hiệp hội Báo chí, đã chụp ảnh các học viên và hỏi xin một bản sao của bản thông báo.
Theo “Thông báo Điều tra Trách nhiệm của Lưu Vân Sơn, cựu giám đốc Ban Tuyên truyền ĐCSTQ, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công” được phát hành vào ngày 11 tháng 06 của WOIPFG: “Lưu là Vụ phó của Ban tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ từ năm 1993 đến năm 2002. Bắt đầu từ năm 1997, Lưu giữ chức vụ Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 11 năm 2012, Lưu là Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền… Lưu kiểm soát bộ máy tuyên truyền toàn quốc để vu khống Pháp Luân Công bằng những lời dối trá, khuấy động hận thù chống lại Pháp Luân Công tại Trung Quốc cũng như trong cộng đồng quốc tế, mở đường cho Giang Trạch Dân tăng cường chính sách khủng bố… Vô số các học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ bất hợp pháp, bị cầm tù, tra tấn và kết án, bị thương nặng, khuyết tật và tử vong; Vô số học viên đã qua đời vì bị lấy đi nội tạng trong khi họ vẫn còn sống.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/20/刘云山访爱尔兰-法办呼声全程相伴-293733.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/22/1751.html
Đăng ngày 27-06-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.