[MINH HUỆ 20-02-2014] Một tù nhân tại đội 7 của nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh bị đau ngực, vì vậy cô đã hỏi các lính canh liệu cô có thể gặp bác sĩ không. Các lính canh đã phớt lờ cô và tình trạng của cô ngày càng tồi tệ. Cô đã qua đời trên đường đến bệnh viện nhà tù.

Một tù nhân tại đội 1 đã không được đưa đến bệnh viện nhà tù cho đến khi cô ốm nặng. Trong khi ngồi ở ghế đợi bác sĩ, cô nói: “Tôi mệt quá”, và với những lời nói cuối đó, cô đã chết một cách thảm thương trên ghế.

Đó chỉ là hai trong số 5.000 tù nhân bị giam giữ tại nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Các học viên Pháp Luân Công chiếm phần lớn dân số nhà tù, và 60% tất cả tù nhân đang bị chịu án hơn mười năm. Trong suốt thời gian lao động cưỡng bức, sự nỗ lực lao động như nô lệ của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp cho phép các viên chức tham nhũng thu lợi nhuận bất hợp pháp từ các tù nhân mà họ phụ trách.

Báo cáo dưới đây giải thích cách bóc lột của nhà tù. Phần đầu tiên mô tả các hoạt động sau khi một người vào đó. Phần thứ hai tập trung vào những người lao động nô dịch.

Bên ngoài của nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Một chiếc xe tải với nguyên liệu thô cho nô lệ lao động sản xuất được đỗ ở lối ra vào. Bức ảnh này được chụp vào tháng 10 năm 2005.

1. Đến nhà tù

Đội kết nạp

Sau khi bị nhận vào, các tù nhân dành tháng đầu tiên của họ ở đội kết nạp. Ở đó, họ làm việc miệt mài suốt tuần để kiếm tiền cho nhà tù, và học thuộc quy tắc của nhà tù vào ngày Chủ nhật. Các học viên cũng bị buộc phải mua các nhu yếu phẩm hàng ngày qua người phụ trách tù nhân, với các mặt hàng như vậy thường có giá 500 nhân dân tệ. Giá cụ thể của mỗi sản phẩm được cố ý để không rõ ràng.

Ngoài một bộ đồng phục tù và một đôi giày, còn lại tất cả những vật phẩm cần thiết chỉ có thể được mua bằng tiền của tù nhân. Tuy nhiên sau khi ra khỏi nhà tù, đồng phục đó phải trả lại để nó có thể được bán lại cho lượt giam giữ tiếp theo.

Đệm và giường ngủ cũng không được cung cấp.

Chia nhóm

Sau một tháng, các tù nhân được chia vào các nhóm. Các lính canh kiểm tra các vật phẩm và vứt bỏ mọi thứ mà họ cho rằng “không thích hợp”. Theo như nguyên tắc của nhà tù, các vật phẩm này nên được trả lại cho gia đình của các tù nhân. Nhưng nếu các lính canh không cảm thấy thích làm như vậy, thay vào đó họ sẽ vứt bỏ các vật phẩm đi.

Chiếc giường gồm một khung gỗ, và mỗi người phải mua một tấm nệm và chăn, với giá khoảng 600-700 nhân dân tệ. Các vật phẩm khác bao gồm bộ đồ ngủ, thông thường có giá 220 nhân dân tệ. (Tại chợ trời, bộ đồ ngủ chất lượng trung bình có giá ít hơn 100 nhân dân tệ.) Theo như nguyên tắc của nhà tù những vật phẩm này nên được các viên chức nhà tù cung cấp miễn phí.

Khi một người được thả, các quan chức nhà tù sẽ lấy lại các vật phẩm để họ có thể bán lại cho các tù nhân mới.

Buộc phải mua các thiết bị và đồ dùng nhà tù

Các quan chức nhà tù không chỉ nhận được lợi nhuận từ các nhà cung cấp hàng hóa chất lượng thấp mà họ bán cho các tù nhân, đồng thời họ còn bán lại với mức giá tăng cao hơn. Việc mua bán bắt buộc được gọi là “đóng góp”. Bất kỳ một tù nhân nào có tiền trong tài khoản sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài mua hàng hóa vì nó được quyết định bởi các quan chức nhà tù. Những hàng hóa như vậy không phải dành cho sử dụng cá nhân, mà dùng cho nhà tù.

Thiết bị và các đồ vật khác nhau từ TV, đến máy giặt, đến mắc treo quần áo, đều được trả bởi các tù nhân. Danh sách này cũng bao gồm nước rửa bát, bột giặt, giẻ lau nhà, giỏ thức ăn và ghế.

2. Sự khắc nghiệt của lao động nô dịch trong nhà tù

Thời gian làm việc dài

Các quy định của nhà tù giới hạn giờ làm việc đối với các tù nhân không quá 8 tiếng mỗi ngày, và làm thêm giờ cần được trả thêm tiền lương. Nhưng các lính canh trong nhà tù không tuân theo các nguyên tắc này.

Nhà tù nữ Liêu Ninh có lịch làm việc của riêng nó từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, sáu ngày một tuần, trừ chủ nhật. Lịch trình đã định này rõ ràng đang vi phạm các nguyên tắc của nhà tù, nhưng thời gian làm việc thực tế thật ra dài hơn ở tất cả các bộ phận nhà tù.

Ví dụ, sau khi Trịnh Xuân Diễm được bổ nhiệm làm giám đốc sản xuất của đội 7, giờ làm việc đã tăng lên, thường từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối. Bà ta cũng thường yêu cầu các tù nhân phải làm việc vào cả ngày Chủ nhật.

Việc bóc lột như vậy không phải là hiếm, và nói chung thì một nửa số ngày Chủ nhật được sắp xếp cho một vài việc khác, không có thời gian nghỉ ngơi. Khi một học viên hỏi viên chức Từ Tiểu Minh về tình trạng làm việc này, Từ không những trốn tránh trách nhiệm, mà còn trả thù bằng việc ngược đãi hơn nữa.

Giờ làm việc được kéo dài đem lại thêm lợi nhuận cho các viên chức nhà tù. Ví dụ, bằng việc rút ngắn thời gian cho bữa ăn và sửa dụng nhà tắm, mỗi tù nhân phải làm trên 12 tiếng mỗi ngày, được cộng gộp rất nhanh. Tính thêm ngày làm việc vào Chủ nhật, cũng như các việc thêm trong phòng giam, thời gian làm việc thực tế trong tuần gần đến 80 giờ.

Có lẽ khó có thể tưởng tượng được hết khối lượng công việc nặng nhọc đó, hơn nữa các tù nhân còn bị ép thực hành và diễn tập các điệu múa và bài hát để cảm ơn các viên chức nhà tù.

Khối lượng công việc nặng nề

Để tối đa năng suất và tăng lợi nhuận, các viên chức đã bố trí các khối lượng công việc hằng ngày dựa trên tù nhân nhanh nhất. Vì vậy, hầu hết mọi người đều không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn, kết quả là nhiều loại hình phạt, bao gồm cắt giảm các bữa ăn, buộc đứng hoặc ngồi xổm trong thời gian dài, hoặc có người còn bị lấy giường đi.

Lợi nhuận dồi dào

Gần 500 tù nhân bị giam giữ ở riêng đội 7, và họ phải sản xuất nhiều loại quần áo thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Lợi nhuận hàng năm là hơn 30 triệu nhân dân tệ, chừng khoảng 60.000 nhân dân tệ trên mỗi tù nhân.

Ngược lại , mỗi tù nhân chỉ được nhận 38 nhân dân tệ mỗi tháng, hay 460 nhân dân tệ mỗi năm, ít hơn 1% lợi nhuận được sinh ra.

Các tù nhân cũng phải trả tiền cho các điều trị y tế của họ, ngay cả khi chấn thương là kết quả của lao động nô dịch. Sau khi Tiểu Yến (bí danh) bị thương ở tay trong khi đang điều khiển một cái máy vào năm 2005, bà đã đi đến bệnh viện và phải nộp cho nhà tù 2.000 nhân dân tệ. Bởi vì tiền lương của bà vào thời điểm đó chỉ có 7,5 nhân dân tệ một tháng, bà đã không có sự lựa chọn nào ngoài làm việc mà không được trả lương sau đó. Thậm chí khi con trai bà gửi cho bà 200 nhân dân tệ tiền riêng của mình, số tiền này đã bị các quan chức nhà tù khấu trừ. Đến tận năm 2012, các khoản nợ vẫn chưa được trả hết.

Điều kiện làm việc độc hại

Môi trường làm việc gia công quần áo đầy bụi. Đôi khi trên mặt của các thợ may và người điều khiển máy móc phủ đầy bụi. Mặc dù có nhiều nguy hiểm về sức khỏe, nhưng các viên chức nhà tù hầu như không cung cấp bất kỳ thiết bị bảo vệ cá nhân nào cả. Hơn nữa, ngay cả khi các tù nhân muốn mua các thiết bị thì nó cũng không có.

Một lần khi chuẩn bị cho một cuộc thanh tra, các lính canh đã đưa cho mỗi người một mặt lạ lọc bụi để bảo vệ phổi. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, các lính canh đã lấy lại các mặt nạ để dùng chúng trong lần kiểm tra tiếp theo.

Bên cạnh bụi bẩn, thì dụng cụ may bằng kéo điện cũng rất nguy hiểm. Với 12 giờ mỗi ngày, bất kỳ sự mất tập trung đều có thể dẫn đến việc bị thương hoặc mất ngón tay. Vì chấn thương như vậy sẽ làm giảm năng suất, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, các viên chức sau đó bắt đầu cung cấp găng tay để bảo vệ ngón tay.

Làm việc đến hơi thở cuối cùng

Có nhiều trường hợp tù nhân khác bị ngược đãi một cách trầm trọng và sức khỏe yếu của họ bị lờ đi.

Học viên Tôn Lệ đã phát triển bệnh tim nghiêm trọng do sự tra tấn, và bà hầu như không thể đi lại được. Lính canh Lưu Hiểu Ngạn đã sắp xếp một vài tù nhân xấu cùng phòng để theo dõi bà. Họ nguyền rủa bà mỗi ngày, và sức khỏe của bà Lý đã trở nên xấu hơn.

Một hôm, các vấn đề về tim của bà tái phát và bà đã được đưa đến bệnh viện. Trên đường về nhà tù, bà quá yếu để có thể bước đi. Khi một tù nhân khác cùng phòng muốn đỡ bà vào chiếc xe lăn, Lưu đã ngăn người tù cùng phòng lại và nói: “Hãy để bà ấy tự đi!”

Bà Tôn từng đến một bệnh viện bên ngoài nhà tù và bác sĩ đã đưa cho bà một dụng cụ giữ nhịp để bà có thể theo dõi nhịp tim của mình ở mọi nơi. Tuy nhiên, mặc dù bệnh tim của bà ở tình trạng rất nghiêm trọng nhưng Lưu đã ra lệnh: “Quay trở lại làm việc.”

Học viên Thạch Uy được chẩn đoán bị thoái hóa cơ thắt lưng, mà trong thực tế là một dạng lồi đĩa đệm thắt lưng. Khi nghe chẩn đoán Lưu ngay lập tức nói với bà Thạch: “Trở lại làm việc.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/2/20/辽宁省女子监狱的奴工血泪-287898.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/27/145625.html

Đăng ngày 13-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share