[MINH HUỆ 28-04-2014] Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc mít-tinh vào ngày 26 tháng 04 ở khu phố Tàu Flushing, quận Queens, New York, để kỷ niệm 15 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/04 và kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp ở Trung Quốc.
Cuộc mít-tinh ngày 26 tháng 4 tại Đại lộ Kissena ở Flushing, quận Queens
Tại cuộc mít-tinh, những nhân chứng của cuộc thỉnh nguyện ôn hoà 15 năm trước đã chia sẻ trải nghiệm của họ. Một vài học viên Pháp Luân Công đã kể lại sự tàn ác của cuộc đàn áp, và những người ủng hộ đã lên tiếng chỉ trích vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc.
Ông Thạch Thái Đông, một học viên Pháp Luân Công đã tham dự cuộc thỉnh nguyện 15 năm trước, phát biểu tại mít-tinh rằng cuộc thỉnh nguyện là lý trí và ôn hòa, thủ tướng Trung Quốc khi đó – ông Chu Dung Cơ đã đồng ý thả các học viên bị giam giữ tại Thiên Tân. Tuy nhiên 3 tháng sau, Giang Trạch Dân, người đứng đầu ĐCSTQ khi đó, đã phát động cuộc đàn áp
Một học viên kêu gọi thả tự do cho mẹ của cô
Cô Vương San San kể về câu chuyện bị bức hại của mẹ cô
Cô Vương San San, một học viên đã rời khỏi Trung Quốc, kể câu chuyện về mẹ của cô, bà Lưu Ái Hoa. Bà đã bị bắt 7 lần, và bị kết án đưa đến trại lao động một lần. Vào ngày 10 tháng 11, 2012, bà Lưu lại bị bắt một lần nữa và bị đưa đến trại tạm giam số 1 ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.
Trong 17 tháng qua, bà Lưu đã bị ép lao động nặng nhọc, và sống trong phòng giam tối và ẩm thấp. Gia đình không được phép thăm bà. Trong trại tạm giam, bà bị ép xem và đọc các tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công.
Gần đây bà Lưu bị kết án 4 năm tù. Tiền lương hưu của bà, tổng cộng gần 24.000 đôla Mỹ, đã bị lấy đi.
Ông Lưu Kỳ Thuận, một học viên và là một bác sĩ ở Quảng Châu, mới thoát khỏi Trung Quốc cách đây không lâu. Ông kể lại việc mình tới Bắc Kinh thỉnh nguyện và bị đưa về Quảng Châu, đã trải qua nhiều lần bị đưa vào trại lao động. Sau khi được thả, ông vẫn bị người theo dõi giám sát như hình với bóng.
“ĐCSTQ hành xử như tội phạm có tổ chức”
Ông Uông Chí Viễn, phát ngôn viên của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) nói về bản chất của ĐCSTQ
Ông Uông Chí Viễn, phát ngôn viên của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã lên án ĐCSTQ.
Điều tra của WOIPFG cho thấy rằng ĐCSTQ đã đóng cửa hệ thống trại lao động vào năm 2013, nhưng lại lập ra nhiều trung tâm tẩy não khắp cả nước để tiếp tục bức hại học viên Pháp Luân Công.
Năm 2013, một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt (4.942) giam giữ trong trung tâm tẩy não (737), bị kết án phi pháp (796) và qua đời do bị bức hại (108).
Ông Uông nói rằng cảnh sát bắt giữ các học viên và tống tiền gia đình họ. Vào ngày 16/2/2014, cảnh sát Mễ Quang Lượng ở đồn cảnh sát Trọng Cung, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông đã bắt giữ học viên Sài Địch Vân, và đòi 5 triệu nhân dân tệ làm điều kiện thả người. ĐCSTQ cũng trả thù các luật sư nhân quyền đứng ra bảo vệ học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 21/03/2014, bốn luật sư Đường Cát Điền, Giang Thiên Dũng, Vương Thành, và Trương Tuấn Kiệt đã bị bắt và đánh đập tại một trại tạm giam ở Kiến Tam Giang, Hắc Long Giang, một ngày sau khi họ đến thăm các thân chủ là học viên Pháp Luân Công tại trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn.
Các luật sư đã bị đánh đập không thương tiếc tại trung tâm tẩy não, và bị gãy xương sườn.
“Chúng tôi sẽ không chấp nhận bạo lực”
Bà Martha Flores-Vazques, người đứng đầu quận Queens và là giám đốc điều hành của Tổ chức Cộng đồng Giải pháp Ngăn ngừa Khủng hoảng Gia đình, đã biểu lộ sự lo lắng về cuộc bức hại Pháp Luân Công đã diễn ra trong nhiều năm.
Cuộc tấn công bạo lực lên các học viên Pháp Luân Công ở Flushing, New York vào tháng 5/2008 vẫn còn rất mới trong tâm trí bà. Bà nói: “Sự thật là trong cộng đồng này, ở trung tâm Flushing, nơi tôi được bầu để đại diện cho người dân, chúng tôi sẽ không chấp nhận bạo lực.”
“Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sớm giải thể”
Bà Dịch Dung, phát ngôn viên của Trung tâm dịch vụ thoái Đảng toàn cầu, phát biểu tại cuộc mít-tinh.
Trong bài diễn văn, bà Di Dung, phát ngôn viên của Trung tâm Dịch vụ thoái Đảng Toàn cầu, thông báo rằng 163 triệu người Trung Quốc đã thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới.
“Gần đây, khoảng 100.000 người Trung Quốc tuyên bố thoái đảng mỗi ngày trên trang web Đại Kỷ Nguyên. ĐCSTQ sẽ sớm giải thể,” bà Dịch Dung nói.
Bà Dịch Dung biểu dương sự dũng cảm và lựa chọn khôn ngoan của họ. Bà kêu gọi thêm nhiều người Trung Quốc nữa hãy nhận ra bản chất tà ác của ĐCSTQ và từ bỏ nó.
Ông Trương Nhi Bình, phát ngôn viên của Pháp Luân Công
Ông Trương Nhi Bình, một phát ngôn viên của Pháp Luân Công, đã kể lại ngắn gọn các thông tin của cuộc bức hại và lịch sử của ĐCSTQ. Ông chỉ ra rằng ĐCSTQ muốn hủy hoại các giá trị truyền thống và tín ngưỡng tâm linh. Ông cũng kêu gọi người dân Trung Quốc hãy bước ra bảo vệ nền văn hóa và người dân của mình.
“Tôi hi vọng rằng mọi người sẽ có quyết định đúng đắn cho tương lai chính mình. Hãy đứng về phía công lý.” Ông Trương nói.
Người Trung Quốc: Một cuộc mít-tinh như vậy thật hiếm thấy
Nhiều người đã theo dõi cuộc mít-tinh và quay phim hay chụp hình.
Ông Trịnh, từ Trung Quốc đến New York một tháng trước, rất kinh ngạc trước cuộc mít-tinh. Ông đã theo dõi toàn bộ sự kiện và chụp nhiều ảnh.
“Tôi chưa thấy cuộc mít-tinh nào như thế này trong 50 năm qua,” ông Trịnh nói.
“Có 4 điều làm tôi kinh ngạc: Người Trung Quốc tổ chức mít-tinh ở đất Mỹ; cuộc mít-tinh được tổ chức rất bài bản; Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc, được tự do ở đây; và nhiều người phương Tây cũng luyện tập nó,” ông nói một cách hứng khởi: “Tôi sẽ cho gia đình và bạn bè ở Trung Quốc xem những tấm ảnh này.”
Ông Trịnh ca ngợi sự phản kháng ôn hòa của các học viên. “Mọi người cần có tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng. Đàn áp là sai lầm,” ông nói, “Thật tuyệt khi có tự do và dân chủ ở Mỹ. Cái gọi là tự do ở Trung Quốc chỉ là giả dối.”
Kết thúc buổi mít-tinh, 16 người đã tuyên bố thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/28/纪念四–8226-二五-纽约集会吁结束迫害-290669.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/29/384.html
Đăng ngày 23-05-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.