[MINH HUỆ 28-09-2013] Trại lao động cưỡng bức Đại Liên đã đóng cửa vào ngày 16 tháng 09 và đổi tên là trung tâm cai nghiện ma tuý. Khúc Liên Hỷ, học viên cuối cùng bị giam giữ ở đó đã trở về nhà vào ngày 16 tháng 09.

Ba học viên đã trở về nhà trước đó là: Vu Trường Thuận vào ngày 14 tháng 09, Củng Phát Cửu vào ngày 12 tháng 9, và Lâm Duy Châu vào ngày 19 tháng 09. Do bị tra tấn quá tàn bạo, Vu Trường Thuận đã không thể đi lại được nữa.

Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu từ tháng 07 năm 1999, rất nhiều học viên đã bị tra tấn đến chết bao gồm: Trần Gia Phúc, Lưu Vĩnh Lai, và Vương Thu Hà. Ngoài ra, Lưu Tiểu Cường đã bị suy sụp tinh thần và tay của Khúc Huy bị bức hại đến tàn phế.

Trong suốt khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1999 đến tháng 02 năm 2001, một số lượng lớn học viên đã bị bắt cóc vào Trại lao động cưỡng bức Đại Liên. Một khu giam đặc biệt do đó cũng được thành lập cho các học viên nữ.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc dàn dựng vụ tự thiêu vào tháng 01 năm 2001, cuộc đàn áp đã công khai leo thang đến tận tháng 10 năm đó.

Đại đội 8 đã được thành lập để giam giữ các học viên nam. Đại đội 8 do Kiều Uy, Tiểu Vương Quân và Cảnh Điện Khoa thực thi điều hành. Theo đó, việc tra tấn trong khoảng thời gian từ 19 tháng 03 đến 11 tháng 04 đã khiến một số lượng lớn học viên chết và mất tích.

Sau khi cuộc đàn áp bị phơi bày ra cộng đồng quốc tế, trại lao động này đã tìm cách giấu giếm hoạt động thật sự của nó. Hầu hết các nhân viên ở Đại đội 8 đã mãn nhiệm, và thay thế bằng nhân viên mới bao gồm Lưu Trung Khoa và Tống Hằng Nhạc. Học viên Lý Trung Khoa và Lữ Khai Lợi đã bị giam riêng một mình trong năm 2002 và bị bức thực, tra tấn trong thời gian dài.

Cuộc đàn áp tiếp tục bị che giấu từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 05 năm 2003. Các học viên Hàn Đức Trọng, Cù Phi và Vương Vân Sơn đã bị giam biệt lập. Dựa trên cách thức tra tấn của trại lao động Mã Tam Gia, các quan chức đã lên một kế hoạch tra tấn tàn khốc trong một nỗ lực để chuyển hoá tất cả các học viên Pháp Luân Công. Họ di dời khoảng 8 học viên tới toà nhà mới để cách ly và ngược đãi. Kế hoạch đã bị trì hoãn do sự lan tràn của đại dịch SARS. Tuy nhiên, sau đó nó lại được tiến hành mà không bao giờ dừng lại.

Sau đại dịch SARS, việc tra tấn được tiến hành trên quy mô lớn từ tháng 06 đến tháng 11 năm 2003. Các học viên Tôn Cảnh Hoan, Tôn Quang Hoành, Vu Trường Thuận và Lý Vĩnh Đức được chuyển tới tầng 4 của toà nhà và bị giam cô lập. Đợt tra tấn tàn bạo lần thứ ba xảy ra từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 04 năm 2004. Các học viên bị chuyển đến toà nhà mới và bị tách thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm: Giả Kỳ, Sa Văn Khoa và Vương Thế Minh. Nhóm thứ hai gồm có Thạch Nguyệt Lực, Trần Thắng Hổ, và Vi Đán Hoa. Nhóm thứ ba bao gồm Lương Ba, Lâm Quốc Phu, Lâm Duy Châu và Củng Phát Cửu. Trong số họ, Trần Thắng Hổ, Lâm Duy Châu và Củng Phát Cửu phải chịu đựng tra tấn kinh khủng nhất.

Các quan chức tham gia vào việc ngược đãi học viên bao gồm Diêu Thượng Cương, Thịnh Duệ, La Hiểu Thần, Quách Bằng và Vương Thế Vỹ. Sau khi chân tướng cuộc đàn áp được phơi bày trên mạng và một vài học viên tuyên bố là họ sẽ tu luyện trở lại, đợt tra tấn bất thành lần thứ ba đã chấm dứt.

Sau khi Lưu Trung Khoa và các quan chức khác bị chuyển công tác, Khương Đồng Cửu được đề bạt làm Đại đội trưởng Đại đội 8. Y làm việc với Vương Thế Vỹ và các viên chức khác để gia tăng áp lực của cuộc đàn áp. Trại giam nữ đóng cửa vào tháng 10 năm 2004, và các học viên nữ bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

Sau đó, từ cuối năm 2006 đến năm 2012, Đổng Các Kỳ nhậm chức thay thế cho Khương Đồng Cửu. Y đã chỉ đạo một số nhân viên để tra tấn bí mật các học viên. Các nhân viên đó là Vương Thế Vỹ, Hà Húc Đông và Hàn Vệ. Các nhân viên của trại đã chuyển các học viên Lâm Duy Châu và Củng Phát Cửu tới trại Bản Khê đã tiếp tục tra tấn. Sau khi được đổi mới, trại lao động Đại Liên tạm thời bị di dời đến trung tâm cai nghiện Thái Sơn. Hơn 10 học viên đã tuyệt thực để phản đối. Kết quả là họ bị trừng phạt, học viên Trương Quốc Vũ và Vu Trường Thuận bị chuyển đến trại Bản Khê. Lệ Học Cẩm và một học viên cao tuổi bị chuyển đến trại Mã Tam Gia.

Sau khi sự tra tấn tàn bạo học viên Pháp Luân Công tại trại Đại Liên bị phơi bày, nó sau đó đổi tên là trung tâm cai nghiện Đại Liên. Tuy nhiên, bức hại vẫn tiếp tục. Ví dụ, sau khi nhân viên đồn cảnh sát ở đường Nhật Tân bắt cóc ông Sử Hồng Ba vào ngày 14 tháng 10 năm 2008, họ đã gửi ông tới Trại Lao động cưỡng bức Đại Liên trong thời gian 18 tháng. Lính canh ở Đại đội 2 đã tra tấn ông tàn bạo khiến ông bị truỵ tim và cao huyết áp. Vào ngày 14 tháng 10 năm 2008, Đại đội trưởng Đổng Các Kỳ đã trói ông Sử vào một cái giường, và cảnh sát tà ác Chu Hậu Minh đã sốc điện vào nách ông. Đổng đã lệnh cho Chu lật úp ông xuống giường và còng tay ông vào giường. Chúng chỉ mở còng trong thời gian ăn cơm. Sau đó cảnh sát đã chuyển ông Sử và hai học viên khác tới trại lao động Weiningying thành phố Bản Khê vào ngày 21 tháng 9 năm 2009. Sau khi ông Sử trở nên rất yếu, đe doạ đến mạng sống, các quan chức trại lao động Uy Ninh Doan, thành phố Bản Khê đã gửi ông về nhà vào ngày 01 tháng 04 năm 2010 để trốn trách nhiệm về cái chết của ông. Trung đội trưởng Vương Ái Quốc nói với ông Sử rằng: “Ông không thể chết ở đây.” Ông Sử sau đó đã qua đời vào sáng ngày 28 tháng 02 năm 2011.

Mặc dù trại lao động Đại Liên phải đối mặt với thực trạng đóng cửa trong nhiều năm, nhưng các nhân viên ở đó vẫn tiếp tục ép các học viên làm việc như nô lệ. Họ phải làm các công việc như: làm túi giấy, soạn sách, làm đũa, tăm gia công và may quần áo. Họ phải làm việc từ 06 giờ sáng đến tận 06 giờ 30 tối, có ngày đến tận 07 giờ 30 tối. Ngoài ra họ còn không được cho ăn uống đầy đủ.

Mặc dù trại Đại Liên sau đó bị đóng cửa, tòa nhà nơi thiết lập Đại đội 2 đã được đổi tên vào đầu tháng 08. Nó được gọi thành trung tâm tẩy não, được xây dựng cho Ủy ban các vấn đề về Chính trị và Pháp Luật Đại Liên, nhưng tên gọi chính thức sẽ là “trung tâm giáo dục pháp luật”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/28/迫害法轮功学员的大连劳教院解散-280376.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/12/142669.html

Đăng ngày 27-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share