[MINH HUỆ 09-11-2013] Một lá thư kêu cứu trong một gói hàng đồ trang trí lễ hội Halloween được sản xuất tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở tỉnh đông bắc Trung Quốc một lần nữa được đưa lên trang đầu mục tin tức quốc tế.

Lá thư kêu cứu tìm thấy trong một gói hàng đồ trang trí lễ hội Halloween

CNN làm nổi bật câu chuyện trên trang đầu của tờ báo này vào ngày 06 tháng 11. Lúc này, tác giả của lá thư kêu cứu, ông Trương, một học viên Pháp Luân Công, đã được xác định và phỏng vấn tại Bắc Kinh.

Ban đầu, lá thư được đưa vào phần đề mục chính tin quốc tế vào tháng 12 năm 2012, khi cô Julie Keith ở Oregon đăng lá thư này lên trang Facebook của cô. Từ đó đã xuất hiện bài báo trang đầu trên một tờ báo Oregon địa phương. Cô Keith phát hiện ra lá thư kêu cứu trong một gói hàng đồ trang trí lễ hội Halloween, lá thư tiết lộ gốc gác của các đồ trang trí này và kêu cứu. Nhiều hãng thông tấn lớn gồm có New York Times đã đăng tải lại câu chuyện này.

Sau lá thư kêu cứu, Mã Tam Gia, một trại lao động cưỡng bức khét tiếng tại Trung Quốc, đã được đông đảo người dân nước Mỹ biết đến. Hệ thống trại lao động tàn bạo tại Trung Quốc trở nên sống động thực tế chứ không chỉ là khái niệm xa xôi hay chút thông tin mơ hồ trôi đi khỏi tâm trí mọi người.

Lao động nô lệ tại Mã Tam Gia

Trại lao động Mã Tam Gia chiếm vị trí hàng đầu trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu hơn 14 năm qua.

Cô Vương Xuân Anh, một học viên Pháp Luân Công hiện đang sống tại vùng đô thị Washington DC, đã bị giam giữ tại Trại lao động Mã Tam Gia hai lần, tổng cộng hơn 5 năm.

Cô Vương Xuân Anh mô tả các loại tra tấn mà cô đã phải chịu đựng tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia trong một cuộc diễu hành gần đây ở Long Beach, California.

Ngay khi nghe câu chuyện của ông Trương, tác giả của lá thư kêu cứu, cô Vương nhớ lại sự đau đớn của chính mình tại Mã Tam Gia:

“Khi tôi bị cầm tù tại Mã Tam Gia vào các năm 2002 và 2005, tôi bị giam trong một phòng nhỏ với nhiều người. Căn phòng chật ních vượt quá sức chứa của nó. Khoảng 26 người bị giam giữ trong căn phòng toàn giường tầng, cái này liền sát cái kia. Các lính canh của trại lao động bố trí ba người trên hai giường song song. Một số người phải ngủ ở khoảng trống giữa hai giường này. Tôi là một trong số đó. Tôi hoàn toàn không thể ngủ được.” Cô Vương kể lại.

“Không giống như các tù nhân thông thường, các học viên Pháp Luân Công không có nhà xưởng để đến lao động cưỡng bức. Thay vào đó, căn phòng mà chúng tôi bị giam giữ được sử dụng làm phòng ngủ, nhà xưởng và nhà kho. Chúng tôi bị ép buộc làm các bó hoa nhựa để xuất khẩu. Keo được sử dụng trong quá trình này có độc tố cao. Chúng tôi bị bắt xếp hàng ở hai bên các thùng giấy và liên tục làm việc.”

“Chúng tôi không được phép nói chuyện với nhau. Chúng tôi phải làm việc 11 tiếng mỗi ngày và thường là cả đêm nếu đơn hàng không được hoàn thành đủ tiến độ. Ngoài việc lao động cường độ cao ra, các thông tin phỉ báng Pháp Luân Công còn được phát liên tục từ một phòng tẩy não.”

“Các sản phẩm được cất giữ ở góc phòng. Không khí trong phòng chứa đầy hơi độc của keo. Nhiều người trong chúng tôi bị dị ứng với keo độc hại. Hậu quả là, da của một số học viên xuất hiện các nốt thâm. Tôi bị ho nặng và thậm chí thường xuyên ho ra máu.”

Bạo lực và tra tấn

Lao động cưỡng bức chỉ là một cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện để ép buộc các học viên từ bỏ tín ngưỡng của họ.

Ông Trương, tác giả của lá thư kêu cứu, bị giam giữ hai năm rưỡi trong trại lao động cưỡng bức này. Trong cuộc phỏng vấn với CNN, ông đã mô tả sự lao động nô lệ tại Mã Tam Gia như “một lối thoát khỏi bạo lực kinh hoàng”. Trại lao động Mã Tam Gia đã khét tiếng với các loại tra tấn mà nó sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công.

Cô Vương Xuân Anh từng bị còng tay giữa hai giường tầng trong 16 tiếng đồng hồ. Các lính canh của trại làm tăng sự đau đớn của cô bằng cách giật các giường ra xa nhau và xiết chặt các còng tay, vốn đã cắt vào da của cô.

Minh họa cảnh tra tấn: Kéo căng giữa hai giường tầng

Trong cuộc phỏng vấn trước, cô đã chia sẻ các chi tiết của sự tra tấn: “Vào tháng 12 năm 2007, do tôi từ chối ký vào một biểu mẫu cho các tù nhân, bảy lính canh đã còng tay cô giữa hai cái giường tầng có khung bằng sắt. Tay phải của tôi bị còng lên khung giường trên và tay trái bị còng vào tầng dưới của cái giường kia.”

“Tôi không thể đứng hay ngồi xuống. Các tay tôi bị còng rất chặt. Mặc dù ở thành phố Thẩm Dương trời rất lạnh vào mùa đông, khoảng -17 đến -18oC (khoảng 32 độ F), nhưng tôi đau quá đến mức mồ hôi chảy đầm đìa. Các tay tôi nhanh chóng bị sưng phồng và thâm tím.”

“Họ cố ép buộc tôi ký vào bản cam kết (bất tu luyện Pháp Luân Công) nhưng tôi từ chối, vì vậy tôi tiếp tục bị tra tấn. Họ không cho phép tôi ăn, uống hay sử dụng nhà vệ sinh. Tôi bị kéo căng như vậy trong 16 tiếng đồng hồ. Có các vết cắt ở khoảng vài chục vị trí trên thân thể tôi, gồm cả hai cổ tay, đầy các vết đóng vảy.”

Kiểu tra tấn kéo căng cũng được sử dụng với một giường tầng. Cô Vương cũng phải chịu sự tra tấn tương tự như được minh họa dưới đây.

Sự tra tấn tại Mã Tam Gia: Tra tấn kéo căng bằng một giường tầng

Lạm dụng và tra tấn tình dục

Khi tra trấn kéo căng được kết hợp với lạm dụng tình dục, thì trạng thái bị làm nhục, sự đau đớn và chịu đựng của nạn nhân là quá khủng khiếp.

Ông Ngưu Tiến Bình, một học viên Pháp Luân Công từ Bắc Kinh, đã phơi bày với cộng đồng quốc tế sự bức hại mà vợ ông là bà Trương Liên Anh phải chịu vào ngày 21 tháng 05 năm 2006 khi ông nói chuyện với Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, ông Edward McMillan-Scott. Ông McMillan-Scott đã đến Trung Quốc và điều tra về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Năm 2008, bà Trương Liên Anh bị bắt lại và bị giam giữ tại Trại lao động Mã Tam Gia.

Sau đó bà Trương thuật lại sự tra tấn mà bà phải chịu: “Do sự kiên định trong tín tâm của tôi vào Pháp Luân Công, tôi đã phải chịu tra tấn kéo căng trong hơn 20 lần. Kéo căng và treo lên bằng các còng tay chỉ dừng lại vài ngày sau. Quần áo của tôi ướt đẫm mồ hôi và tóc của tôi bị rụng do sự tra tấn đau đớn lâu dài.”

“Thỉnh thoảng quần áo của tôi bị xé rách một phần và tôi bị treo trong trạng thái bán khỏa thân. Đội trưởng ‘Đội kiểm soát đặc biệt’ kéo núm vú của tôi và cô ta đánh tôi bằng một tấm bảng gỗ cho tới khi tôi bất tỉnh. Lính canh của trại có họ là Phan ghi hình tôi và nói: “Tao đang ghi hình mày khỏa thân. Tao sẽ gửi cảnh quay lên Minh Huệ Net, như vậy ai cũng có thể xem nó.”

Vào tháng 10 năm 2013, Minh Huệ Net xuất bản một báo cáo cá nhân từ cô Doãn Lệ Bình, người đã phải chịu sự ngược đãi giới tính nghiêm trọng tại Mã Tam Gia: “Tôi vẫn run lên mỗi khi nghĩ về nó – Tôi bị khóa treo lên trong phòng giam nam tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia“.

Cô Sái Quốc Tiên từ thành phố Tùng Nguyên tỉnh Cát Lâm bị giam giữ trong Trại lao động nữ Cát Lâm. Cô nhớ lại giám đốc trại đã hét lên với cô như thế nào: “Chúng tao có 108 kiểu tra tấn! Mày nghĩ rằng có thể ra khỏi đây mà còn sống sao?”

Các trại lao động cưỡng bức chỉ là một loại trong số nhiều phương tiện được sử dụng để đàn áp Pháp Luân Công. Ngay cả khi các trại lao động bị đóng cửa ở Trung Quốc, thì cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn. Sự độc ác và ngược đãi đối với các học viên Pháp Luân Công vẫn xảy ra trong các nhà tù, trung tâm tẩy não và bệnh viện tâm thần dưới chính sách đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/9/CNN-来自中共劳教所的万圣节“SOS”真实而恐怖-282463.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/10/143119.html

Đăng ngày 16-11-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share