[Minh Huệ] Các điểm tư liệu và điểm vào Internet tại Trung Quốc đã hình thành, trong bối cảnh đặc biệt khi Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp bị đàn áp, là dựa trên nền tảng nhận thức về Chính Pháp và được thiết lập cũng như duy trì một cách tự nguyện tự phát bởi các đệ tử Đại Pháp ở các nơi khác nhau tại Trung Quốc. Mục đích là để cải thiện hoàn cảnh tu luyện vốn đang bị phá hoại rất nghiêm trọng, và là để chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Để duy trì sự vận hành ổn định, các nhân viên công tác tình nguyện tại điểm tư liệu và điểm vào Internet trước hết cần là các đệ tử Đại Pháp có thể tu luyện tự giác tại bất kể hoàn cảnh nào, ngoài ra, khả năng có thể bảo trì trường kỳ trạng thái của các đệ tử Đại Pháp cũng vô cùng trọng yếu.

1. Yêu cầu về tố chất đối với các nhân viên tại điểm tư liệu và điểm vào Internet

Bốn năm qua, các điểm tư liệu và điểm vào Internet tại Trung Quốc đều phát huy tác dụng tích cực rất tốt đẹp, đột phá vòng vây thông tin rất gắt gao của tà ác đối với Pháp Luân Công, thanh trừ những tin tức vu khống của bộ máy tuyên truyền quốc gia do tên đầu sỏ tà ác thao túng. Nhưng đồng thời, chính vì điều đó, mà các điểm tư liệu và điểm vào Internet đã bị tà ác coi là mục tiêu trọng yếu; và các nhân viên ở điểm tư liệu cũng bị cựu thế lực coi là đối tượng để tiến hành can nhiễu và “khảo nghiệm”.

Mỗi công tác tại điểm tư liệu đều có quan hệ đến tương lai của nhiều đệ tử Đại Pháp và dân chúng vùng sở tại. Trong hoàn cảnh hà khắc này, do sự phong toả tương đối về hoàn cảnh công tác, nên mỗi vấn đề nảy sinh trong tu luyện của một cá nhân, thường sẽ ảnh hưởng đến an toàn của các học viên khác trong điểm tư liệu, thậm chí cả đến vấn đề rằng điểm tư liệu đó có thể tiếp tục tồn tại không, tiếp tục có tác dụng tích cực trong tu luyện Chính Pháp nữa không. (Yêu cầu nêu trên là cho các nhân viên nói chung, nhưng không tính đến điểm tư liệu chỉ do một người làm, vì trường hợp đó hành vi cá nhân không ảnh hưởng đến các đệ tử Đại Pháp khác; tuy nhiên yêu cầu đó cũng cần được nghiêm túc nhìn nhận). Do vậy, công việc tự nguyện phục vụ này cũng có yêu cầu tiêu chuẩn, tự phát cũng không đồng nghĩa là không có phối hợp. Quản lý tự ý vô nguyên tắc cũng là không có trách nhiệm với bản thân và với xã hội.

Do vậy, trong việc quản lý nhân viên tại tất cả điểm tư liệu và điểm vào Internet tại Trung Quốc, cần phải có tiêu chuẩn cơ bản về trạng thái tu luyện và cảnh giới tâm tính cho các nhân viên công tác. Các đệ tử Đại Pháp tự nguyện tham gia vào các điểm tư liệu và điểm vào Internet, cần phải chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính của người tu luyện mà nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, chính niệm chính hành. Chỉ khi các học viên trong và ngoài điểm tư liệu nghiêm khắc làm như thế, thì điểm tư liệu mới có thể thực hiện được hết thảy những gì mà đệ tử Đại Pháp cần phải làm dẫu phải ở hoàn cảnh đang chịu bức hại gắt gao đồng thời làm việc với cường độ cao thời gian lâu trong điều kiện cách ly và biệt lập.

Học viên nào vẫn còn khốn đốn trong tình cảm hoặc vì sợ hãi mà bỏ đi lưu lạc, học viên nào vẫn chưa thấu tỏ về tu luyện trong Chính Pháp, hoặc thậm chí chưa thể dàn xếp thật tốt tự giác học Pháp, phát chính niệm hay coi giảng chân tượng như một thứ trách nhiệm; các học viên như thế đều chưa phù hợp tham gia công tác tại các điểm tư liệu và điểm vào Internet. Ngay cả các học viên đã hiểu rõ về công tác cứu độ chúng sinh đã sẵn sàng hy sinh rất lớn một cách âm thầm vô tư, nhưng vì quá bận rộn công tác trong thời gian lâu mà sao nhãng luyện công học Pháp, thì cũng cần tạm ngừng công tác để học Pháp tu tâm cho thật tốt, khôi phục lại trạng thái của một đệ tử Đại Pháp rồi mới quay lại làm công tác tại các điểm tư liệu, nếu không cả công tác và tu luyện đều chịu tổn thất.

2. Đứng tại quan điểm tu luyện Chính Pháp để duy hộ sự thuần tịnh của các điểm tư liệu

Thời gian gần đây, một bộ phận các điểm tư liệu đã xuất hiện hiện tượng viện đến năng lực làm việc và trình độ kỹ thuật của người thường làm tiêu chuẩn dùng người; như thế trọng trách cứu độ thế nhân đã được dựa hết cả vào tài năng và kỹ xảo của người thường, lệch khỏi yêu cầu tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp; từ đó phát sinh những mâu thuẫn gay gắt trong công tác tư liệu. Tại một số địa khu, trong quá trình công tác tại các điểm tư liệu, đã có một số học viên nảy sinh tâm chấp trước vào hoàn thành công việc, trường kỳ không học Pháp, chứ chưa nói đến tĩnh tâm học Pháp tu tâm cho tốt. Họ coi việc làm tư liệu như một hình thức công tác nơi người thường, còn học Pháp tu tâm, luyện công, phát chính niệm và dùng ngôn ngữ hành vi chứng thực Đại Pháp như một hạn ngạch quota phải làm cho đủ số, kết quả bị tà ác dùi vào khe hở, đến khi bản thân bị bắt rồi khi chịu áp lực đã phản bội bạn đồng tu dẫn đến nhiều người khác bị bắt.

Các điểm tư liệu do đệ tử Đại Pháp làm, đều không phải là nơi để gây dựng danh tiếng hay để hiển thị giữa những người tu luyện. Nhân viên công tác tại điểm tư liệu trước nhất phải là đệ tử tu luyện Đại Pháp có tâm tính cao, nếu không có thể sẽ gây những ảnh hưởng mà ngay cả tà ác muốn nhưng không làm được. Bất kể công tác Đại Pháp nào cũng bao gồm nhân tố tu luyện tâm tính trong đó. Mục đích tham gia vào điểm tư liệu của chúng ta là gì? Chẳng phải là vừa chứng thực Đại Pháp, cứu độ chúng sinh, vừa tịnh hoá bản thể, viên mãn tiến về Thần hay sao?

Có một số nơi xuất hiện vấn đề về quan hệ nam nữ, dẫn đến việc điểm tư liệu bị phá hoại, và các kênh phân phối tài liệu bị tê liệt trên diện rộng, làm phí hỏng kết quả chứng thực Đại Pháp của các đệ tử Đại Pháp. Tà ác thấy mà cười. Đành rằng số người mắc phải vấn đề này rất ít ỏi, nhưng tính phá hoại lại to lớn. Họ không xứng làm đệ tử Đại Pháp tham gia công tác tư liệu. Tuy nhiên có một số địa khu, do học viên khác còn thiếu khả năng kỹ thuật nên đã đành phải thoả hiệp một cách bị động. Làm thế cũng sai. Những ai mà tiêu chuẩn đạo đức của bản thân đã giáng hạ xuống dưới cả mức “con người” trong con mắt chư Thần, càng không thể nói đến tiêu chuẩn người tu luyện như thế, thì lẽ nào có thể giữ trọng trách như những công tác trong điểm tư liệu được? Những người như thế có thể chứng thực Pháp nữa không? Điều mà bản thân họ sẽ phải đối là vấn đề bù đắp cho những vết nhơ mà hành vi của họ gây cho thanh danh Đại Pháp, tội lỗi làm xấu danh Sư phụ, và vấn đề họ phải chịu trách nhiệm trước sinh mệnh của chính bản thân mình như thế nào.

3. Các đệ tử Đại Pháp chung quanh điểm tư liệu cũng cần liên tục đề cao tâm tính, chủ động chia sẻ và phối hợp trong công tác tư liệu

Sư phụ giảng: “Không được chờ đợi, không dựa vào người khác”. Tại khu vực mà điểm tư liệu có nảy sinh vấn đề, thì không chỉ là vấn đề của nhân viên công tác trong điểm tư liệu hoặc điểm vào Internet, mà các đệ tử Đại Pháp chung quanh cũng cần tự xét lại bản thân mình. Chúng ta cứu độ chúng sinh liệu có nên ỷ lại vào những người như thế hay không, liệu có nên để kỹ năng của người thường trở thành hạn chế của chúng ta hay không. Bản thân chính chúng ta có thật sự kiên định tin tưởng vào trí huệ mà Đại Pháp cấp cho mình không, khi gặp mâu thuẫn trước mắt liệu có thể đặt Pháp lên hàng đầu hay không. Khi nhận thức về Pháp lý được tĩnh lặng trong sáng, thì trạng thái của một số người cá biệt sẽ không trở thành chướng ngại ngăn trở cho công tác cứu độ chúng sinh của cả một chỉnh thể được. Các đệ tử Đại Pháp chúng ta ở chung quanh, dẫu có có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, hoặc là có biết về việc đó, cần đề cao tâm tính, chủ động hơn nữa phối hợp với nhau, chia sẻ công tác cho thật tốt hơn.

Trong “Giảng và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York” Sư phụ đã giảng rằng:

“Trên con đường Chính Pháp này, trên con đường tu luyện này, chắc chắn là có ma nạn, chắc chắn sẽ có mâu thuẫn các dạng các loại, chắc chắn là có loại người như một học viên vừa nêu ra [ở trên]. Bởi vì cựu thế lực cho rằng: ‘Trong các đệ tử Đại Pháp của Ngài mà thuần khiết đến thế và không có can nhiễu nào cả, thì họ từ bỏ những tâm chưa từ bỏ được kia thế nào đây? Làm sao có thể chứng thực [rằng] Đại Pháp của Ngài là từ hoàn cảnh phức tạp đến như vậy mà vượt lên, từ đó kiến lập uy đức?’ Do đó chúng muốn làm [thế], [chúng] an bài một số người và [một số] sự việc; đó là những việc cựu thế lực muốn làm. Tôi không thừa nhận toàn bộ những điều ấy.”

Đối với các đệ tử khác liên quan đến công tác tư liệu, khi đối mặt với bất kể can nhiễu hay mâu thuẫn nào, chúng ta cũng cần thanh tỉnh và lý trí, cần đứng vững trên quan điểm nền tảng là “tu luyện Chính Pháp”.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/1/26/65886.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/1/30/44582.html.

Ghi chú của người dịch: điểm tư liệu: nơi các học viên Đại Pháp làm các tư liệu minh tỏ sự thật, như truyền đơn, bích chương, đĩa hình VCD, … điểm vào Internet: trong bài này là nói về các điểm truy cập Internet mà từ đó có thể truy cập đến các website của Đại Pháp, hoặc gửi/nhận thông tin Đại Pháp, tức là lọt qua vòng phong toả thông tin.

Dịch và đăng ngày 8-2-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share